Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 22: Chiếu dời đô

Giải bài tập Ngữ văn bài 22: Chiếu dời đô

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 22: Chiếu dời đô được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Chiếu dời đô

Lý Công Uẩn

I. Kiến thứ cơ bản

• Lý Công Uẩn (974 - 1028) tức là Lý Thái Tổ quê ở Bắc Ninh là người thông minh, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Dưới thời tiền Lê ông làm đến chức tả thân về điện tiền chỉ huy sứ. Khi Lê Ngọc Triều mất, ông được triệu thân tôn lên làm vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên.

• Chiếu là thể văn do nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh chiếu có thể viết bằng văn bản, căn biền ngẫu, văn xuôi, được công bố và đón nhận một cách long trọng.

• Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.

II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Mở đầu Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn viện dẫn sử sách

Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc từng có những việc dời đô. Sự viện dẫn đó nhằm mục đích gì?

Mở đầu Chiếu dời đô Lý Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc đã có năm lần dời đô của nhà Thương, ba lần dời đô của nhà Chu là để nhằm mục đích phát triển phồn thịnh của các triều đại, vận nước được dài lâu.

Mục đích của sự viện dẫn đó là làm cơ sở thuyết phục cho việc dời đô của nhà vua là hoàn toàn hợp lí, đúng quy luật.

Câu 2. Theo Lý Công Uẩn kinh đô cũ ở vùng núi Hoa Lư của hai triều Đinh, Lê là không thích hợp, vì sao?

+ Lí do không thích hợp:

- Không theo mệnh trời, khiến cho triều đại không được bền lâu.

- Trăm họ hao tổn.

- Muôn vật không được thích nghi.

=> Kinh đô ở Hoa Lư không có được thế phát triển để phồn thịnh và lâu dài.

+ Thực tế lịch sử:

- Hai triều Đinh, Lê đóng đô ở Hoa Lư vì lúc đó thế và lực chưa đủ mạnh phải dựa vào địa thể núi rừng hiểm trở.

- Sau này đến đời Lý đất nước phát triển lớn mạnh thì việc đóng đô Hoa Lư không còn phù hợp nữa.

Câu 3. Theo Lý Công Uẩn địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để chọn làm nơi đóng đô?

Thành đại La có những thuận lợi sau:

+ Vị trí địa lí: Nơi trung tâm của trời đất, đúng ngôi nam, bắc, đông, tây.

+ Hình thế núi sông: Địa thế rộng mà bằng sau là núi, trước nhìn ra sống cao thoáng.

+ Sự phát triển về mọi mặt: Muôn vật rất mực phong phú tốt tươi, dân không phải chịu cảnh ngập lụt.

Câu 4. Chứng minh Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi sự kết hợp giữa lí và tình.

+ Về lí lẽ:

- Lý Thái Tổ đã nêu sử sách làm tiền đề chứng minh cho việc dời đô là hoàn toàn hợp lý thuận lẽ trời.

- Đưa ra những lập luận đầy thuyết phục về địa thế thuận lợi của nơi đóng đô mới.

+ Về tình cảm:

- Sau khi đưa ra hàng loạt lí lẽ chặt chẽ, đến câu cuối cùng không phải là một mệnh lệnh của vua ban mà là một câu hỏi mang tính chất đối thoại.

- Tác dụng: Tạo sự đồng cảm giữa dân chúng và nhà vua, vừa thể hiện tinh thần dân chủ, đồng thời làm tăng thêm sức thuyết phục của bài cáo.

Câu 5. Vì sao Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?

Lí do:

- Triều đình nhà Lý đã đủ lớn mạnh để chấm dứt nạn cát cứ phong kiến, giang sơn thu về một mối.

- Đất nước đã đủ sức sánh ngang bằng phương Bắc, không còn sợ bất cứ thế lực nào đe doạ.

III. Tư liệu tham khảo

... Đồng thời có ý nghĩa là tác phẩm đầu tiên ca ngợi thắng cảnh Thăng Long, Chiếu dời đô đã thể hiện sâu sắc hoài bão độc lập dân tộc và sự trưởng thành vượt bậc của ý chí quốc gia. Bài chiếu là một văn kiện lịch sử quan trọng và cũng là một tác phẩm văn chính luận ngắn gọn, sâu sắc và xuất hiện vào loại sớm nhất ở Việt Nam.

(Nguyễn Hữu Sơn, Từ điển tác giả tác phẩm)

Lấy sử sách làm chỗ dựa cho lí lẽ, lại lấy lí lẽ khuôn thước ấy mà soi vào thực tế hai triều Đinh, Lê để thấy rằng việc dời đô là tất yếu và cuối cùng đưa ra sự lựa chọn, khẳng định Đại La là nơi đóng đô tốt nhất, tác giả của bài chiếu đã thiết lập một lập luận chặt chẽ sáng rõ. Hình thức văn xuôi có đan xen những câu văn biền ngẫu giàu nhạc điệu, cân xứng nhịp nhàng góp phần tích cực tạo nên sức hấp dẫn của bài chiếu.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 22: Chiếu dời đô cho các bạn tham khảo chuẩn bị cho bài học sắp tới. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 22: Câu phủ định - Chương trình địa phương

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 21: Ngắm trăng

Đánh giá bài viết
1 3.740
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn lớp 8

    Xem thêm