10 Lời dẫn dắt vào bài kể chuyện hay nhất mà cô giáo mầm non nên biết
10 Lời dẫn dắt vào bài kể chuyện hay nhất mà cô giáo mầm non nên biết tổng hợp các phương pháp dạy học hay cho các cô tham khảo khi giảng dạy trên lớp đạt hiệu quả cao, giúp các tiết kể chuyện trở nên thú vị cũng như tạo hứng thú cho các bạn nhỏ. Mời các cô cùng theo dõi.
Lời dẫn dắt vào bài kể chuyện hay nhất cho trẻ mầm non
- 1. Lời dẫn dắt vào truyện "gấu con bị đau răng"
- 2. Lời dẫn dắt vào chuyện “Thỏ con ăn gì”
- 3. Lời dẫn dắt vào chuyện "Hoa mào gà"
- 4. Lời dẫn dắt vào truyện “Chú Vịt Xám”
- 5. Lời dẫn dắt vào chuyện “Dê con nhanh trí”
- 6. Lời dẫn dắt vào chuyện "Ba Cô Gái"
- 7. Lời dẫn dắt vào chuyện “Sóc nhỏ đón Noel”
- 8. Lời dẫn dắt vào chuyện “Thỏ ngoan”
- 9. Lời dẫn dắt vào chuyện "chuyến du lịch của chú gà trống choai"
- 10. Lời dẫn dắt vào chuyện "Giọt nước tí xíu"
1. Lời dẫn dắt vào truyện "gấu con bị đau răng"
Trời tối – Bé đi ngủ
Trời sáng – Bé thức dậy
+ Khi ngủ dậy các con phải làm gì?
- Cho trẻ làm động tác đánh răng theo nền nhạc “ Bé tập đánh răng”
- Cô dẫn dắt giới thiệu câu chuyện:
Các con biết không có một bạn nhỏ tên là Gấu con rất lười đánh răng của mình trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Bạn ấy còn có thói quen ăn nhiều bánh kẹo vào buổi tối nữa đấy và chuyện gì đã xãy ra với bạn Gấu con? Bây giờ các con cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “ Gấu con bị đau răng” nhé.
2. Lời dẫn dắt vào chuyện “Thỏ con ăn gì”
Vận động theo nhạc bài hát “Chú thỏ con”.
Tạo tình huống gây hứng thú cho trẻ.
Các con ơi! Vậy các con có biết thỏ con ăn gì không ? À để biết món ăn mà thỏ yêu thích nhất là gì, hôm nay cô cũng có một câu chuyện nói về thỏ con đấy, cô sẽ kể cho các con nghe nhé!
Đó là câu chuyện: “Thỏ con ăn gì”
3. Lời dẫn dắt vào chuyện "Hoa mào gà"
Cách 1 giới thiệu câu chuyện: Có một câu chuyện rất hay nói về một loài cây do không có hoa lên đã khóc khi bạn gà đi đến đã hỏi chuyện và không biết bạn gà đã tặng gì cho cây. Để biết được cả lớp chú ý nghe cô kể câu chuyện “ Hoa mào gà” thì sẽ rõ nhé.
Cách 2 tạo hứng thú:
Xúm xít xúm xít
- Chúng mình cùng cô một trò chơi chúng mình có thích không nhỉ?
- Trò chơi “Câu đố bí ẩn”
- Chúng mình hãy xem trên đây cô có gì?
- Câu đố câu đố
Hoa gì nho nhỏ
Cánh màu hồng tươi
Hễ thấy hoa cười
Đúng là Tết đến?
- Đó là hoa gì?
Thân cánh có nhiều gai
Hương thơm toả sớm mai
Trắng hồng nhung nhiều loại
Tên gọi là hoa chi?
- Đó là hoa gì?
Tên gọi là giấy
Nhưng lại là hoa
Đỏ, tím, trắng, ngà
Rung rinh trong nắng
- Đó là hoa gì?
- Hình ghép đã mở ra rồi, bạn nào giải được hình bí ẩn là gì đây?
Giới thiệu bài:
- À, đó chính là hoa mào gà đấy. Nghe tên hoa có thú vị không chúng mình?
- Vậy chúng mình có biết tại sao Cây hoa này lại có tên là hoa mào gà không nhỉ?
- À, đúng rồi đấy, vì nó giống mào của gà trống đúng không. Nhưng cô biết một câu chuyện nói về tên gọi của hoa mào gà đấy. Chúng mình có muốn cùng cô nghe câu chuyện này không nhỉ?
4. Lời dẫn dắt vào truyện “Chú Vịt Xám”
Cô mở nhạc cho trẻ hát bài " Một con vịt"
* Trò chuyện:
- Các con vừa hát bài gì?
- Con vịt được nuôi ở đâu?
* Giáo dục: Trẻ phải biết chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình.
Giới thiệu bài: Có một chú vịt con không vâng lời mẹ, một mình ra bờ ao chơi và bị lạc mất đàn. Điều gì sẽ xảy ra cho chú vịt con. Hôm nay, cô sẽ cho các con nghe câu chuyện “ Chú vịt xám” nhé!
5. Lời dẫn dắt vào chuyện “Dê con nhanh trí”
Các con hãy lại đây với cô nào! Các con đã được đi chơi ở vườn bách thú hay thảo cầm viên bao giờ chưa? Đây chính là những khu rừng thu nhỏ đấy các con ạ!
- Có bạn nào biết trong rừng có những con vật nào không?
