Dàn ý Phân tích Bàn luận về phép học
Dàn ý phân tích bài Bàn luận về phép học
Dàn ý phân tích bài Bàn luận về phép học mẫu 1
1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Thiếp - một viên quan dưới triều nhà Lê, có nhiều đóng góp cho xây dựng đất nước về chính trị.
- Bàn luận về phép học là một bài tấu đã khát quát và đưa ra một cách khách quan nhất về mục đích của việc học và cách học sao cho đúng đắn đạt hiệu quả.
2. Thân bài
a. Bàn luận về mục đích của việc học
- Khái quát mục đích của việc học: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” => chân lí học tập đúng đắn từ lâu đời
- Chỉ bằng con đường học tập thì con người mới trưởng thành, là người có đạo đức
- Học là một quá trình tất yếu, quy luật muôn đời
- Phê phán lối học hình thức
- Nêu lên hậu quả khôn lường của những lối học tiêu cực ấy
⇒ Những lời bàn luận sâu sắc, nghiêm túc, xác đáng với tầm nhìn cao rộng, đầy tâm huyết với nước nhà
b. Bàn luận về cách học
- Phê phán những cách học sai lầm và nêu rõ mục đích tai hại của nó
- Tác giả cũng đã trình bày quan điểm tích cực của mình về chủ trương phát triển sự học cho thật hiệu quả
- Bên cạnh đó tác giả còn nêu lên chủ trương phát triển sự học sâu rộng khắp cả nước
⇒ Về nội dung học, tác giả vẫn đi theo truyền thống cũ, không đưa ra điều gì mới mẻ mà chủ yếu là cải cách về phương pháp học
c. Tác dụng của phép học
- Mục đích học chân chính, cách học tích cực sẽ là cơ sở vững chắc cho đạo học, bồi dưỡng được nhân tài cho quốc gia
⇒ Tin tưởng rằng, học chân chính nhất đinh trường tồn và cũng gửi gắm niềm hi vọng về tương lai tốt đẹp của đất nước
3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật: Là bản tâu của Nguyễn Thiếp về việc học để phần nào củng cố, kiến thiết xây dựng nước nhà phát triển theo hướng chú trọng giáo dục.
- Liên hệ: Bản thân mỗi người nhất là học sinh cần chú trọng việc học tập, tu dưỡng để đưa đất nước ngày càng giàu đẹp bằng con đường học tập chân chính
Dàn ý phân tích tác phẩm Bàn luận về phép học mẫu 2
A. Mở bài:
- “Bàn luận về pháp học” là một văn bản chính luận sắc bén, ngắn gọn của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.
B. Thân bài:
Luận điểm 1: Tác giả nêu lên mục đích chính của việc học
- Lựa chọn cách nói trực tiếp, không vòng vo, tác giả khẳng định mục đích chính của việc học là học đạo lí, học làm người bằng sự so sánh, liên tưởng đến hiện tượng có thật: ngọc không mài không thành đồ vật.
Luận điểm 2: Phê phán những lối học sai trái, lệch lạc, không đạt hiệu quả
- Tác giả tiếp tục nêu thẳng thực trạng nền giáo dục nước ta từ khi lập quốc đã bị thất truyền. Các lối học ông đưa ra phê phán bao gồm:
+ Lối học a dua, hình thức
+ Lối học hòng cầu danh lợi
+ Đặc điểm chung của cả 2 lối học này và những lối học tiêu cực khác là đều không quan tâm đến tam cương, ngũ thường, đến kiến thức thực học mà chỉ để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng.
+ Kết quả của những lối học lệch lạc: Hỏng từ chúa đến quần thần đến dân chúng. Chính điều ấy là một trong những nguyên nhân khiến nước mất nhà tan, vận nước ngắn ngủi, đời sống nhân dân không thể phát triển, văn minh được.
Luận điểm 3: Tác giả đề ra những phương pháp học đúng đắn, hiệu quả
- Mở rộng trường học, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cả nước được đi học không kể giai cấp, tầng lớp.
- Về tư tưởng, đạo lí gốc thì nhất định phải theo Chu Tử
- Về phương pháp học: học từ đơn giản đến phức tạp, tiến dần theo từng cấp học, học gắn liền với thực hành
⇒ Kết quả: đào tạo được nhân tài, nhà nước thịnh trị
- Ý nghĩa của phép học chân chính: tác giả dùng cách nói tăng tiến để thấy được mối quan hệ giữa giáo dục với chính trị: giáo dục tạo ra người tài đức, đất nước có người tài thì sẽ thái bình thịnh trị.
Luận điểm 4: Nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ
- Cách hành văn ngắn gọn, dễ hiểu, thuyết phục, không bị vòng vo, rườm rà.
C. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị tác phẩm: Với cách lập luận chặt chẽ, tác phẩm đã đưa ra được mục đích và phương pháp của việc học chân chính.
- Liên hệ, đánh giá: Qua đó, ta thấy được tài năng, tấm lòng của tác giả với sự nghiệp xây dựng đất nước.
Văn mẫu Phân tích Bàn về phép học
Mời các bạn tham khảo các bài văn mẫu Phân tích tác phẩm Bàn về phép học tại đây: Phân tích bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
..............................
Trên đây VnDoc đã tổng hợp Dàn ý phân tích tác phẩm Bàn luận về phép học cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục văn mẫu lớp 8 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Văn 8.