Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 19: Quê hương

Giải bài tập Ngữ văn bài 19: Quê hương

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 19: Quê hương được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Quê hương

Tế Hanh

I. Kiến thức cơ bản

• Về tác giả: Tế Hanh, sinh năm 1921 tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Ông có mặt trong phong trào Thơ Mới ở chặng cuối (1940 – 1945) với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết. Sau năm 1945 ông được biết đến nhiều nhất với những bài thơ thể hiện nỗi thương nhớ tha thiết quê hương miền Nam và niềm khát khao Tổ quốc được thống nhất. Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Tác phẩm chính: Các tập thơ Hoa niên, Gửi miền Bắc, Tiếng sóng, Hai nửa yêu thương...

• Về tác phẩm: Với những vần thơ bình dị và gợi cảm, bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến. Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật, đáng chú ý.

a) Kết cấu: Bài thơ có kết cấu rất chặt chẽ và hợp lí theo dòng hồi tưởng của nhà thơ về làng chài lưới của mình.

+ Đoạn 1 (hai câu đầu): Giới thiệu về làng quê.

+ Đoạn 2 (sáu câu tiếp theo): Cảnh trai tráng của làng đi đánh cá.

+ Đoạn 3 (tám câu tiếp theo): Cảnh dân làng tấp nập đón ghe về.

+ Đoạn 4 (bốn câu còn lại): Nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả.

b) Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi (gồm đoạn 1 và đoạn 2)

+ Lời giới thiệu về làng tôi:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.

- Chỉ với mười lăm chữ nhà thơ đã cho người đọc hình dung được vị trí, đặc điểm và nghề nghiệp của làng tôi thân yêu.

- Một ngôi làng nhỏ bé trên một hòn đảo bốn bề sóng nước vây quanh, biệt lập với xung quanh nhưng nó là niềm say mê của trái tim con người xa quê.

c) Cảnh dân làng đón thuyền cá trở về (tám câu tiếp theo)

+ Thời gian: Dân làng đón thuyền cá trở về ngày hôm sau như vậy chuyến đi biển của các chàng trai trọn vẹn một ngày đêm.

+ Khung cảnh:

• Không gian: Nơi bến đỗ của làng những con thuyền lần lượt trở về.

• Khắp dân làng tất cả mọi người không thiếu một ai, đổ dồn hết ra bến để chờ đón con thuyền của những người thân trở về với bao náo nức, xôn xao, đợi chờ, hy vọng, ồn ào, tấp nập. Đấy là những giây phút sôi động, nhộn nhịp nhất của làng chài ven biển.

+ Thành quả của chuyến đi: Thật mĩ mãn, trên cả mong đợi. Cá đầy ghe, những con cá tươi ngon thân bạc trắng còn gì vui hơn thế, những rổ cá đầy kia là biểu tượng cho cuộc sống ấm no hạnh phúc. Và người dân không quên cảm ơn Trời

– Đất đã cho sóng yên biển lặng để chuyến đi được bình yên, và đầy ghe cá bạc. Đây cũng là cái thuần phác đáng yêu của con người miền biển.

+ Hình ảnh con thuyền:

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm gia

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Con thuyền lúc ra đi hăng hái mạnh mẽ bao nhiêu thì bây giờ thanh thản thư thái bấy nhiêu. Con thuyền giống như một người mẹ độ lượng giàu lòng yêu thương, sau khi vất vả vật lộn với sóng nước mang về cho đàn con nhiều cá bạc, người mẹ mệt mỏi nằm nghỉ ngơi nhìn đàn con tíu tít, rộn ràng bên những rổ cá đây, cái mệt mỏi chỉ có mình biết thấm dần trong thớ vỏ, trân trọng biết bao cái dáng nằm im ấy.

Viết được câu thơ hay như thế này không phải dễ nhà thơ đã âm thầm đặt hồn mình vào đối tượng, vào cảnh vật để lắng nghe tiếng lòng của những vật vô tri (Lê Quang Hưng).

Câu 2. Phân tích các câu thơ sau:

a)

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

+ Câu thơ sử dụng phép so sánh cánh buồm cái cụ thể với mảnh hồn làng cái trừu tượng, lại vừa được nhân hoá rướn thân trắng.

+ Cánh buồm là hình ảnh tượng trưng của con thuyền, con thuyền là sự sống của người dân chài, bởi vậy cánh buồm ấy là linh hồn của người dân biển. Cánh buồm đi đến đâu lòng họ dõi theo đến đấy, biết bao trìu mến, hi vọng đợi chờ. Cánh buồm ấy cũng thật mạnh mẽ kiêu hãnh biết bao rướn thân trắng bao la thâu góp gió cả một làng quê cất cánh.

b)

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

+ Hai câu thơ trên là hình ảnh của con thuyền, hai câu thơ này là hình ảnh tiêu biểu của người dân miền biển, của dân chài lưới mang một vẻ rất đặc trưng cho nghề nghiệp, vừa rất hiện thực lại vừa rất lãng mạn.

+ Làn da ngăm rám nắng đó là làn da của con người vật lộn với nắng gió của biển khơi, làn da ấy trên thân hình chắc khoẻ, vạm vỡ của một bức tượng đồng. Đó là chất hiện thực.

+ Cái lãng mạn, cái thi vị của hình ảnh là nông thở vị xa xăm, trên thân hình rám nắng của các chàng trai như mang cả hương vị của biển khơi, mang cả khát vọng đi xa đang vẫy gọi. Lời nói ẩn dụ đầy ý nghĩa.

Câu 3. Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật cuộc sống và con người của quê hương ông.

Tình cảm của tác giả đối với con người và cảnh vật quê hương trực tiếp được thể hiện ở hai khổ thơ cuối:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi.

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

+ Đó là một nỗi nhớ vô cùng sâu sắc mạnh mẽ, nhớ đến mức độ như in mọi cảnh vật quê hương từ màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, và cả dáng hình của con thuyền đang lướt sóng băng băng, cả mùi vị rất riêng của một miền biển. Nhớ đến từng chi tiết cụ thể, rõ mồn một đến mức như đang hiện ra trước mắt mặc dù tác giả đang ở rất xa quê hương.

+ Nhịp thơ 3/2/2 “kể mà như đếm, nói với người mà như nói với mình, như nghẹn ngào một nỗi nhớ thương đau đáu” (Vũ Dương Quỹ).

Đoạn thơ làm cho người đọc cảm thấy cay cay ở sống mũi bởi nó đã rung động nỗi nhớ của những con người xa quê.

Câu 4. Bài thơ có những đặc sắc gì về nghệ thuật, theo em bài thơ được biết theo phương thức miêu tả hay biểu cảm, tự sự hay tự tình.

+ Những đặc sắc về mặt nghệ thuật:

- Bài thơ được viết bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, trong sáng đi sâu vào hồn người.

- Âm điệu vừa khoẻ khoắn, vừa trữ tình sâu sắc.

- Tình cảm tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ đối với quê hương, đó cũng là yếu tố tạo nên sự cuốn hút của tác phẩm.

+ Bài thơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn cả bốn yếu tố:

• Miêu tả: Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.

• Biểu cảm: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

• Tự sự: Làng tôi vốn làm nghề chài lưới.

Nhưng chủ yếu là phương thức trữ tình.

III. Hướng dẫn luyện tập

Sưu tầm, chép một số câu thơ, đoạn thơ về tình cảm quê hương mà em thích.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 19: Khi con Tu Hú

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 19: Câu nghi vấn tiếp theo

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 19: Thuyết minh về một phương pháp

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn lớp 8

    Xem thêm