Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 20: Câu cầu khiến

Giải bài tập Ngữ văn bài 20: Câu cầu khiến

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 20: Câu cầu khiến được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Câu cầu khiến

I. Kiến thức cơ bản

• Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào... hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...

• Khi biết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý câu cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Tìm câu cầu khiến trong hai đoạn văn

+ Thôi đừng lo lắng. (1) Cứ về đi. (2) Trời phù hộ lão. (3)

+ Đi thôi con. (4)

- Những câu trên là câu cầu khiến.

- Dấu hiệu nhận biết: Kết thúc bằng dấu chấm; có những từ cầu khiến: Thôi, cứ, đi.

- Câu 1, 2 dùng để khuyên bảo, câu 3 dùng để động viên, câu 4 dùng để thúc giục.

2. Tìm câu cầu khiến qua giọng đọc

a) - Anh làm gì đấy?

- Mở cửa. Hôm nay trời nóng quá.

b) Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:

- Mở cửa!

+ Cách đọc câu Mở cửa ở đoạn (b) và đoạn (a) là khác nhau.

+ Đoạn a đọc giọng bình thường, đoạn b lên giọng gấp gáp → câu cầu khiến

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Xét các câu sau và trả lời câu hỏi.

a) Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

(Bánh chưng, bánh giầy)

+ Câu trên là câu cầu khiến.

+ Đặc điểm nhận biết: Dùng từ cầu khiến hãy, nội dung câu có mục đích khuyên bảo. (cầu khiến)

+ Khuyết chủ ngữ, nếu ta thêm đầy đủ: Con hãy lấy gạo ý nghĩa cầu khiến giảm nhẹ đi.

b) Ông giáo hút trước đi.

(Nam Cao – Lão Hạc)

+ Câu trên là câu cầu khiến.

+ Đặc điểm nhận biết: dùng từ cầu khiến đi, nội dung câu có mục đích đề nghị. (cầu khiến)

c) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.

(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

+ Câu trên là câu cầu khiển.

+ Đặc điểm nhận biết: Dùng từ cầu khiến đừng, nội dung câu biểu thị mục đích đề nghị (cầu khiến).

+ Nếu chúng ta lược bỏ phần chủ ngữ của câu nay chúng ta ý nghĩa của cậu sẽ mạnh hơn.

Câu 2. Trong những đoạn trích sau, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó. Những câu cầu khiến ở các đoạn trích.

a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

(Tô Hoài – Dế Mèn phiêu lưu kí)

b) Các em đừng khóc.

(Thanh Tịnh – Tôi đi học)

+ Ý nghĩa cầu khiến thể hiện sự yêu cầu (a), khuyên bảo (b).

+ Hình thức: Kết thúc câu bằng dấu chấm. Dùng từ cầu khiến: Thôi, đừng.

c) - Đưa tay cho tôi mau!

- Cầm lấy tay tôi này!

(Theo Ngữ văn 6, tập một)

+ Ý nghĩa cầu khiến: Dùng để yêu cầu.

+ Hình thức: Kết thúc bằng dấu chấm than.

Câu 3. So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau.

a) Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!

b) Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

(Ngô Tất Tố - Tắt đèn)

+ Câu a: Hình thức kết thúc dùng dấu chấm than, chủ ngữ bị lược bỏ. Ý nghĩa cầu khiến được nhấn mạnh.

+ Câu 5: Về hình thức kết thúc dùng dấu chấm, có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ. Ý cầu khiến giảm nhẹ thể hiện sắc thái dịu dàng.

Câu 4. Xét đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...

(Tô Hoài – Dế Mèn phiêu lưu kí)

+ Dế Choắt nói với Dế Mèn câu trên nhằm mục đích cầu khiến.

+ Trong lời nói Dế Choắt không dùng những câu:

- Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh!

- Đào ngay giúp em một cái ngách!

Vì vị thế Dế Choắt không thể nói với Dế Mèn theo kiểu sai khiến ra lệnh được. Dế Choắt nhỏ bé, yếu ớt hơn Dế Mèn bản tính lại hiền lành yếu đuối trong cách nói thể hiện sự van xin cầu khẩn cho nên không thể dùng như vậy.

Câu 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường, con vào lớp Một. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con! Hãy cam đảm lên! Thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”

(Theo Lý Lan - Cổng trường mở ra)

Câu “Đi đi con” trong đoạn trích trên và câu “Đi thôi con” trong đoạn trích ở mục I. 1b (trang 30 SGK) không thể thay thế cho nhau được vì mặc dù cũng là câu cầu khiến nhưng mỗi câu phù hợp một văn cảnh khác nhau.

“Đi thôi con!” đã đi rồi nhưng dừng lại (Thuỷ đứng lại chia tay với anh) có ý nghĩa động viên vỗ về an ủi.

“Đi đi con!” bắt đầu đi, có ý nghĩa khích lệ, thúc giục.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 20: Tức cảnh Pác Bó

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 20: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh - Ôn tập về văn bản thuyết minh

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 19: Quê hương

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn lớp 8

    Xem thêm