Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 14

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 14 bao gồm chi tiết các phần Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn và đáp án án chi tiết cho mỗi phần giúp các em học sinh ôn tập, hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học môn Tiếng Việt lớp 5 tuần 14. 

Đề kiểm tra cuối tuần lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 14

A. CHÍNH TẢ

Phân biệt âm đầu tr / ch, vần ao / au

Câu 1. Viết mỗi dòng 3 từ hoặc cụm từ chứa các tiếng đã cho:

a.

tra/cha

kiểm tra,...

cha mẹ, ...

trúc/chúc

 
 

truyền/chuyền

 
 

tri/chi

 
 

b.

đao/đau

 
 

chao/chau

 
 

sao/sau

 
 

rao/rau

 
 

Câu 2.

a. Chọn ch hoặc tr điền vào chỗ trống cho thích hợp:

Cuối buổi (1).......iều Huế thường (2) .......ở về (3) .......ong một vẻ yên tĩnh lạ thường, đến nỗi tôi cảm thấy có một cái gì đang lắng xuống thêm một (4) .......út nữa (5) .......ong thành phố vốn hàng ngày đã rất yên tĩnh này.

Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu (6) .......àng Tiền đen sẫm lại, (7) .......ong khi phía (8) .......ên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của (9) .......ời (10) .......iều.

Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường

b. Chọn vần ao hoặc au điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ (thêm dấu thanh nếu cần):

  • M....... s....... thì nắng, vắng s...... thì mưa.
  • Được mùa lúa, úa mùa c.......
  • Được mùa c......., đ....... mùa lúa.
  • Người sống về g......., cá b....... về nước.
  • Một con ngựa đ....... cả t....... bỏ cỏ.
  • Chẳng có dại n....... giống dại n.......
  • Ăn cây n......., r....... cây đấy.

Câu 3. Ghi mỗi dòng ba từ láy:

a. Láy phụ âm đầu tr: ......................................................................

b. Láy phụ âm đầu ch:: ....................................................................

c. Láy vần ao: ....................................................................

d. Láy vần au: ..............................................................................

B. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

(1): Ôn tập về từ loại

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và chọn ra các từ theo yêu cầu trong bảng:

A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười hỏi:

- Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi ?

- Tính đến nay là năm thứ mười một. - Tôi đáp.

Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói:

- Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thuỷ ạ !

Cuộc tiếp xúc thân mật ấy đã mở đầu cho tình bạn thân thiết giữa tôi và A-lếch- xây.

Theo Hồng Thuỷ

Danh từ chung (5 từ)

Danh từ riêng

Đại từ

...

... ...

Câu 2. Đọc bài ca dao sau và ghi lại:

Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác, mẹ sinh thành ra em.

a. Ba danh từ chung: .................................

b. Các danh từ riêng:..................................

Câu 3. Tìm trong đoạn văn ở bài tập 1 và ghi lại:

a. Một câu kể Ai làm gì? có danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ:

 

................................................................

................................................................

 

b. Một kiểu câu Ai là gì ? có danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ:

 

................................................................

................................................................

Câu 4. Đặt câu có 2 từ sao đồng âm.

a. Câu có từ “sao” là danh từ: ...........................................................................

b. Có từ “sao” là đông từ: ...........................................................................

(2): Ôn tập về từ loại

Câu 1. Ghi lại ít nhất 5 động từ, 5 tính từ, 3 quan hệ từ có trong đoạn văn sau.

Nhật Linh có thân hình tròn trĩnh, bụ bẫm rất dễ thương. Bé hay mặc áo phông. Da bé mịn màng, trắng hồng. Ai cùng muốn ôm bé vào lòng mà hôn lên đôi má căng tròn. Tuy được chiều nhưng bé luôn biết vâng lời, không làm nũng mẹ.

Động từ

Tính từ

Quan hệ từ

...

... ...

Câu 2. Nêu từ loại của từ được gạch dưới trong các câu sau và ghi vào ngoặc đơn:

a. Cô giáo của chúng tôi rất yêu thương học sinh. (Từ của là ....................)

b. Dù có của nhưng hai anh em vẫn rất đau khổ vì không còn bà. (Từ của là ....................)

c. Lan cho Hồng một chiếc bút chì. (Từ cho là ....................)

d. Lan nói cho Hồng biết ngày mai nghỉ học. (Từ cho là ....................)

Câu 3. Viết tiếp vế câu còn thiếu vào chỗ trống để có các câu ghép:

a. Trời nắng nhưng .............................................

b. Nếu trời nắng thì .............................................

c. Tuy trời nắng nhưng ........................................

d. Vì trời nắng nên ..............................................

C. TẬP LÀM VĂN

(1): Làm biên bản cuộc họp

Câu 1. Sắp xếp lại các mục sau theo đúng thứ tự một biên bản cuộc họp:

a. Tên biên bản. 
b. Thời gian, địa điểm. 
c. Quốc hiệu, tiêu ngữ. 
d. Thành phần tham dự.
e. Nội dung bàn trong cuộc họp.
g. Chủ toạ thư kí cuộc họp.
h. Người có trách nhiệm kí.

→ Sắp xếp: ...................................................................

Câu 2. Chi đội hoặc lớp em có thể họp bàn về những nội dung gì? Hãy đặt tên cho 3 biên bản cuộc họp của chi đội hoặc lớp em.

(2): Luyện tập làm biên bản cuộc họp

Đề bài: Trường em nằm cạnh đường lớn, nhiều xe cộ qua lại nguy hiểm. Từ đầu năm học đến nay đã có ba bạn bị xe va quệt. Lớp em có một bạn bị thương. Nguyên nhân là do các bạn chưa thực hiện đúng luật giao thông. Lớp em tổ chức họp bàn về vấn đề thực hiện an toàn giao thông. Em được phân công làm thư kí cuộc họp. Hãy viết vào những chỗ trống để hoàn chỉnh biên bàn cuộc họp đó.

Trường Tiểu học...

Lớp...

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

... ngày ... tháng ... năm ...

BIÊN BẢN HỌP LỚP

(Về việc thực hiện an toàn giao thông)

I-THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

  1. Thời gian: ...... giờ ...... phút ...... ngày...... tháng ...... năm ......
  2. Địa điểm: Phòng học lớp ...... Trường Tiểu học ........................

II-THÀNH PHẦN THAM DỰ

Toàn thể lớp ...... gồm...... học sinh

III-NGƯỜI CHỦ TRÌ CUỘC HỌP

  1. Chủ tọa: ...................................
  2. Thư kí: .....................................

IV-NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. Chủ toạ tuyên bố lí do:

.........................................

2. Ý kiến của các bạn trong lớp

  • Bạn ............................................
  • Bạn ............................................
  • Bạn .............................................
  • Bạn ............................................

V-KẾT LUẬN CỦA CUỘC HỌP

  1. ........................................................................
  2. ........................................................................
  3. ...........................................................................

Cuộc họp kết thúc vào hồi ...... giờ ......phút

Chủ toạ

(kí, ghi rõ họ tên)

 

Thư kí

(kí, ghi rõ họ tên)

Đáp án Đề kiểm tra cuối tuần lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 14

Để xem toàn bộ phần đáp án chi tiết, mời các bạn tải file về máy

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 5 có đáp án - Tuần 14

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 14

Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 5 Tuần 14

Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 Tuần 14

Đề kiểm tra cuối tuần lớp 5 môn Tiếng Việt Tuần 14 Nâng cao

>> HS thử sức với đề nâng cao hơn tại đây Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Nâng cao - Tuần 14

—-------------------------------------------------

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5

Đánh giá bài viết
12 9.440
Sắp xếp theo

Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5

Xem thêm