Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chiếu dời đô (Lý Thái Tổ) - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Chiếu dời đô (Lý Thái Tổ) - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

I. Khái quát chung về Lý Thái Tổ

Lý Thái Tổ (8/3/974 – 31/3/1028) tên thật là Lý Công Uẩn) là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.

Xuất thân là một võ quan cao cấp dưới triều Nhà Tiền Lê, năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm hoàng đế.

Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010 và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại 216 năm.

Lý Công Uẩn lớn lên thời Lê Hoàn. Lê Long Đĩnh chết năm 1009, vua nối còn bé. Lý Công Uẩn lên làm vua tháng 11, ngày Quý Sửu, năm Kỷ Dậu (tức 21 tháng 11 năm 1009), đặt niên hiệu là Thuận Thiên, nghĩa là "theo ý trời".

Lý Công Uẩn đã có công dời kinh đô Hoa Lư về thành Đại La (ngày nay là thủ đô Hà Nội). Lý Thái Tổ vì xuất thân từ chùa chiền, nên sau khi lên ngôi rất hậu đãi giới tăng lữ. Vào năm 1010, ông làm chùa ở phủ Thiên Đức (tức Cổ Pháp).

Theo Đại Việt sử lược, năm 1028 (tức năm Thuận Thiên thứ 19), sức khỏe Lý Thái Tổ đã không được tốt, thường xuyên đau yếu. Ngày 31 tháng 3 năm ấy, Thái Tổ qua đời ở điện Long An, ở ngôi 19 năm, hưởng thọ 54 tuổi.

Lý Thái Tông kế vị, táng Lý Công Uẩn ở Thọ Lăng, phủ Thiên Đức, truy tôn miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu là Thần Vũ Hoàng đế.

II. Đôi nét về tác phẩm Chiếu dời đô

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết

2. Bố cục

- Phần 1: Từ “Xưa nhà Thương” đến “không thể không dời đổi”: Đưa ra những lí do, cơ sở của việc dời đô.

- Phần 2: “Huống gì” đến “muôn đời”: Những lí do chọn Đại La làm kinh đô

- Phần 3: Còn lại: Thông báo quyết định dời đô

3. Giá trị nội dung

- Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh

4. Giá trị nghệ thuật

- Chiếu dời đô là áng văn chính luận đặc sắc viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng

- Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng.

- Dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục.

- Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí.

III. Dàn ý phân tích tác phẩm Chiếu dời đô

I/ Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Lý Công Uẩn- là một vị vua sáng suốt, anh minh của dân tộc, là người có tầm nhìn xa trông rộng, thông minh tài trí.

- Chiếu dời đô là một tác phẩm đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử của dân tộc

II/ Thân bài

1. Lí do cần dời đô

- Dời đô là việc thường xuyên xảy ra trong lịch sử và đem lại lợi ích lâu dài

+ Nhà Thương: 5 lần dời đô

+ Nhà Chu: 3 lần dời đô

- Mục đích:

+ Kinh đô được đặt ở một nơi trung tâm của đất trời, phong thủy và khẳng định vị thế

+ Thuận lợi cho sự nghiệp, mưu toan việc lớn

+ Là nơi thích hợp để có thể tồn tại đất nước, tính kế muôn đời cho con cháu

- Kết quả:

+ Vận mệnh đất nước được lâu dài

+ Phong tục, tập quán, lối sống đa dạng, phồn thịnh

- Nhà Đinh- Lê đóng đô một chỗ là hạn chế

- Hậu quả:

+ Triều đại không lâu bền, suy yếu không vững mạnh dễ dàng bị suy vong

+ Trăm họ hao tổn

+ Số phận ngắn ngủi, không tồn tại

+ Cuộc sống, vạn vật không thích nghi

⇒ Dời đô là việc làm chính nghĩa, vì nước vì dân, nghe theo mệnh trời, thể hiện thực lực của nước ta lớn mạnh, ý chí tự cường

2. Nguyên nhân chọn Đại La làm kinh đô

- Các lợi thế của thành Đại La

+ Về lịch sử: là kinh đô cũ của Cao Vương

+ Về địa lí: Trung tâm trời đất, địa thế rộng mà bằng, đất cao mà thoáng, địa thế đẹp, lợi ích mọi mặt

+ Dân cư khỏi chịu cảnh ngập lụt, mọi vật phong phú, tốt tươi, là mảnh đất thịnh vượng ⇒ Xứng đáng là nơi định đô bền vững, là nơi để phát triển, đưa đất nước phát triển phồn thịnh

- Bài Chiếu bên cạnh tính chất mệnh lệnh còn có tính chất tâm tình khi nhà vua hỏi qua ý kiến các quần thần

⇒ Luận cứ có tính thuyết phục vì được phân tích trên nhiều mặt ⇒ Chọn Đại La làm kinh đô là một lựa chọn đúng đắn, nên đây xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vướng muôn năm.

III/ Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật: Bài chiếu như một lời tâm sự của nhà vua với nhân dân, quần thần, cho thấy sự thấu tình đạt lí, thể hiện sự anh minh của nhà vua trong sự nghiệp gây dựng đất nước

- Liên hệ bản thân: Học tập tích cực, rèn luyện tu dưỡng đạo đức để kế tục sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước

IV. Trắc nghiệm kiến thức bài Chiếu dời đô

......................................

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Chiếu dời đô (Lý Thái Tổ) - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán 8, Văn 8, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Năm học 2023 - 2024 các em học sinh sẽ được làm quen với 3 bộ sách mới: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Để giúp các em học sinh biết cách soạn văn 8 những bộ sách mới này, VnDoc đã biên soạn tài liệu soạn bài, văn mẫu, tác giả tác phẩm cho 3 bộ sách. Mời các bạn tham khảo qua các chuyên mục dưới đây:

  1. Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
  2. Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
  3. Ngữ văn 8 Cánh diều
Chia sẻ, đánh giá bài viết
20
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8

    Xem thêm