- Tên một số đồ dùng điện thường dùng trong gia đình là: nồi cơm điện, bếp điện từ, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, ti vi, máy hút bụi, quạt, máy tính....
- Theo em, trong số các đồ điện dùng trên, đồ dùng sử dụng nhiều điện năng nhất là điều hòa, tủ lạnh, bếp điện từ...
- Giờ cao điểm trong sử dụng điện là: khoảng thời gian tiêu thụ điện năng nhiều nhất trong ngày.
Soạn Công nghệ 8 VNEN bài 13: Đồ điện trong gia đình
Bài 13: Đồ điện trong gia đình
Soạn Công nghệ 8 VNEN bài 13: Đồ điện trong gia đình được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Hy vọng với tài liệu này các bạn học sinh sẽ có nhiều tài liệu tham khảo, học tốt môn Công nghệ lớp 8. Mời các bạn cùng tham khảo
- Soạn Công nghệ 8 VNEN bài 9: Chi tiết máy và lắp ghép
- Soạn Công nghệ 8 VNEN bài 10: Truyền và biến đổi chuyển động
- Soạn Công nghệ 8 VNEN bài 11: Điện năng trong sản xuất và đời sống
- Soạn Công nghệ 8 VNEN bài 12: Vật liệu và dụng cụ kĩ thuật điện
A. Hoạt động khởi động
- Kể tên một số đồ dùng điện thường dùng trong gia đình?
- Theo em, trong các đồ dùng điện trên, đồ dùng nào được sử dụng nhiều điện năng nhất?
- Em hiểu thế nào là giờ cao điểm trong sử dụng điện?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Phân loại các đồ dùng điện
- Cho biết điện năng có thể chuyển thành các dạng năng lượng nào?
- Hãy chọn các hình ở bên trái với các hình cột bên phải để thành từng cặp cùng nhóm thiết bị sử dụng điện.
- Mỗi thiết bị ở cột bên phải thuộc nhóm đồ dùng điện gì?
Điện năng có thể chuyển thành các dạng năng lượng:
- Quang năng (ánh sáng)
- Nhiệt năng (nhiệt độ)
- Cơ năng (chuyển động)
Chọn các hình bên trái với các hình cột bên phải để thành từng cặp cùng nhóm thiết bị sử dụng điện là:
Mỗi đồ dùng ở cột phải thuộc nhóm đồ dùng điện:
- Hình a: Nhóm đồ dùng điện - nhiệt
- Hình b: Nhòm đồ dùng điện - cơ
- Hình c: Nhóm đồ dùng điện - quang
2. Thông số kĩ thuật của các đồ dùng điện
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Đại lượng điện nào của dụng cụ điện cho chúng ta biết đồ dùng đó có sử dụng được với mạng điện trong gia đình hay không?
2. Đại lượng điện nào của dụng cụ điện cho biết mức độ tiêu thụ điện năng nhiều hay ít?
1. Đại lượng điện áp định mức U của dụng cụ điện cho chúng ta biết đồ dùng đó có sử dụng được với mạng điện trong gia đình hay không
2. Đại lượng công suất định mức P của dụng cụ điện cho biết mức độ tiêu thụ điện năng nhiều hay ít
3. Tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Điện năng tiêu thụ của đồ dùng phụ thuộc vào công suất hay thời gian làm việc của đồ dùng điện?
2. Tính toán điện năng tiêu thụ của các đồ dùng trong một tháng (30 ngày) trên hình 13.2 và cho biết đồ dùng nào tiêu thụ điện năng ít nhất và nhiều nhất?
1. Điện năng tiêu thụ của đồ dùng phụ thuộc vào công suất và cả thời gian làm việc của đồ dùng điện.
2. Điện năng tiêu thụ của các đồ dùng trong một tháng (30 ngày) trên hình 13.2
Đồ dùng điện | Thời gian sử dụng điện 1 tháng | Tiêu thụ điện năng 1 tháng |
a. bếp từ P = 1900 W 1 ngày nấu 30 phút | t = 30 x 30 = 900 (phút) = 15 (giờ) | A = Pt = 1900 x 15 = 28500 Wh = 28,5 kWh |
b. Nồi cơm điện P = 600 W 1 ngày nấu 60 phút | t = 1 x 30 = 30 (giờ) | A = Pt = 600 x 30 = 18000 Wh = 18 kWh |
c. Bóng đèn P = 40 W 1 ngày bật 5 giờ | t = 5 x 30 = 150 (giờ) | A = Pt = 40 x 150 = 6000 Wh = 6 kWh |
d. Điều hòa P = 760 W 1 ngày bật 8 giờ | t = 8 x 30 = 240 (giờ) | A = Pt = 760 x 240 =182400 Wh = 182,4 kWh |
e. Đèn chụp P = 25 W 1 ngày bật 4 giờ | t = x 30 = 120 (giờ) | A = Pt = 25 x 120 = 3000 Wh = 3 kWh |
g. Bình nóng lạnh P = 2500 W 1 ngày bật 30 phút | t = 30 x 30 = 900 (phút) = 15 (giờ) | A = Pt = 2500 x 15 = 37500 Wh = 37,5 kWh |
h. Ti vi P = 80 W 1 ngày mở 3 giờ | t = 3 x 30 = 90 (giờ) | A = Pt = 80 x 90 = 7200 Wh = 7,2 kWh |
i. Quạt P = 60 W 1 ngày bật 8 giờ | t = 8 x 30 = 240 (giờ) | A = Pt = 60 x 240 = 14400 Wh = 14,4 kWh |
=> Như vậy, dựa vào bảng kết quả trên thì điều hòa tiêu thụ điện năng nhiều nhất (182,4 kWh) và bóng đèn chụp tiêu thụ điện ít nhất (3 kWh).
4. Sử dụng hợp lí điện năng
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Giải thích tại sao lại có khoảng thời gian gọi là giờ cao điểm?
2. Khi điện áp của mạng điện giảm xuống, em quan sát xem sự phát sáng của đèn điện, tốc độ quay của quạt điện, thời gian đun sôi nước sẽ như thế nào?
3. Khi gặp những hiện tượng như trên, em sẽ hướng dẫn gia đình xử lí như thế nào để tiết kiệm và không gây hỏng cho thiết bị?
1. Có khoảng thời gian gọi là giờ cao điểm vì trong ngày có một khoảng thời gian lượng điện năng tiêu thụ rất lớn (thắp sáng, nồi cơm điện, tivi, tủ lạnh, điều hòa, quạt,...). Thông thường giờ cao điểm là 18 giờ đến 22 giờ.
2. Khi điện áp của mạng điện giảm xuống, sự phát sáng của đèn điện yếu hơn, tốc độ quay của quạt điện chậm hơn, thời gian đun sôi nước lâu hơn.
3. Khi gặp những hiện tượng như trên, em sẽ hướng dẫn gia đình xử lí:
- Nên tắt bớt những thiết bị điện không cần thiết trong giờ cao điểm.
- Nên cắm cơm, bật bình nóng lạnh...trước giờ cao điểm
C. Hoạt động luyện tập
1. Trả lời các câu hỏi sau:
- Có các loại đồ dùng điện nào trong gia đình? Căn cứ vào đâu để phân loại các đô dùng đó
- Các thông số (số liệu) kĩ thuật của đồ dùng điện là những số liệu gì? Ý nghĩa của từng thông số đó?
- Cách tính điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện? Hãy tính điện năng tiêu thụ trong một tháng của một gia đình có sử dụng các đồ dùng điện như trên hình 13.2
- Tại sao phải sử dụng hợp lí điện năng? Có cách nào để sử dụng hợp lí điện năng?
Các đồ dùng điện trong gia đình là: nồi cơm điện, tivi, quạt điện, điều hòa, bình nóng lạnh, máy tính, bàn là, máy giặt,.... Căn cứ vào các kiểu biến đổi năng lượng (quang năng, nhiệt năng, cơ năng...) để phân loại các đồ dùng đó.
Các thông số (số liệu) kĩ thuật của đồ dùng điện là những số liệu:
- Điện áp định mức U (kí hiệu V): cho biết đồ dùng đó có sử dụng được với mạng điện trong gia đình hay không.
- Cường độ dòng điện định mức I (A): Giúp cho đồ vật hoạt động với công suất cao nhất, đó cũng là giới hạn cho phép của dòng điện
- Công suất định mức P (W): cho biết định mức độ tiêu thụ điện năng nhiều hay ít.
Cách tính điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện: A = Pt
Điện năng tiêu thụ trong một tháng của gia đình sử dụng các đồ dùng điện trên hình 13.2 là:
A = 28,5 + 18 + 6 + 182,4 + 3 + 37,5 + 7,2 + 14,4 = 297 kWh
Phải sử dụng điện năng hợp lí vì:
- Điện năng tiêu thụ rất lớn trong khi khả năng cung cấp điện của các nhà máy điện không đáp ứng đủ nhu cầu
- Khi điện năng tiêu thụ lớn làm điện áp của mạng điện bị giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của đồ dùng điện.
- Công suất làm việc của các đồ dùng điện càng lớn thì tiêu thụ điện càng nhiều làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của các đồ dùng điện.
Cách sử dụng hợp lí điện năng là:
- Giảm bớt tiêu thụ điện trong giờ cao điểm.
- Cần cắt điện một số đồ dùng không thiết yếu: bình nước nóng, lò sưởi, một số đèn không cần thiết, bàn là.
- Ưu tiên sử dụng những đồ dùng tiết kiệm điện
- Luôn vệ sinh, lau chùi sạch sẽ các thiết bị điện
- Tắt hết điện, rút phích cắm khi đi ra ngoài....
2. Em hãy tính toán điện năng tiêu thụ gồm một bóng đèn 220V - 40W, mỗi ngày bật 5 giờ; một bình nước nóng 220V - 1800W, mỗi ngày bật 2 giờ trong vòng một tháng (30 ngày)
Một tháng một bóng đèn bật số giờ là: 5 x 30 = 150 (giờ)
Một tháng bóng đèn tiêu thụ số điện là: 150 x 40 = 6000 (Wh) = 6 (kWh)
Một tháng bình nước nóng bật số giờ là: 2 x 30 = 60 (giờ)
Một tháng bình nước nóng tiêu thụ số điện là: 1800 x 60 = 108000 (Wh) = 108 (kWh)
=> Vậy một tháng tiêu thụ hết số điện là: 6 + 108 = 114 (kWh)
3. Báo cáo thực hành theo mẫu sau:
Họ và tên học sinh: .....................
Lớp: ....................
a. Tiêu thụ điện năng trong ngày ...... tháng ......... năm ...........
b. Tổng điện năng tiêu thụ trong ngày: .............
c. Tổng điện năng tiêu thụ trong tháng: .............
d. Nếu thay thế tất cả các đèn bằng đèn LED lượng điện tiêu thụ chỉ còn: ................
Ví dụ mẫu:
Họ và tên học sinh: Nguyễn Thị Trà My
Lớp: 8A
a. Tiêu thụ điện năng trong ngày 17 tháng 10 năm 2019
b. Tổng điện năng tiêu thụ trong ngày là: 10050 (Wh) = 10,05 (kWh)
c. Tổng điện năng tiêu thụ trong tháng là: 10,05 x 30 = 301,5 (kWh)
d. Nếu thay thế tất cả các đèn bằng đèn LED lượng điện tiêu thụ chỉ còn: 9810 (Wh) = 9,81 (kWh)
D. Hoạt động vận dụng
1. Về nhà tìm hiểu các đồ dùng điện trong nhà và thực hiện các yêu cầu sau:
- Trong gia đình em có những đồ dùng điện nào vào thuộc loại đồ dùng gì?
- Đọc và tìm hiểu ý nghĩa của các thông số kĩ thuật ghi trên những đồ dùng điện trong gia đình
- Tính toán điện năng tiêu thụ của gia đình trong một tháng dựa vào công suất và thời gian sử dụng của các đồ dùng gia đình, so sánh với điện năng tiêu thụ tháng đó trên công tơ điện
- Tìm hiểu và trao đổi với người nhà xem gia đình mình đã sử dụng điện năng hợp lí chưa? Nếu chưa hãy bàn cách khắc phục.
Ví dụ mẫu:
Trong gia đình em có những đồ dùng điện vào thuộc loại đồ dùng:
- Bóng điện (quang năng)
- Bếp điện (nhiệt năng)
- Quạt (cơ năng)
- Máy giặt (cơ năng)
- Nồi cơm điện (nhiệt năng)
- Tủ lạnh (nhiệt năng)
Thông số kĩ thuật ghi trên những đồ dùng điện trong gia đình:
- Bóng điện (25 W)
- Bếp điện (1800 W)
- Quạt (50 W)
- Máy giặt (1300 W)
- Nồi cơm điện (500 W)
- Tủ lạnh (120 W)
Tính toán điện năng tiêu thụ trong 1 tháng:
STT | Tên đồ dùng điện | Công suất điện P (W) | Số lượng | Thời gian hoạt động trong ngày (h) | Tiêu thụ điện năng trong ngày A (Wh) |
1 | Bóng điện | 25 | 3 | 5 | 375 |
2 | Bếp điện | 1800 | 1 | 3 | 5400 |
3 | Quạt | 50 | 2 | 4 | 400 |
4 | Máy giặt | 1300 | 1 | 1 | 1300 |
5 | Nồi cơm điện | 500 | 1 | 2 | 1000 |
6 | Tủ lạnh | 120 | 1 | 12 | 1440 |
=> Tổng lượng điện tiêu thụ trong một tháng là: 9910 x 30 = 297450 (Wh) = 297,45 (kWh)
Em thấy gia đình mình đã sử dụng điện năng hợp lí.
Giải bài 3: Đồ điện trong gia đình - Sách VNEN công nghệ lớp 8 trang 71. Trên đây sẽ hướng dẫn trả lời các câu hỏi, phần bài tập trong SGK môn Công nghệ lớp 8. Mời các bạn cùng tham khảo
............................................
Ngoài Soạn Công nghệ 8 VNEN bài 13: Đồ điện trong gia đình. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt