Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 19: Khi con Tu Hú

Giải bài tập Ngữ văn bài 19: Khi con Tu Hú

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 19: Khi con Tu Hú được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Khi con tu hú

Tố Hữu

I. Kiến thức cơ bản

Về tác giả: Tố Hữu (1920 - 2002) quê ở Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Ông giác ngộ lí tưởng cách mạng khi đang học ở Quốc học – Huế. Ông đã từng bị giặc bắt giam sau đó vượt ngục và trở về tiếp tục hoạt động cách mạng. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tố Hữu đảm nhận nhiều trọng trách trong Đảng và chính quyền Nhà nước.

Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Tố Hữu được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Tác phẩm chính: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng.

Về tác phẩm: Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ khi tác giả mới bị bắt giam tại đây.

Bài thơ được làm theo thể thơ lục bát giản dị thiết tha thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.

II. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản

Câu 1. Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào? Hãy viết một câu văn có bốn chữ đầu là “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?

a) Nhan đề bài thơ

+ Nhan đề bài thơ rất lạ, bởi lẽ nhan đề của một tác phẩm thường thể hiện một tư tưởng - Bàn luận về phép học, một nỗi niềm – Nhớ rừng, một địa danh, một nhân vật Ông đồ, hoặc một sự vật - Cây hồng. Nhan đề của bài thơ lại là một thời điểm, một thời gian do một cụm trạng ngữ đảm nhiệm khi con tu hú, nó được tách ra từ bốn tiếng của dòng thơ đầu.

+ Nhan đề không chỉ gợi lên thời gian mà còn gợi lên tâm trạng của con người, nỗi lòng của con người khi nghe tiếng chim kêu.

b) Tóm tắt bài thơ bằng câu văn có cụm từ mở đầu là Khi con tu hú

Khi con tu hú kêu là mùa hè xôn xao thức dậy: Lúa chín trái cây ngọt, tiếng ve ngân, bắp vàng, diều bay lưng trời và nó càng thôi thúc niềm khát khao tự do của người chiến sĩ.

c) Lí do tác động

+ Tiếng chim tu hú kêu là biểu tượng cho mùa hè đã đến, thời gian đang trôi dần, đối lập với thời gian trong tù lãng phí.

+ Tiếng chim còn là biểu tượng cho cuộc sống tốt đẹp tự do ở bên ngoài trong lúc tác giả lại đang bị giam cầm trong sự tù túng bức bối ngột ngạt, mất tự do.

Câu 2. Nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu. Những chi tiết nào khiến em có nhận xét đó.

+ Bức tranh mùa hè: Bức tranh mùa hè được miêu tả trong sáu câu thơ đầu là một bức tranh tươi đẹp rực rỡ, tràn ngập màu sắc và rộn ràng âm thanh.

- Âm thanh:

• Tiếng chim tu hú gọi bầy, đây không phải là một tiếng chim đơn lẻ mà cả đàn chim cất tiếng gọi nhau rộn rã, tưng bừng cả vòm cây.

• Tiếng ve râm ran ngân vang cả khu vườn.

• Tiếng diều sáo vang lừng cả không trung.

=> Những âm thanh rộn ràng, náo nức bản tình ca mùa hè thật say đắm.

- Màu sắc:

• Cả không gian được bao phủ bởi màu vàng trùng điệp: Màu vàng của lúa, màu vàng của trái chín, màu vàng của bắp.

• Màu hồng lung linh của nắng.

• Màu xanh của bầu trời.

=> Những màu sắc rực rỡ tươi tắn chứa đầy sức sống mãnh liệt.

- Hình ảnh

• Cánh đồng lúa chín vàng rực, bắp vàng đầy sân.

• Trái cây chín mọng ngoài vườn.

• Đội con diều sáo nhào lộn không trung.

=> Những hình ảnh thể hiện sự ấm no trù phú của làng quê khi mùa hè đến, ngào ngạt hương vị, khoáng đãng tự do.

+ Sự cảm nhận: Bức tranh mùa hè này được tác giả tái hiện lại bằng trí tưởng tượng phong phú mãnh liệt, bằng nỗi nhớ tha thiết, bằng sự khát khao tự do, khát khao cuộc sống bên ngoài của một tâm hồn người chiến sĩ đang ở trong hoàn cảnh tù đày của bốn bức tường giam chật chội.

Câu 3. Phân tích tâm trạng người tù - chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu thơ cuối. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn thơ đầu và cuối rất khác nhau, vì sao?

+ Tâm trạng người chiến sĩ:

Ta nghe hè dây bên lòng

Mà chân muốn đập tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.

- Tâm trạng uất ức, bực dọc, tức tối vì cuộc sống ngột ngạt của nhà tù, nhịp thơ thay đổi thay vì 4/4 và 2/2/2 chuyển thành 6/2 (Mà chân muốn đập tan phòng/ hè ôi) và 3/3 (Ngột làm sao chết uất thôi). Người chiến sĩ như muốn phá tung tất cả, muốn đạp tan phòng, muốn “phá cũi sổ lồng” mà ra, uất ức đến đau khổ đã bật lên thành tiếng kêu thương hè ôi!, chết uất thôi.

- Đằng sau tâm trạng uất ức ấy là niềm khát khao tự do mãnh liệt đang thiêu đốt trong lòng nhà thơ, muốn thoát khỏi cảnh tù đày để trở về hoạt động cách mạng.

+ Sự khác nhau của tiếng chim tu hú: Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú, khép lại bài thơ cũng tiếng chim ấy nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng tu hú mỗi lần khác nhau vì:

- Tiếng tu hú mở đầu bài thơ là gọi hè xôn xao, náo nức, rộn ràng là biểu hiện của sự cảm nhận về thiên nhiên tươi đẹp, tiếng gọi bầy họp bạn.

- Tiếng tu hú kết thúc bài thơ thể hiện sự hối thúc bức bối, niềm khát khao tự do cháy bỏng. Từ tiếng gọi bầy họp bạn trở thành tiếng kêu giục giã trong lòng người

Câu 4. Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào?

Cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm sau đây:

+ Sự tương phản giữa hai bức tranh: Bức tranh thiên nhiên bên ngoài tươi đẹp, rực rỡ vừa rộn ràng âm thanh vừa rực rỡ màu sắc lại vừa khoáng đãng tự do. Bức tranh bên trong nhà tù thì bức bối, ngột ngạt, tù túng. Thế giới tù tội và thế giới tự do được đặt cạnh nhau tạo sự tương phản gay gắt dữ dội.

+ Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim, và mỗi lần mang một ý nghĩa khác nhau.

+ Sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc đậm đà tính dân tộc.

+ Ngôn ngữ thơ tự nhiên diễn đạt một cách chân thực tâm trạng của tác giả.

III. Tư liệu tham khảo

Đầu đề bài thơ là một đầu đề rất trữ tình, giàu kêu gọi. Nó không nói về sự việc, không nói về tư tưởng, mà nói về một thời điểm, một thời gian:

Khi con tu hú. Bài thơ cũng không chỉ nói về thời gian, mà nói về không gian trong một tiếng chim, nỗi lòng khi nghe tiếng chim.

Tiếng chim tu hú là biểu tượng mùa hè của nhà thơ. Nó đã thức dậy mùa hè trong lòng nhà thơ, đặc biệt là thức tỉnh ý thức về một cuộc sống đẹp, vừa mới bắt đầu, đầy hứa hẹn mà đã bị giam cầm một cách uổng phí. Còn gì đau hơn, uất hơn khi cuộc sống vừa mới bắt đầu liền bị chặn lại?

(Trần Đình Sử – Đọc văn học văn)

Bài thơ mở đầu bằng tiếng chim tu hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú. Nhưng trong tiếng chim tình cảm nhà thơ đã có một chuyển biến mạnh mẽ, từ cảm thụ thiên nhiên đến khát khao hành động. Bài thơ kết thúc bằng tiếng chim cú kêu như giục giã những hành động sắp tới.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 19: Quê hương

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 19: Câu nghi vấn tiếp theo

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 19: Thuyết minh về một phương pháp

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn lớp 8

    Xem thêm