Điện giật | Chập điện | |
Khái niệm | Điện giật là hiện tượng dòng điện đi qua cơ thể dẫn đến cản trở chức năng của 1 số bộ phận, làm tổn thương chúng hoặc thậm chí dẫn đến tử vong. | Chập điện là hiện tượng xảy ra khi một phần dòng điện có dây dẫn điện dương chạm vào một dây trung tính hoặc một phần của mạch và cho điện trở thành một đường dẫn ít điện trở. Điện trở dây dẫn tăng lên đột ngột làm cháy dây dẫn sinh ra lửa điện và làm hủy hoại các thiết bị điện. |
Nguyên nhân |
|
|
Cách khắc phục |
|
|
Soạn Công nghệ 8 VNEN bài 14: An toàn điện
Bài 14: An toàn điện
Soạn Công nghệ 8 VNEN bài 14: An toàn điện được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn học tốt môn Công nghệ lớp 8. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây
- Soạn Công nghệ 8 VNEN bài 10: Truyền và biến đổi chuyển động
- Soạn Công nghệ 8 VNEN bài 11: Điện năng trong sản xuất và đời sống
- Soạn Công nghệ 8 VNEN bài 12: Vật liệu và dụng cụ kĩ thuật điện
- Soạn Công nghệ 8 VNEN bài 13: Đồ điện trong gia đình
A. Hoạt động khởi động
Với những kiến thức đã được học và hiểu biết thực tiễn, hãy trả lời các câu hỏi:
- Em hiểu cụm từ "điện giật" và "chập điện" là như thế nào?
- Nguyên nhân và cách khắc phục hai hiện tượng trên?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tai nạn điện và một số nguyên nhân
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Có những nguyên nhân nào gây ra tai nạn điện?
2. Hãy cho biết các nguyên nhân của tai nạn điện trong hình 14.1, điền vào bảng 14.3
Thông tin | Hình vẽ |
Chạm trực tiếp vào dây điện trần hoặc dây dẫn bị hỏng lớp cách điện | |
Chạm vào vỏ kim loại đồ dùng điện bị hỏng lớp bóc cách điện | |
Sửa chữa điện không cắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện | |
Do phạm vi khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp | |
Do đến gần dây dẫn có điện bị rơi xuống. |
1. Những nguyên nhân gây tai nạn điện là:
- Do chạm trực tiếp vào vật mang điện: dây dẫn diện trần không bọc cách điện hoặc lớp bọc cách điện hỏng...
- Do phạm vi khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp
- Do đến gần dây dẫn điện bị rơi xuống
2. Các nguyên nhân của tai nạn điện trong hình 14.1, điền vào bảng 14.3
Thông tin | Hình vẽ |
Chạm trực tiếp vào dây điện trần hoặc dây dẫn bị hỏng lớp cách điện | Hình e, hình i |
Chạm vào vỏ kim loại đồ dùng điện bị hỏng lớp bóc cách điện | Hình b |
Sửa chữa điện không cắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện | Hình c, hình d, hình g |
Do phạm vi khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp | Hình a |
Do đến gần dây dẫn có điện bị rơi xuống. | Hình h |
2. Một số biện pháp an toàn điện
Trả lời câu hỏi:
1. Một số đồ dùng điện có vỏ bằng kim loại cần sử dụng phích cắm điện loại có ba cực (hình 14.2)? Hãy giải thích điều đó
2. Một số bình nước nóng ở dây cấp điện có thêm một số bộ phận ở dây dẫn điện như hình 14.3. Hãy cho biết bộ phận đó dùng để làm gì?
3. Bảng 14.4 là hình ảnh một số dụng cụ, thiết bị dùng trong việc sửa chữa điện. Hãy cho biết tên gọi và chức năng của từng dụng cụ thiết bị
1. Một số đồ dùng điện có vỏ bằng kim loại cần sử dụng phích cắm điện loại có ba cực vì những thiết bị đó có vỏ kim loại, khi sử dụng ta thường xuyên tiếp xúc với mặt ngoài của chúng.
Trong 1 vài trường hợp, dây điện bị hở nên dẫn điện trên bề mặt kim loại. Người dùng không biết sẽ bị giật ngay nếu chạm vào phần vỏ kim loại của vật dụng. Nhưng thiết bị với phích cắm 3 chân sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này khi chân thứ 3 sẽ loại bỏ nguồn điện bị rò rỉ đó. Cụ thể, trên ổ cắm điện 3 lỗ có 2 lỗ kết nối với dây nóng và dây nguội, lỗ còn lại có kích thước lớn hơn nối với dây nối đất của công trình. Sự kết nối với dây nối đất này nhằm đảm bảo an toàn khi lỡ may điện bị rò rỉ ra vỏ kim loại của thiết bị.
2. Một số bình nước nóng ở dây cấp điện có thêm một số bộ phận ở dây dẫn điện như hình 14.3. Bộ phận đó là ELCB có độ nhạy cao để hạn chế sự cố chạm điện bên trong máy. Khi phát hiện dòng điện rò rỉ chạy trong 1 mạch điện, ELCB sẽ tự động ngắt điện đề phòng sự cố đáng tiếc xảy ra. Khi muốn sử dụng lại máy nước nóng, phải bật lại công tắc.
3. Bảng 14.4 là hình ảnh một số dụng cụ, thiết bị dùng trong việc sửa chữa điện
3. Biện pháp xử lí khi có tai nạn điện
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Khi phát hiện người bị tai nạn điện, có được dùng tay kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện không? Vì sao?
2. Em hãy so sánh việc sơ cứu người bị tai nạn điện với người bị đuối nước
1. Khi phát hiện người bị tai nạn điện, có được dùng tay kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì lúc đó trên người nạn nhân vẫn còn điện. Nếu vô tình lấy tay không kéo nạn nhân sẽ làm cho người cứu sẽ bị điện giật lây. Do đó, nếu muốn kéo người bị nạn ra khỏi nguồn điện thì cần phải đeo găng tay cao su hoặc quấn vào tay lớp vải khô để cách điện rồi túm lấy chỗ quần áo khô của nạn nhân rồi kéo ra chỗ khô.
2. So sánh việc sơ cứu người bị tai nạn điện với người bị đuối nước:
Sơ cứu người bị đuối nước
- Bước 1: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.
- Bước 2: Cho nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm. Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không. Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở thì nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo.
- Bước 3: Sau khi hô hấp nhân tạo mà mạch vẫn ngừng đập, người cấp cứu cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực.
- Bước 4: Sau khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước nên cần đặt họ ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để tránh bị ngạt thở.
- Bước 5: Sau sơ cứu ban đầu, người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Sơ cứu người bị điện giật:
- Bước 1: tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách cắt cầu dao điện, hoặc dùng vật khô
- Bước 2: Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát.
- Bước 3: Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không
- Với nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu thở: hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực
- Với nạn nhân còn tỉnh: Kiểm tra mức độ tổn thương và sơ cứu kịp thời.
C. Hoạt động luyện tập
Đọc lại thông tin ở hoạt động trên và trả lời các câu hỏi sau:
1. Các nguyên nhân gây ra tai nạn điện?
2. Các biện pháp an toàn khi sử dụng đồ dùng điện?
3. Các biện pháp an toàn khi sửa chữa điện?
4. Cách xử lí khi có tai nạn điện?
1. Nguyên nhân gây ra tai nạn điện là:
- Do chạm trực tiếp vào vật mang điện: dây dẫn diện trần không bọc cách điện hoặc lớp bọc cách điện hỏng...
- Do phạm vi khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp
- Do đến gần dây dẫn điện bị rơi xuống
2. Các biện pháp an toàn khi sử dụng đồ dùng điện
- Thực hiện tốt việc cách điện cho dây dẫn điện, bọc cách điện những mối nối, những chỗ vỏ cách điện bị hỏng
- Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện trước khi sử dụng
- Thực hiện nối đất cho các đồ dùng điện có vỏ kim loại
- Không vi phạm nguyên tắc an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
- Sử dụng các thiết bị chống quá tải, chống rò điện.
3. Các biện pháp an toàn khi sửa chữa điện:
- Trước khi sửa chữa an toàn điện phải ngắt nguồn điện (rút phích căm, rút nắp cầu chì....)
- Sử dụng đúng các biện pháp và dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa để tránh điện giật và các tai nạn khác.
4. Cách xử lí khi có tai nạn điện:
- Tách nạ nhân ra khỏi nguồn điện
- Cắt nguồn điện: ngắt cầu dao, cầu chì...
- Dùng vật tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
Giải bài 14: An toàn điện - Sách VNEN công nghệ lớp 8 trang 78. Trên đây VnDoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các bạn học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
............................................
Ngoài Soạn Công nghệ 8 VNEN bài 14: An toàn điện. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt