15 Trò chơi nhỏ giữ trật tự khi học sinh mất tập trung dành cho giáo viên Tiểu học
15 Trò chơi nhỏ giữ trật tự khi học sinh mất tập trung mà giáo viên Tiểu học nên biết giúp các thầy cô có những phương pháp giảng dạy hiệu quả, các tiết học đạt kết quả cao. Mời các thầy cô cùng tham khảo.
Trò chơi giữ trật tự khi học sinh mất tập trung
- 1. Trò chơi Ban nhạc đặc biệt
- 2. Trò chơi Chim bay cò bay
- 3. Trò chơi Con thỏ ăn cỏ
- 4. Trò chơi: Bàn tay diệu kì
- 5. Trò chơi đặt tên cho bạn
- 6. Trò chơi Hát đếm số
- 7. Trò chơi tôi bảo
- 8. Trò chơi Mưa rơi
- 9. Trò chơi Con muỗi
- 10. Trò chơi: cô bảo
- 11. Trò chơi Cao – Thấp – Dài – Ngắn
- 12. Trò chơi Nói và làm ngược
- 13. Trò chơi Ngón tay nhúc nhích
- 14. Trò chơi Trời, Đất, Nước
- 15. Trò chơi Thụt – Thò
- 16. Trò chơi cô gọi - trò trả lời
- 17. Trò chơi Đứng, ngồi, nằm, ngủ
- Các biện pháp giữ trật tự lớp học
1. Trò chơi Ban nhạc đặc biệt
Mục đích, ý nghĩa: Rèn luyện khả năng tập trung tư tưởng, tinh thần tập thể, phản xạ nhanh nhạy cho các em.
Cách chơi:
- Quản trò quy định một nhóm đóng giả gà con.
- Nhóm khác đóng giả gà mái, nhóm khác nữa đóng giả gà trống.
- Khi được đọc đến tên mình cùng động tác chỉ tay của quản trò lập tức nhóm phải phát ra tiếng kêu của gà.
Ví dụ: Gà con kêu chíp chíp..., Gà mái kêu cục...cục... Gà trống kêu: ò, ó, o, o. Lệnh được phát ra liên tục cho ba nhóm sẽ tạo ra bản nhạc rất vui.
Chú ý: Để xem nhóm nào phản xạ tốt nhất, quản trò vừa làm động tác chỉ vào nhóm đó nhưng lại nói tên gà của nhóm khác, các em sẽ phát hiện ra tiếng kêu nhầm.
Luật chơi: Quản trò chỉ tay nhóm nào mà nhóm đó không đọc được hoặc đọc chậm hoặc đọc sai theo quy định thì phạm luật.
2. Trò chơi Chim bay cò bay
Mục đích: Rèn luyện trí nhớ, phản xạ tốt, khéo léo, là hình thức tập thể dục nhẹ nhàng, vận động cánh ta, cổ tay đỡ mỏi.
Số lượng: Toàn bộ học sinh trong lớp
Địa điểm: Đứng tại chỗ trong phòng học.
Thời gian: 1 -> 3 phút
Cách chơi: Học sinh đứng tại chỗ trong lớp học, quản trò đứng phía trên bục giảng.
Người điều khiển hô “chim bay” đồng thời giang hai cánh tay như chim đang bay. Cùng lúc đó mọi người phải làm động tác và hô theo người điều khiển. Nếu người điều khiển hô những vật không bay được như “nhà bay” hay “bàn bay” mà người nào làm động tác bay theo người điều khiển hay những vật bay được mà lại không làm động tác bay thì sẽ bị phạt để lôi cuốn hơn, có thể biến tấu thêm phần “cá lặn” hay “tàu lặn,vịt lặn”…để xem kẽ với trò “Chim bay, cò bay”
3. Trò chơi Con thỏ ăn cỏ
Mục đích: Rèn luyện trí nhớ, phản xạ nhanh, vận động tay.Số lượng: Toàn bộ học sinh trong lớp
Địa điểm: Đứng tại chỗ trong phòng.Thời gian: 2 -> 4 phút
Cách chơi:
Quản trò: Đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”
Người chơi: Lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ” và cũng chụm tay theo- Quản trò : Đưa tay này qua tay kia hô “Ăn cỏ”
Người chơi: Làm theo và nói “ăn cỏ”
Quản trò: Đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
Người chơi: Làm theo và nói “Uống nước”
Quản trò: Đưa tay lên lỗ tai hô “chui vào hang”
Người chơi: Làm theo và nói “chui vào hang”.
Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh, khẩu lệnh không theo thứ tự “Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, chui vào hang” nữa. (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau)
4. Trò chơi: Bàn tay diệu kì
Yêu cầu: Học sinh đứng tại chỗ trong lớp
Cách chơi:
- Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
- Người điều khiển hô: Bồng con hát ru- tất cả vòng hai cánh tay ra phía trước và đung đưa như đang bế ru con.
- Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
- Người điều khiển hô: Chăm chút con từng ngày – tất cả úp bàn tay lên má và nghiêng đầu.
- Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
- Người điều khiển hô: Sưởi ấm con ngày đông- tất cả đặt chéo 2 lên ngực và khẽ lắc lư người.
- Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
- Người điều khiển hô: Là gió mát đêm hè- tất cả làm động tác như đang quạt.
- Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay giơ ra phía trước.
- Người điều khiển hô: Là bàn tay kì diệu – tất cả giơ 2 cánh tay lên cao và hô to “bàn tay kì diệu”
5. Trò chơi đặt tên cho bạn
Mục đích, ý nghĩa:
- Rèn luyện vốn từ ngữ, phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt, hài hước.
- Tạo không khí vui vẻ đoàn kết thân thiện.
- Biết tên nhau khi tổ chức các buổi giao lưu.
Nội dung: Nói tên bạn và một đặc điểm tính cách theo chữ cái đầu của tên bạn.
Hướng dẫn:
Quản trò nói: “Tôi thương, tôi thương”
Tập thể hỏi: “Thương ai, thương ai”
Quản trò nói: “Lan lúc lắc”
Lan nói: “Tôi thương, tôi thương” .
Tập thể hỏi: “Thương ai, thương ai”
Lan nói: “Hải him híp”.
Hải nói: “Tôi thương, tôi thương”
Tập thể hỏi: “Thương ai, thương ai”
Hải nói: ........Cứ thế trò chơi diễn ra.
Luật chơi:
Phải nói được tên bạn và 2 từ ghép có cùng chữ cái đầu của tên bạn cho có nghĩa.
Ai ngập ngừng không nói hoặc chậm nhịp là phạm luật.
Nói không có nghĩa hoặc khác chữ cái đầu của tên bạn là phạm luật.
Một bạn có thể nhắc đến nhiều lần nhưng không được nói lại từ mà bạn trước đã nói.
Hai người có thể đối đáp tay đôi nhưng không được nhắc lại từ mình đã ghép lần trước.
Có thể chỉ nói 1 từ hoặc 1 cụm từ nhưng phải có nghĩa và cùng chữ cái đầu. Ví dụ: Lan lắt la lắt léo, Lan lúng liếng,.…
Tất cả các tài liệu về kinh nghiệm giảng dạy học tập, các thầy cô tham khảo các nhóm dành cho giáo viên sau đây: Nhóm Cộng Đồng Giáo Viên.Tại đây các thầy cô có thể chia sẻ kinh nghiệm dạy học, kinh nghiệm soạn bài, các vấn đề liên quan đến giáo dục, .....
6. Trò chơi Hát đếm số
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra
Ví dụ:
Quản trò đưa 1 ngón tay thì Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”
Quản trò đưa 2 ngón tay thì Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”
Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt
7. Trò chơi tôi bảo
Cách chơi:
Quản trò hô: “Tôi bảo tôi bảo”
Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì”
Quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái”
Người chơi: vỗ tay 2 lần
Khi quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo.
Nếu như quản trò không nói “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt
8. Trò chơi Mưa rơi
Cách chơi: Quản trò giơ tay lên cao thì nói “Mưa rơi mưa rơi” – quản trò đưa tay càng cao thì người chơi vỗ tay càng lớn – quản trò đưa tay thấp xuống thì người chơi vỗ tay càng nhỏ. Quản trò phải nhanh nhẹn đưa tay lên xuống liên tục – trò chơi không có phạt
9. Trò chơi Con muỗi
Cách chơi: người chơi đứng thành hàng dài, dọc, ngang
Quản trò (hô to): “Tay đâu” (2 lần)
Người chơi (hô to): “Tay đây” (2 lần)
Quản trò bắt bài hát: “Mình dài dài dáng thon thon ngày ngày chui rút ở trong bụi rơm,chiều tà tà tối bay ra nhằm vào con mắt mà chích người ta” – và người chơi làm theo hành động chích vào mắt người bên phải mình.
Quản trò tiếp tục đưa ngón tay lên và làm con muỗi – người chơi cũng tiếp tục đưa ngón tay lên và cùng với quản trò kêu “O …O” và quản trò la to “cắn vào má” và người chơi làm theo quản trò lại hô to “đập” và người kế bên “đập” thật mạnh vào con muỗi. Người chơi phải làm theo lời nói của quản trò chứ không làm theo hành động của quản trò
Ví dụ: quản trò nói cắn vào miệng mà tay của quản trò cắn vào tai thì người chơi không làm theo – nếu làm sai sẽ bị phạt
10. Trò chơi: cô bảo
Cách chơi:
Cô: cô bảo, cô bảo.
Trò: Bảo gì? Bảo gì?
Cô: cô bảo cả lớp hãy yên lặng....
Cô bảo cả lớp khoanh tay lên bàn....
Cô bảo cả lớp hãy lắng nghe cô giảng bài…
11. Trò chơi Cao – Thấp – Dài – Ngắn
Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
Địa điểm: trong phòng
Thời gian: 5 phút
Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình) hô: Cao – Thấp – Dài – Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai
Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầu
12. Trò chơi Nói và làm ngược
Địa điểm: trong phòng học Thời gian: 5 phút
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt
13. Trò chơi Ngón tay nhúc nhích
Địa điểm: trong phòng học
Thời gian: 5 phút
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm:
“Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón
Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho đến hết bàn tay
Nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt
14. Trò chơi Trời, Đất, Nước
Mục đích, ý nghĩa: Giáo dục cho các em tính nhanh nhẹn, hoạt bát, rèn luyện khả năng tập trung tư tưởng
Cách chơi:
- Quản trò nói: “Trời” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Chim” .
- Quản trò nói “Nước” và chỉ vào ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cá”.
- Quản trò nói “Đất” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cây”.
- Ngược lại quản trò nói “Chim” thì người được chỉ phải nói là “Trời”...
- Cứ như thế, nhanh dần tốc độ của trò chơi sẽ có em nhầm, nhưng em đó sẽ phải làm các động tác bay, bơi cho tập thể xem.
Luật chơi: Không nói theo đúng quy định hoặc đến lượt mà trả lời chậm thì bị phạt.
Chú ý: Trước khi thực hiện trò chơi với từng người, quản trò cho tập thể thuộc các từ đó đáp như trên.
15. Trò chơi Thụt – Thò
Thời gian: 2 -> 3 phút
Cách chơi:
Quản trò hô: “Thụt” (đồng thời khuỷ tay thụt ra sau) – “Thò” (đồng thời đẩy tay lên trước). Người chơi vừa làm vừa hô theo quản trò. Quản trò phải nhanh nhẹn và hô nhiều lần, nếu người chơi làm sai sẽ bị bắt ra phạt
Tương tự có thể chuyển thành nắm, mở và ngược lại động tác.
16. Trò chơi cô gọi - trò trả lời
Các chơi: Cô gọi tên các con vật và học sinh phải nhanh chóng hô to tiếng kêu của con vật đó, và cô gọi tên một loài hoa thì học sinh sẽ hô to thơm quá, thơm quá hoặc đẹp quá, và cho đến khi cô gọi “học sinh, học sinh” thì học sinh trả lời: “Im lặng, Im lặng” và tiếp tục nghe cô giảng bài. Ví dụ:
Cô giáo: Gà trống, gà trống
Học sinh: Ò Ó O
Cô giáo: Gà mái, gà mái
Học sinh: Cục tác cục tác
Cô giáo: Con lơn, con lợn
Học sinh: Ủn ỉn, Ủn Ỉn
Cô giáo: Mai vàng, mai vàng
Học sinh: Đẹp quá, đẹp quá
Cô giáo: Hoa sen, hoa sen
Học sinh: Thơm quá, thơm quá
Cô giáo: Học sinh, học sinh
Học sinh: Im lặng, Im lặng
17. Trò chơi Đứng, ngồi, nằm, ngủ
Nội dung:
Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:
Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.
Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.
Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.
Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.
Cách chơi:
Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.
Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo).
Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.
Phạm luật:
Những trường hợp sau phải chịu phạt:
Làm động tác sai với lời hô của quản trò.
Không nhìn vào quản trò.
Làm chậm, làm không rõ động tác.
Chú ý:
Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
Quản trò dùng những từ khác để “lừa” người chơi như tiến, lùi, khò… tạo không khí..
Các biện pháp giữ trật tự lớp học
Dưới đây là những cách để những học sinh ồn ào phải giữ trật tự - tập trung vào lời giáo viên nói. Việc bạn sử dụng nó hiệu quả đến đâu còn phụ thuộc vào năng lực giảng dạy, tính cách, sở thích, phong cách học tập của học sinh… Các bạn có thể áp dụng để giúp lớp học, tiết học của mình luôn trật tự và các học sinh luôn lắng nghe bài giảng.
- 12 Câu hiệu lệnh ổn định trật tự lớp học
- Biện pháp khiến học sinh giữ trật tự trong lớp hiệu quả
- 10 Kinh nghiệm quản lý lớp học trật tự, tạo tiết học hiệu quả
- 14 Kinh nghiệm thực tế rèn học sinh trật tự, không nói chuyện nhiều
15 Trò chơi nhỏ giữ trật tự khi học sinh mất tập trung cho các thầy cô tham khảo có các phương pháp dạy học hay và hấp dẫn, nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô cùng tham khảo thêm Chế độ quyền lợi của giáo viên, công chức, viên chức, và các kì thi giáo viên giỏi, thi viên chức, công chức được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên.