Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời
Viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm "Đại La xứng là kinh đô của đế vương muôn đời". Để có thể triển khai đề văn này, các em học sinh cần căn cứ vào tác phẩm Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn. VnDoc gửi tới các bạn 3 đoạn văn mẫu Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời cho các em tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng làm bài. Dưới đây là nội dung chi tiết mời các em cùng tham khảo
Đoạn văn Đại La là thắng địa, xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời
- 1. Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời mẫu 1
- 2. Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời mẫu 2
- 3. Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời mẫu 3
- Audio Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời
- Video Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời
Gợi ý trả lời:
- Về lịch sử: Nơi Cao Vương đóng đô.
- Về địa lí: Trung tâm trời đất có núi sông, đất rộng mà bằng cao mà thoáng.
- Về văn hóa, chính trị, kinh tế: Là mảnh đất thịnh vượng, đầu mối giao lưu.
- Hội tụ đủ mọi mặt của đất nước, xứng đáng là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế.
1. Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời mẫu 1
Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời. Thật vậy, vua Lý Công Uẩn với tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng yêu nước thương dân của mình từ sớm đã nhận ra mảnh đất của cố đô Hoa Lư không còn phù hợp cho đất nước ta sinh sống và phát triển nữa. Đầu tiên, mảnh đất Đại La là mảnh đất có thế đất đẹp.Trong văn bản Chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra kinh thành Đại La là nơi "ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi". Với những chứng cứ vô cùng thuyết phục như vậy, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra được đây chính là mảnh đất dành cho những bậc đế vương vì thế đất đạt đến độ lý tưởng theo phong thủy của nước ta. Thứ hai, kinh thành Đại La là mảnh đất thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, lại ít thiên tai. Ngày trước, vào triều đại nhà Đinh Trần, nước ta phải đóng đô ở kinh thành Hoa Lư vì nơi đó núi non hiểm trở, thuận tiện cho việc tấn công và phòng thủ của nước ta trong trận chiến chống giặc ngoại xâm. Ngày nay, nếu như cứ đóng đô ở Hoa Lư thì nhân dân sẽ chẳng thể trồng trọt và canh tác nông nghiệp được. Chính vì vậy, mảnh đất Hoa Lư đất cao mà rộng bằng phẳng, màu mỡ thì sẽ thuận lợi cho nông nghiệp và trồng trọt, tránh được ngập lụt làm khổ nhân dân. Bên cạnh đó, khung cnarh thiên nhiên của Đại La cũng rất tốt tươi và phong phú. Chính vì vậy, nhà vua đã kết luận đây chính là thắng địa của đất nước, là nơi hội tụ trọng yếu của 4 phương đất nước. Chao ôi, quả là một vị vua anh minh sáng suốt làm sao! Tóm lại, kinh thành Đại La chính là kinh thành bậc nhất của đế vương muôn đời
2. Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời mẫu 2
Chiếu dời đô là một trong những tác phẩm tiêu biểu của vua Lí Công Uẩn. Bài chiếu không chỉ là thánh chỉ công bố việc dời kinh đô Hoa Lư về Đại La mà còn nêu lên những địa thế để chứng minh Đại La xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời. Đại La ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Từ những yếu tố “thiên thời - địa lợi - nhân hòa” này, việc dời đô là điều tất yếu. Không chỉ mỗi thời Lí mà các triều đại sau này như: nhà Trần, nhà Lê,… cũng đều chọn nơi đây là kinh đô của mình và cho đến bây giờ, khi đất nước phát triển phồn thịnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ thì Hà Nội vẫn được chọn là thủ đô, là cơ quan đầu não của cả nước. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định vua Lí Thái Tổ có một tầm nhìn vô cùng tinh tế và chính xác. Việc dời đô này không chỉ giúp cho đất nước phát triển hơn mà còn viết nên những trang lịch sử vẻ vang cho dân tộc. Đại La xưa hay Hà Nội ngày nay luôn xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời, là thủ đô đáng tự hào của đất nước Việt Nam ta. Mỗi công dân chúng ta khi sống trong thời kì hòa bình hiện nay cần ra sức góp sức để xây dựng đất nước giàu đẹp cũng như xây dựng một thủ đô lịch sử.
3. Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời mẫu 3
“Chiếu dời đô” cho thấy tầm nhìn chiến lược của Lý Công Uẩn về Đại La, nơi sẽ dời đô đến. Một cái nhìn toàn diện, sâu sắc, chính xác về các mặt vị trí địa lí, địa thế, nhân văn... Sau một nghìn năm, Hà Nội đã trở thành thủ đô hòa bình của đất nước ta, nhân dân ta, ta càng thấy việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La của Lý Công Uẩn là một cống hiến vô cùng vĩ đại "mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”.
Nhà vua chứng minh và khẳng định sự đúng đắn hợp quy luật và phù hợp của việc dời đô. Đại La là một nơi có tất cả các điều kiện để phát triển đất nước “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.” Đại La hiện lên đẹp về mọi mặt như địa lí, văn hóa, đầu mối giao lưu, điều kiện của dân cư và sự phong phú, tốt tươi của cảnh vật. Tác giả đã nhìn từ góc nhìn của một nhà phong thủy, cho thấy tất cả những điều kiện tốt đẹp của thiên nhiên cũng như con người nơi đây. Thành Đại La ở vị trí trung tâm của đất nước. Có thế rồng cuộn hổ ngồi. Địa hình đa dạng có núi có sông, địa thế cao và khoáng đạt, mở ra bốn hướng nam, bắc, đông, tây, tiện cho việc phát triển lâu dài của quốc gia. Đây cũng là đầu mối giao lưu chính trị, văn hóa và kinh tế của cả nước. Xét toàn diện, thành Đại La có đủ điều kiện tối ưu để trở thành kinh đô mới của Đại Việt. Chứng cớ nhà vua đưa ra có sức thuyết phục rất lớn vì được cân nhắc kĩ càng trên nhiều lĩnh vực. Có thể nói đây là một mảnh đất lí tưởng cho kinh đô và với những điều kiện ấy triều đại sẽ phát triển hưng thịnh.
Nhà vua tự cho rằng xem cả dải đất nước Đại Việt thì chỉ có mỗi nơi đây là thánh địa. Có thể hiểu thánh địa là một nơi đất đai địa hình tốt đẹp hợp với một sự phát triển mạnh mẽ.
---------------------------
Audio Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời
Video Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời
Các em đã biết Chiếu dời đô là một tác phẩm xuất sắc, là tiếng nói là khát vọng của cả một dân tộc mà chính Lý Công Uẩn đã thay mặt nhân dân nói ra. Từ đây kinh đô nước ta dời về Đại La, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước, hứa hẹn những phát triển vượt bậc về cả kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sử như những điều mà mảnh đất này đã biểu lộ trong chiếu dời đô của Lý Công Uẩn.
...................................
Trên đây VnDoc đã chia sẻ tới các em bài văn mẫu Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời. Qua đó các em hiểu hơn về tác phẩm Chiếu dời đô không chỉ là thánh chỉ mà còn nêu lên những địa thế để chứng minh Đại La xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời. Chúc các em học tốt và nhớ thường xuyên tương tác với VnDoc.com để có thêm nhiều tài liệu hay và bổ ích khác nhé.
Năm học 2023 - 2024 các em học sinh sẽ được làm quen với 3 bộ sách mới: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Để giúp các em học sinh biết cách soạn văn 8 những bộ sách mới này, VnDoc đã biên soạn tài liệu soạn bài, văn mẫu, tác giả tác phẩm cho 3 bộ sách. Mời các bạn tham khảo qua các chuyên mục dưới đây: