14 Kinh nghiệm thực tế rèn học sinh trật tự, không nói chuyện nhiều

14 Kinh nghiệm thực tế rèn học sinh trật tự, không nói chuyện nhiều của giáo viên Tiểu học được VnDoc sưu tầm, tổng hợp các biện pháp dạy học hay cho các thầy cô tham khảo nâng cao chất lượng giảng dạy. Đồng thời giúp các thầy cô quản lý hiệu quả lớp học, tạo hứng thú cho các em học sinh khi tiếp nhận bài. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết.

1. Kể chuyện hài cho học sinh

Thực ra càng quát nạt thì trẻ càng ương bướng. Hãy cố gắng tìm ra một ưu điểm nào đó để khen các con. Đứa trẻ nghịch ngợm thường rất cá tính. Dù khôn thế nào cũng là trẻ con. Gõ thước ầm ầm sẽ không tác dụng, mắng mỏ quát nạt cũng không tác dụng. Chỉ còn cách nêu tấm gương điển hình mới thu phục được chúng.

"Và kể chuyện hài cho học sinh nghe, chính là một trong những kinh nghiệm mà giáo viên nên biết. Khi các con tập trung rồi cô sẽ dừng kể và ra điều kiện. