Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 21: Câu cảm thán
Giải bài tập Ngữ văn bài 21: Câu cảm thán
Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 21: Câu cảm thán được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo
I. Kiến thức cơ bản
• Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: Ôi, than ôi, hỡi ôi, chao ôi, trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào...dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người biết), xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
• Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học
1. Những câu cảm thán trong đoạn trích
a) Hỡi ơi lão Hạc!
b) - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
2. Hình thức:
Có dùng từ cảm thán, và kết thúc bằng dấu chấm than.
Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, khi viết đơn, biên nhận hợp đồng hay trình bày kết quả của một bài toán không thể dùng câu cảm thán.
III. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Hãy cho biết các câu trong đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao?
+ Các câu trong đoạn trích a, b, c đều là những câu cảm thán.
+ Vì:
- Có các từ cảm thán: Than ôi, lo thay, nguy thay hỡi, ta ơi, chao ôi, và có dấu chấm ở cuối câu.
- Nhân vật trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình đoạn a sự lo lắng, đoạn b sự nhớ tiếc, đoạn co sự ân hận
Câu 2. Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau đây. Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán có được không? Vì sao?
a)
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con?
(Ca dao)
+ Bài ca dao là lời than về cuộc sống cực nhọc khốn khó của người bình dân.
+ Đây là câu cảm thán được đặt dưới dạng câu hỏi.
Xanh bia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?
(Chinh phụ ngâm khúc)
+ Đây là nỗi oán trách của người chinh phụ phải sống trong hoàn cảnh vợ chồng xa cách mà nguyên nhân gây ra sự xa cách là chiến tranh phi nghĩa của xã hội phong kiến.
+ Câu cảm thán được đặt dưới dạng câu hỏi.
b)
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu.
(Chế Lan Viên – Xuân)
+ Tâm trạng chán nản thất vọng của nhân vật trữ tình khi cái mình không chờ đợi lại tới.
+ Câu cảm thán được đặt dưới dạng cấu trần thuật.
d) Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
(Tô Hoài – Dế Mèn phiêu lưu kí)
+ Niềm ân hận của Dế Mèn trước cái chết của Dế Choắt do trò đùa tại quái của mình gây ra.
+ Câu cảm thán có dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu.
Câu 3. Đặt hai câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc?
a) Trước tình cảm người thân dành cho mình:
- Bà ơi! Những gì bà dành cho cháu thật thiêng liêng cao cả, mãi mãi không bao giờ cháu quên được!
- Em gái tôi thật chu đáo! Bao giờ cũng vậy, đi học về vào buổi trưa nóng nực tôi cũng được em pha sẵn cho một cốc nước cam mát lạnh.
b) Khi nhìn thấy mặt trời mọc:
- Mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ đội biển từ từ nhô lên khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
- Đẹp xiết bao cảnh mặt trời đội biển nhô lên vào lúc hừng đông.
Câu 4. Hãy nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến bà câu cảm thán?
a) Câu nghi vấn:
+ Chức năng: Dùng để hỏi.
+ Dấu hiệu hình thức: Dùng các từ nghi vấn: Ai, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, nhỉ, nhé... Có dấu chấm hỏi ở cuối cậu.
b) Câu cầu khiến:
+ Chức năng: Dùng để yêu cầu, ra lệnh hoặc khuyên bảo.
+ Dấu hiệu hình thức: Có những từ cầu khiến hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào... có dấu than ở cuối câu.
c) Câu cảm thán
+ Chức năng: Dùng để trực tiếp bộc lộ cảm xúc của người nói và người viết.
+ Dấu hiệu hình thức: Có những từ cảm thán: Chao ôi, trời ơi, thay, xiết bao, biết chừng nào... kết thúc bằng dấu chấm than.
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 21: Ngắm trăng
Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 21: Câu trần thuật
Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 21: Viết bài tập làm văn số 5 - Văn thuyết minh