- À! Như vậy là trong rừng có rất nhiều con vật phải không nào? Các con hãy quan sát bức tranh của cô nhé! (trình chiếu slide)
Chúng ta có rất nhiều con vật ở đây, có gấu trúc này, hổ, báo, hươu cao cổ,....
- Trong rừng còn có rất nhiều con vật khác các con ạ! Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe 1 câu truyện cổ tích kể về mẹ con nhà chú dê và con chó sói hung ác đấy!. Câu truyện mang tên: “Dê con nhanh trí”. Các con có thích không nào?
6. Lời dẫn dắt vào chuyện "Ba Cô Gái"
Cách 1:
Cho trẻ hát: Cả nhà thương nhau
+ Trong bài hát nói về điều gì?
+ Mọi người trong gia đình phải như thế nào với nhau?
+ Cô thấy lớp mình rất giỏi, và ngày hôm nay có một bất ngờ mà các bạn lớp mình muốn gửi tặng các con đấy, chúng mình có thích không?
- Cô biết một câu chuyên kể có một bà mẹ sinh được ba cô con gái, bà rất yêu thương các con. Nhưng trong ba cô con gái ai là người yêu thương và có lòng hiếu thảo với mẹ ? các bé cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “Ba cô gái” thì sẽ rõ.
Cách 2:
- Tổ chức cho trẻ hát và hưởng ứng cùng cô theo bài hát “ Bàn tay mẹ”
- Trò chuyện về nội dung bài hát:
+ Các con vừa hát xong bài hát gì?
+ Bài hát nói lên điều gì?
+ Vậy các con phải làm gì để mẹ luôn được vui lòng?
- Cô nhấn mạnh và dẫn dắt vào câu chuyện: Bài hát nói về sự yêu thương chăm sóc của người mẹ dành cho con của mình.Cô biết một câu chuyên kể có một bà mẹ sinh được ba cô gái, bà rất yêu thương các con. Nhưng trong ba cô gái ai là người yêu thương và có lòng hiếu thảo với mẹ ? Các con cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “Ba cô gái” thì sẽ rõ.
7. Lời dẫn dắt vào chuyện “Sóc nhỏ đón Noel”
‑ Tất cả các con lại đây với cô nào!
(nhạc nền Đêm Noel)
- Chuẩn bị là ngày gì mà các con có nhiều bộ trang phục đẹp thế?
- (Cho con chim ngậm lá thư ) Có điều gì bí mật trong lá thư này mà chim đưa thư muốn gửi tới lớp mình đây nhỉ? Các con đoán xem nào?
Cô mở lá thư và đọc nội dung
- Đúng chủ đề Noel của chúng ta rồi, cô mời các con ngồi xuống và nghe cô kể chuyện “Sóc nhỏ đón No-el” xem có gì đặc biệt nhé.
8. Lời dẫn dắt vào chuyện “Thỏ ngoan”
- Cô Dung có 1 câu đố các con lắng nghe xem đó là bạn gì nhé
“ Bạn gì đuôi ngắn tai dài
Mắt hồng lông mượt có tài chạy nhanh”
- Câu đố nói về ai?
- Cô có bạn gì đây?
- Bạn Thỏ như thế nào?
- Hôm nay cô có một câu truyện cũng nói về một bạn thỏ. Đó là câu truyện “Thỏ ngoan” của bác Hoàng Anh đấy. Các con lắng nghe cô kể chuyện nhé!
9. Lời dẫn dắt vào chuyện "chuyến du lịch của chú gà trống choai"
- Trời tối - Gà đi ngủ
- Trời sáng - ò ó o
- Cô cho xuất hiện con gà trống và tạo tình huống: Chào các bạn! Mình là chú gà trống choai đấy, mình có sở thích đi du lịch và rất muốn nhìn thấy biển. Vì vậy, mình đã lên kế hoạch đi ra biển đấy. Các bạn có muốn biết chuyến du lịch của mình thú vị như thế nào không ? Để giúp các bạn biết về chuyến du lịch của mình , bây giờ các bạn ngồi đẹp để lắng nghe cô giáo kể câu chuyện chuyến du lịch của chú gà trống choai nhé.
10. Lời dẫn dắt vào chuyện "Giọt nước tí xíu"
Cô và trẻ hát, vận động bài “Giọt mưa và em bé”. Trò chuyện về nội dung bài hát:
+ Các con vừa hát bài hát gì? Chúng mình biết mưa đến từ đâu không?
+ Chúng mình biết mưa có tác dụng gì?
- Các con ạ, mưa giúp cho cỏ cây hoa lá được xanh tươi, không khí trở nên mát mẻ và sau mỗi trận mưa ở trên cỏ cây, hoa lá đều đọng lại những giọt nước nhỏ đấy! Vậy muốn biết mưa đến từ đâu, vì sao có mưa. Chúng mình sẽ đi tìm hiểu trong câu chuyện “Giọt nước Tí Xíu” của tác giả Nguyễn Linh qua phần chơi thứ nhất “Kể chuyện bé nghe”
>> Tham khảo: Bài thuyết trình dự thi giáo viên giỏi mầm non
10 Lời dẫn dắt vào bài kể chuyện hay nhất mà cô giáo mầm non nên biết kèm theo hướng dẫn cho các thầy cô tham khảo có các phương pháp dạy học hay và hấp dẫn, nâng cao chất lượng giảng dạy. Thông qua tiết học cùng với các trò chơi phù hợp không những chất lượng học tập của các em được nâng lên mà tình cảm thầy trò ngày càng gần gũi gắn bó hơn.