Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bình luận bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh

Những bài văn mẫu hay lớp 8

Văn mẫu lớp 8: Bình luận bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh gồm các bài văn mẫu hay được VnDoc sưu tầm và tổng hợp giới thiệu tới các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Bình luận bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh

Như ta đã biết, vào những năm đầu thế kỉ XX, cùng hoạt động cứu nước, cùng sáng tác văn chương, bên cạnh cụ Phan Bội Châu có một số chí sĩ yêu nước khác cũng rất đáng kính, trong đó, nổi bật là cụ Phan Châu Trinh. Chặng đường hoạt động của cụ Châu Trinh ngắn hơn cụ Bội Châu. Năm 1908, cụ đã bị giặc bắt, rồi bị đày ra Côn Đảo. Tại đây, Phan Châu Trinh đã sáng tác một số bài thơ nổi tiếng. Trong đó nhiều người biết đến nhất là bài Đập đá ở Côn Lôn. So với bài Vào nhà ngục Quàng Đông cảm tác của Phan Bội Châu, Đập đá ở Côn Lôn ra dời trước sáu năm. Xa cách về thời gian, về không gian, nhưng cảnh ngộ tác giả - người anh hùng chí lớn bị mất tự do - nhất là bản lĩnh làm người của hai nhà thơ thì tương tự, nên tác phẩm có đôi ba nét tương đồng. Nét tương đồng dễ thấy giữa hai bài thơ là về thể thơ, cả hai đều là thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật; về đề tài, cả hai đều là thơ viết trong tù vượt trên xiềng xích, nói lên chí hướng, lí tưởng, tự hoạ chân dung nhân cách của chính mình; về giọng điệu, cá hai đều là thơ khẩu khí hào hùng, mạnh mẽ, đậm chất anh hùng ca,... Tất nhiên, xét về nội dung, ngôn từ, hình ảnh,... cụ thể của tác phẩm, Đập đá ở Côn Lôn khác với Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. Điểm sáng chói nhất trong bài thơ của cụ Phan Châu Trinh là hình tượng một đấng tài trai hiên ngang, ngạo nghễ vung cao chiếc búa... đứng giữa đất Côn Lôn rải rác đá hòn, đá táng và bời bời sóng gió đại dương.

Bài thơ đập đá ở côn lônBài thơ có bố cục quen thuộc của thơ Đường luật: đề, thực, luận, kết. Tuy nhiên nếu ta quan sát kĩ hình tượng nhân vật trữ tình - cũng là hình ảnh nhà thơ - ta thấy có hai nét nổi bật:

Bốn câu đầu khắc hoạ dáng vẻ bề ngoài của bức chân dung:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Xách bứa đánh tan năm bay đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Hai câu để trực tiếp miêu tả người đập đá, tư thế, địa điểm, sức mạnh của động tác và hiệu quá công việc, thật rõ ràng. Đó là một đấng nam nhi, đứng hiên ngang giữa "đất cỏn Lôn"... Nói tới Côn Lôn, mọi người Việt Nam thuở ấy đều hiểu rằng đây là "Côn Đảo", mảnh đất giữa đại dương mênh mông, nơi thực dân Pháp dùng để xây nhà tù, giam cầm, đày đoạ những người yêu nước đứng lên chống lại chúng. Cho nên, hình ảnh "Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn" dễ dàng làm cho người đọc nghe tới một con người hiên ngang, ngạo nghễ giữa tù ngục, xiềng xích. Người trai ấy đang làm gì?

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Thì ra người đang đập đá. Câu thứ nhất tĩnh, xuống câu thứ hai chuyển sang nét động. Từ lừng lẫy đầu câu chưa thật rõ nghĩa. Nhưng đến cụm từ sau "làm cho lở núi non" thì ý thơ mở ra, hình tượng nhân vật hiện lên oai phong lẫm liệt như một vị thần. Ngỡ như vị thần ấy đang xẻ núi, khơi sông để sắp xếp lại núi non, trời đất. Trong thực tế, Phan Châu Trinh đang phải làm lao dịch khổ sai, đập đá, chuyển đá để làm đường, xây nhà,... theo sự ép buộc của bọn cai ngục, sự quản thúc của bọn lính ngục. Đó là công việc chẳng hứng thú gì nếu không nói là vô cùng cực khổ. Vậy mà, tác giả lại nói như thế, viết như thế. Thật là những cãu thơ lãng mạn của một bản lĩnh người anh hùng vượt lên trên mọi đau khổ của cuộc đời, để khẳng định phong cách làm người, một phong cách sống. Đến hai câu thực, phong cách sống ấy bộc lộ rõ nét hơn nữa:

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Về nghĩa tả thực, cũng như nghĩa tượng trưng, bóng bẩy, ta có cảm giác người tù - vị thần ấy đang làm việc hết mình, tung hoành, ngang dọc, đập phá quyết liệt cái đối tượng mà mình đang đối mặt. Hình ảnh đối xứng hài hoà, kết hợp các từ ngữ nôm na vừa chạm khắc chân dung nhân vật, vừa ngân vang âm thanh, nhịp điệu của công việc. Hoá ra, đây đâu phải việc đập đá tầm thường như kẻ địch ép buộc người tù mà chính là việc biến cải càn khôn, vũ trụ của người dũng sĩ phá tan những gò đống, đập vỡ những tảng, những hòn ngăn cản đường đi... Cặp cụm từ đánh tan, đối xứng với đập bể vang lên, nghe thật sướng tai! Có thể nói, bốn câu thơ đầu của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn thiên về miêu tả ngoại hình nhân vật trữ tình - cũng là hình ảnh Phan Châu Trinh khi phải làm khổ sai ở Côn Đảo. Nhưng nhà thơ không dùng bút pháp tả thực mà phóng bút, dùng tưởng tượng và nghĩ suy để tự hoạ chân dung mình. Do đó, từ một việc bình thường, thậm chí tầm thường, khổ cực, tác giả đã nâng lên miêu tả hình ảnh một con người phi phàm, một anh hùng thần thoại đang thực hiện sứ mệnh thiêng liêng: khai sông, phá núi, vạt đồi, chuyển đá để tạo dựng càn khôn đổi thay vũ trụ... công việc ấy lẫy lừng, vang dộng cả đất Côn Lôn.

Sang đến bốn câu sau - hai câu luận và hai câu kết, nhà thơ chuyển giọng từ miêu tả tung phá sang suy nghĩ lắng sâu:

Tháng ngày hao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khỉ lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con!

Đây là những lời tự nhủ, tự động viên mình hãy vững vàng trước những khó khăn, thử thách. Hai câu luận cũng có hai cặp đối xứng khá chặt chẽ: "tháng ngày" - "mưa nắng"; "thân sành sỏi" - "dạ sắt son". Ý thơ mở rộng, không chỉ nói việc đập đá mà khái quát thời gian, không gian, những "nắng mưa", bão tố của cuộc đời đang đợi mình phía trước. Đấy là nhà tù, là gông xiềng, tra tấn, là nối tiếp những lao dịch khổ sai, những cơ cực gấp bội phần việc đập đá. Nhưng, tất cả, minh đều chấp nhận, thậm chí đều coi là điều kiện, là trường học để tôi luyện cho thân thêm "sành sỏi", cứng rắn hơn, cho dạ "sắt son", lòng trung thành với dân với nước càng bền vững hơn. Nghe được những tiếng tự tình như thế của nhà thơ, ta phát hiện thêm một vẻ đẹp nữa của thơ. Đó là hai cặp tiểu dối khá tinh tế: Tháng ngày - biểu tượng cho sự thử thách kéo dài đối chọi với "thân sành sỏi" ; Mưa nắng - biểu tượng cho những gian khổ ở dời đối chọi với "dạ sắt son". Đồng thời, ta còn nhận ra nghệ thuật ẩn dụ cũng khá thú vị của hai củu thơ. Dùng hai hình anh "sành sỏi" và "sắt son", vốn rất gần gũi cuộc sống đời thường ngầm ví với bản lĩnh tinh thần và sức lực của con người khiến cho thơ mang âm điệu dân dã mà vẫn trang trọng, dễ hiểu. Đến hai câu kết lại xuất hiện một ẩn dụ nữa cũng đậm tính dân gian và cũng rất ấn tượng :

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con.

Hình ảnh "kẻ vá trời" nhắc người đọc nhớ tới huyền thoại vé bà "Nữ Oa dội đá vá trời". Tự ví mình là kẻ vá trời, tương tự một vị thần kì diệu như thế là cách nói khoa trương, cường điệu. Song ngẫm ra, cũng không phải là quá lời. Bởi vì, sự nghiệp cứu dân cứu nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp hơn nửa thế kỉ mà các cụ Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu theo đuổi lúc bấy giờ quả là một việc to lớn, táo bạo, nặng nề và đầy ý nghĩa, chẳng kém gì bà Nữ Oa xưa đội đá vá trời, nhằm đem lại cho nhân dân áo ấm, cơm no. Với hình ảnh vá trời ấy, nhà thơ nhấn mạnh thêm bức chân dung người đập đá ở những câu thơ trên. Đồng thời, cũng muốn ngầm ví công việc khổ sai mà người tù đang phải làm chỉ là việc con con. Như thế, cả về niêm, luật của Đường thi lẫn nội dung, ý nghĩa, hai câu kết đã tô đậm thêm tư thế, bản lĩnh và ý chí của người anh hùng, đấng tài trai đứng giữa đất Côn Lôn.

Tóm lại, bằng bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng, nhiều từ ngữ, khoa trương, nhiều ẩn dụ đặc sắc, bài thơ Đập đá ở Côn Lỏn giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp - một vị anh hùng đứng giữa đất Côn Lôn, đứng giữa núi đồi trời biển, oai phong lẫm liệt, ngang tàng, luôn hướng tới lí tưởng cứu nước, dù gặp bước gian nguy nhưng chí khí không bao giờ dời đổi. Cách cảm, cách nghĩ như thế của cụ Phan Châu Trinh, chúng ta bắt gặp ở khá nhiều bài thơ trong kho tàng thơ ca trung đại Việt Nam. Và sau này, nhà thơ Sóng Hồng(1) - một chiến sĩ cộng sản - cũng đã sáng tác một bài thơ có đề tài, giọng điệu và cách biểu hiện tương tự. Đó là bài Lấy củi, có hai câu thơ được truyền tụng :

Đốt cho tiêu kiếp tù đầy

Cho bừng lửa hận, biết tay anh hùng.

Giống cảnh ngộ cụ Phan Châu Trinh, nhà thơ Sóng Hồng khi bị giam ở nhà tù Sơn La phải lên rừng kiếm củi về cho bọn lính ngục đun bếp, đốt lửa,... Từ một việc lao dịch khổ sai như thế, người tù - thi sĩ ấy đã viết nên những vần thơ ngời sáng hào khí anh hùng, thật đáng kính phục. Đọc những vần thơ khẩu khí kiểu Đập đá ỏ Côn Lôn, Vào nhà ngục Quàng Đôn ạ cảm tác hay Lấy củi, chúng ta không chí nhìn thấy nét dẹp hình tượng nhân vật trong thơ mà còn ngẫm được nhiều bài học bổ ích từ cách sống, cách nghĩ của tác giả. Hãy sống hết mình, hãy nghĩ phóng khoáng, biến những gian khổ, vất vả trong công việc đời thường thành những hành động hào hứng, những khát khao bay bổng để làm việc hăng hái hơn, sống có ý nghĩa hơn...

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 8: Bình luận bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 8 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 8.

Bài tiếp theo: Cảm nhận của em về đoạn trích Hai cây phong của Ai-ma-tốp

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm