Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

8 Trò chơi giờ kể chuyện hay nhất dành cho trẻ mầm non

Giờ kể chuyện là giờ học tuyệt vời cho sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ dưới 3 tuổi. Các câu chuyện có thể rất đơn giản nhưng gồm những cấu trúc câu từ lặp đi lặp lại giúp trẻ dễ nhớ và có thể nói lại được. Làm sao để tạo sự hứng thụ cho trẻ trong giờ kể chuyện? VnDoc.com xin giới thiệu tới bạn đọc 8 Trò chơi giờ kể chuyện hay nhất dành cho trẻ mầm non để tạo sự hứng thụ cho trẻ trong giờ kể chuyện. Mời các cô tham khảo chi tiết sau đây.

1. Trò chơi trong giờ kể chuyện "Cóc kiện trời"

Với câu chuyện này, cô có thể cho trẻ chơi trò chơi trước khi kể, và cũng vừa để gây hứng thú cho trẻ trước khi nghe kể chuyện. Cô cho trẻ chơi: bắt chước tạo dáng

Cách chơi: cô mở nhạc cho trẻ bắt chước cách đi của các con vật theo từng bài hát. (ví dụ : bài “một con vịt” thì các bé phải bắt chước hành động của con vịt. Tương tự các bài hát khác.

Khi hát đến bài: chú ếch con thì cô hỏi các con vừa bắt chước tạo dáng con gì?

Có một con cũng cùng họ hàng với ếch là con gì?

Cô có một câu chuyện kể về một chú Cóc đã giúp muôn loài thoát khỏi chết khát. Muốn biết chú Cóc đã giúp muôn loài bằng cách nào thì các con hãy lắng nghe cô kể nhé.

Cô kể mẫu lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ

+ Cô kể đến đoạn “một hôm các loài vật họp lại bàn nhau…”. Cô tạo tình huống : các con thử đoán xem cac con vật bàn nhau chuyện gì?

+ Muốn biết muôn loài bàn nhau chuyện gi các con cô kể tiếp câu chuyện nha.

+ Cô kể đến đoạn “Ngọc Hoàng tức giận bèn sai bầy gà ra mổ Cóc…”. Các con đoán xem bầy gà có mổ được Cóc không? Lắng nghe cô kể tiếp nhé.

Cô nói nội dung câu chuyện: câu chuyện kể về một chú Cóc tuy bé nhỏ nhưng đã kiện được trời để cứu muôn loài không bị chết vì khát dù trải qua nhiều khó khăn.

2. Trò chơi trong giờ kể chuyện "Ba cô gái"

Cô giảng giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Biết được cô cả, cô 2 vì không có lòng hiếu thảo lên bị trừng phạt biến thành các con vật, còn cô 3 là người con hiếu thảo nên được hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

  • Cô giáo có thể cho trẻ đóng kịch phỏng lại nội dung câu chuyện.
  • Chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm đóng vai một nhân vật: bà mẹ, sóc, chị cả, chị 2, cô út.
  • Cô là người dẫn chuyện để dẫn dắt các nhóm kể chuyện nối tiếp câu chuyện 3 cô gái.

Trò chuyện về cảm nhận của trẻ về vai mà nhóm trẻ đóng trong câu chuyện.

3. Trò chơi trong giờ kể chuyện "Sự tích dưa hấu"

Trò chơi: Ghép tranh

– Cô nêu cách chơi và luật chơi:

+ Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội và phát cho mỗi đội một số tranh quả dưa hấu cắt rời, yêu cầu trẻ khi có hiệu lệnh đầu tiên chạy lên tìm và ghép lên 1 mảnh ghép và chạy về cho bạn khác lên và tìm tiếp khi nào ghép đúng thành một quả dưa hấu và cứ thế khi hết thời gian đội nào ghép nhiều nhất sẽ thắng cuộc.

+ Luật chơi: Một lần lên chỉ được lấy một mảnh ghép.

– Cô cho cháu tiến hành chơi .

– Cô nhận xét kết quả của 2 đội .

4. Trò chơi trong giờ kể chuyện “Đôi bạn tốt”

Cô giảng nội dung cho trẻ nghe: Vịt mẹ đi chợ gửi vịt con sang nhà bác gà mái. Gà mái gọi gà con ra chơi với vịt con, gà con rủ vịt con ra v­ườn chơi. Gà con bới đất tìm giun, vịt con không bới đ­ợc nên gà con đã đuổi mắng vịt con đi.Có con cáo định xông ra bắt gà con, may nhờ có vịt nên gà con thoát chết. Gà con ân hận và xin lỗi vịt con. Từ đó hai bạn gà, vịt chơi với nhau rất thân.

Trò chơi “Vịt, gà đi kiếm mồi”

  • Cho trẻ đứng xung quanh cô.
  • Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
  • Tổ chức cho trẻ chơi
  • Bật nhạc cho trẻ vận động theo lời bài hát.
  • Khuyến khích động viên trẻ

5. Trò chơi trong giờ kể chuyện "Sự tích Hồ Gươm"

Cô giảng nội dung cho trẻ nghe: Câu chuyện kể về vị anh hùng dân tộc Lê Lợi và nghĩa quân nhờ gươm thần mà Long Quân cho mượn đã đánh thắng giặc Minh. Sau đó Long Quân đã sai Rùa vàng đòi lại gươm với mong muốn nhân dân ta được sống trong hoà bình và cùng nhau xây dựng đất nước.

Trò chơi: “Dán tranh theo nội dung câu chuyện”

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi cho trẻ.

+ Cách chơi: Cô chia lớp làm 2 đội ,mỗi đội có một bộ tranh vẽ nội dung câu chuyện. Khi nghe hiệu lệnh của cô thì 1 bạn đứng đầu chạy lên chọn 1 bức tranh theo trình tự nội dung câu chuyện dán lên bảng. Sau khi dán xong cô cho trẻ kể tóm tắt lại câu chuyện.

+ Luật chơi: Kết thúc đội nào gắn đúng theo trình tự nội dung câu chuyện thì đội đố chiến thắng.

6. Trò chơi trong giờ kể chuyện "Gấu con bị đau răng"

Cô giảng nội dung cho trẻ nghe: Câu truyện nói về Gấu con lười đánh răng nên bị đau răng, sau khi gấu con nhận ra đánh răng sẽ giúp cho hàm răng trắng đẹp và chắc khoẻ Gấu con đã chăm chỉ đánh răng hàng ngày.

Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi của trò chơi “ Thi xem đội nào nhanh”:

Chia trẻ làm 2 đội và yêu cầu 2 đội chạy lên tìm những hình ảnh có trong câu chuyện “ Gấu con bị đau răng” và gắn lên bảng. Sau 1 bản nhạc đội nào gắn được nhiều kết quả đúng đội đó dành chiến thắng.

Tổ chức cho trẻ chơi 1 - 2 lần

Kiểm tra kết quả chơi của 2 đội.

7. Trò chơi trong giờ kể chuyện "Giọt Nước Tí Xíu"

Cô giảng nội dung cho trẻ nghe: Truyện kể về 1 giọt nước có tên là Tí Xíu sống ở biển, một hôm ông Mặt trời rủ Tí xíu vào đất liền chơi. Mặt trời đã làm Tí xíu bay lên thành những đám mây. Tí xíu đã bay vào đất liền cùng với các bạn. Trời trở lạnh Tí xíu cùng các bạn trở thành 1 khối đông đặc. Khi có tiếng nổ đinh tai Tí xíu và các bạn rơi xuống ao hồ và trở lại biển cùng gia đình.

Các trò chơi phù hợp với chuyện "Giọt Nước Tí Xíu"

Trò ghép tranh: Ghép một bức tranh có nội dung liên quan đến một phần trong câu chuyện và cô yêu cầu trẻ kể lại đoạn đó, vừa chơi lại vừa ôn.

Chơi trò chơi trời mưa: Khi cô nói trời sáp mưa trẻ làm đt tay che lên đầu- gió thổi nhẹ- thổi mạnh- Mưa bắt đầu rơi..tí tách.. tí tách... vỗ tay nhỏ- mua to- lộp độp hoạc ào ào vỗ tay to và nhanh- sấm nổ hai tay bịt tai lại kêu "đùng" mỗi động tác cô kết hợp lời nói và hành động.

8. Trò chơi trong giờ kể chuyện "Tích Chu"

Cô giảng nội dung cho trẻ nghe: Câu chuyện nói về một cậu bé tên là Tích Chu, cậu sống cùng bà. Chỉ vì ham chơi, không quan tâm tới bà, không rót nước cho bà uống nên bà Tích Chu đã phải hóa thành con chim để bay đi tìm nước uống. Được sự giúp được của bà tiên, tích Chu đã vượt qua rất nhiều nguy hiểm để lấy nước suối tiên về cho bà uống, được uống nước suối tiên bà Tích Chu đã trở lại thành người và về ở với Tích Chu, từ đó Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà.

Các trò chơi phù hợp với chuyện "Tích Chu"

Chơi trò lấy nước cho bà (Dạng như chơi thi đua theo nhóm đong nước vào chai): Chuẩn bị các chai nước, rồi các chướng ngại vật, tổ chức cho trẻ chơi thành nhiều nhóm. Trẻ sẽ vượt chướng ngại vật và mang nước về chai, đội nào đong nhiều nước vào chai hơn thì đội đó chiến thắng.

Cho trẻ diễn lại một đoạn trong câu chuyện

Gắn tranh đúng trình tự câu truyện: Trong 1 bản nhạc đội nào ghép nhanh, ghép đúng là thắng cuộc. Chia câu chuyện thành 3-4-5 trang tuỳ ấy cô. Có thể cho chơi các hình thức khác nhau như chạy qua đường hẹp, bật qua ô .... Trò này cũng giúp trẻ ôn lại truyện luôn.

-----------------------------------------

8 Trò chơi giờ kể chuyện hay nhất dành cho trẻ mầm non cho các thầy cô tham khảo có các phương pháp dạy học hay và hấp dẫn, nâng cao chất lượng giảng dạy. Thông qua tiết học cùng với các trò chơi phù hợp không những chất lượng học tập của các em được nâng lên mà tình cảm thầy trò ngày càng gần gũi gắn bó hơn. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu hữu ích nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Mẹo dạy học hay

    Xem thêm