Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phiếu góp ý Dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học

Dưới đây là Mẫu góp ý dự thảo thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học, mời các bạn tham khảo.

1. Phiếu góp ý dự thảo thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên - Mẫu 1

UBND HUYỆN…..
TRƯỜNG TH - THCS…..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

V/v góp ý dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học.

…..., ngày tháng .. năm 2024

Kính gửi: Ban giám hiệu nhà trường

Họ và tên người góp ý: …………………

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị: Trường TH - THCS……………

Thực hiện Công văn số 265/PGDĐT ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức góp ý dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học. Tôi xin góp ý dự thảo Thông tư. Cụ thể như sau:

1. Thông tin chung

- Hình thức tổ chức góp ý: Góp ý bằng văn bản

2. Các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông: Không

3. Thống kê những nhiệm vụ kiêm nhiệm và hoạt động chuyên môn đã được chi trả thù lao bằng mức tiền hoặc mức phụ cấp theo bảng sau:

Những nhiệm vụ kiêm nhiệm và hoạt động chuyên môn đã được chi trả thù lao bằng mức tiền hoặc mức phụ cấp

Các văn bản quy định, hướng dẫn

Cách thức chi trả

Nguồn chi trả

4. Nội dung góp ý cụ thể đối với dự thảo Thông tư

Điều, khoản, điểm

Nội dung dự kiến quy định tại Dự thảo

Nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung

Ghi chú

Điểm a, khoản 2, điều 6

Giáo viên trường tiểu học là 23 tiết, giáo viên trường trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trường trung học phổ thông là 17 tiết

Giáo viên trường tiểu học là 23 tiết, giáo viên trường trung học cơ sở là 17 tiết, giáo viên trường trung học phổ thông là 17 tiết

Nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trường trung học phổ thông tương đồng nhau

5. Ý kiến góp ý khác (nếu có): Không

Nơi nhận:

- Như trên;

-………..

……………

NGƯỜI GÓP Ý
(Ký tên)

2. Phiếu góp ý dự thảo thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên - Mẫu 2

UBND THÀNH PHỐ …….
TRƯỜNG TH……

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU XIN Ý KIẾN
Dự thảo Thông tư Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học

I. THÔNG TIN NGƯỜI GÓP Ý

Họ và tên:……..

Chức vụ/Đơn vị công tác:Trường tiểu học ..

Địa chỉ email:..

Số điện thoại liên hệ:...

II. Ý KIẾN GÓP Ý

1. Các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông:

a/ Cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông còn mất cân đối. "Vấn đề thừa, thiếu cục bộ giáo viên mầm non, phổ thông diễn ra tại nhiều địa phương, trong từng cơ sở giáo dục, trong từng cấp học, môn học vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nhiều địa phương không đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đặc biệt, thiếu một số lượng lớn giáo viên để đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018".

b/ Việc thực hiện, tuyển dụng, bố trí, điều động giáo viên tại các địa phương, cơ sở giáo dục còn nhiều vướng mắc, bất cập. "Việc bỏ biên chế suốt đời đối với giáo viên và thực hiện cơ chế tuyển dụng giáo viên như những viên chức thông thường đã và đang bộc lộ một số hạn chế:

Tuyển dụng đúng quy trình nhưng chú trọng đến kiến thức quản lý nhà nước nhiều hơn kỹ năng nghiệp vụ. Khó tuyển được người giỏi vào ngành. Chuyển biên chế suốt đời của giáo viên sang chế độ làm việc theo hợp đồng, hưởng lương theo vị trí việc làm nhưng không có quy định đặc thù nên không thực hiện được công tác điều động, biệt phái giáo viên từ vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi lên vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn công tác.

c/ Việc thực hiện tinh giản biên chế theo yêu cầu chung gặp nhiều khó khăn đối với ngành giáo dục vì đặc điểm nghề nghiệp của nhà giáo là dạy học và giáo dục theo cấp học, môn học. Số lượng biên chế tinh giản trong ngành Giáo dục chủ yếu là do giáo viên nghỉ chế độ, chuyển công tác, dẫn tới khó khăn trong bố trí, sắp xếp giáo viên theo định mức, theo chuyên môn đào tạo khi thực hiện yêu cầu tuyển dụng theo quy định mới.

d/ Các chính sách tiền lương mặc dù đã được quan tâm nhưng còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với vị trí, vai trò của nhà giáo; chưa tạo động lực để nhà giáo gắn bó với nghề. Nếu coi nhà giáo là nguồn nhân lực đặc biệt của đất nước, là nhân lực của nhân lực" thì điều kiện làm việc của nhà giáo cần có sự sáng tạo, chính sách tiền lương, các chế độ đãi ngộ, tôn vinh, khen thưởng đối với nhà giáo cũng cần có các quy định riêng, tương xứng với vị thế và đặc thù lao động của nhà giáo.

e/ Cơ chế để thu hút người giỏi thi tuyển vào ngành sư phạm và tham gia tuyển dụng nhà giáo nên một số môn học, cấp học còn xảy ra tình trạng thiếu nguồn để tuyển dụng.

f/ Chưa có đầy đủ chế tài để quản lý nhà giáo ngoài công lập. Các quy định của pháp luật hiện hành, nhất là Luật viên chức chủ yếu quản lý đối với đội ngũ nhà giáo đã được tuyển dụng vào viên chức.

Trong khi đó, trước áp lực về tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy thì giải pháp để giảm gánh nặng về ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục nói chung, đội ngũ nhà giáo nói riêng là mở rộng hệ thống giáo dục ngoài công lập. Tuy nhiên, chính sách đối với nhà giáo ngoài biên chế, giáo viên công tác trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập chưa được quan tâm đúng mức.

2. Thống kê những nhiệm vụ kiêm nhiệm và hoạt động chuyên môn đã được chi trả thù lao bằng mức tiền hoặc mức phụ cấp theo bảng sau:

Những nhiệm vụ kiêm nhiệm và hoạt động chuyên môn đã được chi trả thù lao bằng mức tiền hoặc mức phụ cấp

Các văn bản quy định, hướng dẫn

Cách thức chi trả

Nguồn chi trả

* Chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn; Bí thư chi Đoàn; Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn; Trưởng ban TTND; Thư kí hội đồng trường; Bí thư, phó bí thư chi bộ…

Thông tư 78/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác

a) Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được xác định bằng công chức sau:

Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác

=

Hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm

x

Mức lương tối thiểu chung

x

(10%)

Ngân sách nhà nước

3. Nội dung góp ý cụ thể đối với dự thảo Thông tư

Điều, khoản, điểm

Nội dung dự kiến

quy định tại Dự thảo

Nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung

Số người đề nghị điều chỉnh, bổ sung (theo từng nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung)

Ghi chú

Tổng

Tiểu học

THCS

THPT

GDTX

Trường PT có nhiều cấp học

Phòng, Sở GDĐT

4. Ý kiến góp ý khác (nếu có): không có

…..., ngày ... tháng ... năm ....

NGƯỜI GÓP Ý

(Ký, ghi rõ họ tên)

3. Phiếu góp ý dự thảo thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên - Mẫu 3

TRƯỜNG TH&THCS …..
Tổ khối ……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GÓP Ý DỰ THẢO THÔNG TƯ
Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học

1. Thông tin chung:

  • Hình thức tổ chức góp ý: Họp trực tuyến.
  • Tổng số người tham gia góp ý: 7 người.

2. Các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông:

Khi thực hiện các quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, có một số khó khăn và vướng mắc thường gặp như sau:

+ Áp lực công việc cao:

  • Giáo viên phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ ngoài giảng dạy như chuẩn bị bài, chấm bài, họp hành, phụ đạo học sinh yếu, tổ chức hoạt động ngoại khóa, v.v.
  • Thời gian làm việc thực tế thường vượt quá quy định.

+ Định mức giờ dạy chưa phù hợp:

  • Định mức tiết dạy hiện hành đối với một số giáo viên còn quá cao, ảnh hưởng đên sức khỏe và chất lượng giảng dạy của giáo viên, định mức giờ dạy chưa phù hợp có thể chưa tính đến đặc thù môn học, cấp học.
  • Khó đảm bảo chất lượng giảng dạy khi phải dạy quá nhiều giờ.

+ Khó khăn trong đánh giá, xếp loại:

  • Tiêu chí đánh giá còn chung chung, thiếu cụ thể.
  • Khó lượng hóa một số nhiệm vụ ngoài giảng dạy.

+ Chế độ đãi ngộ chưa tương xứng:

  • Lương và phụ cấp chưa tương xứng với khối lượng công việc.
  • Thiếu chính sách khuyến khích giáo viên nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp.

+ Cơ sở vật chất hạn chế:

  • Thiếu phòng làm việc, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy.
  • Ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

+ Áp lực từ phía phụ huynh và xã hội:

  • Kỳ vọng cao về kết quả học tập của học sinh.
  • Yêu cầu giáo viên phải liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng.

+ Khó khăn trong việc cân bằng công việc-cuộc sống:

  • Thời gian làm việc kéo dài ảnh hưởng đến đời sống cá nhân.
  • Stress và áp lực tâm lý do công việc.

3. Thống kê những nhiệm vụ kiêm nhiệm và hoạt động chuyên môn đã được chi trả thù lao bằng mức tiền hoặc mức phụ cấp theo bảng sau:

Những nhiệm vụ kiêm nhiệm và hoạt động chuyên môn đã được chi trả thù lao bằng mức tiền hoặc mức phụ cấp

Các văn bản quy định, hướng dẫn

Cách thức chi trả

Nguồn chi trả

4. Nội dung góp ý cụ thể đối với dự thảo Thông tư:

Điều khoản, điểm

Nội dung dự kiến quy định tại dự thảo

Nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung

Số người đề nghị điều chỉnh bổ sung

Ghi chú

Khoản 2- Điều 4

Trường hợp phải phân công giáo viên dạy nhiều hơn định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần (bao gồm cả các tiết dạy quy đổi đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm) thì số tiết dạy vượt quá không lớn hơn 25% định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần.

Trường hợp phải phân công giáo viên dạy nhiều hơn định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần (bao gồm cả các tiết dạy quy đổi đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm) thì số tiết dạy không vượt quá 25% định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần.

7

Khoản 3-Điều 7

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không được quy đổi chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 Thông tư này thay thế cho định mức tiết dạy được quy định tại khoản 2 Điều này.

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường Tiểu học thì không nhất thiết phải tham gia giảng dạy vì giáo viên chủ nhiệm hiện đảm nhiệm nhiều môn.

7

Tổ trưởng chuyên môn

Thư ký

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm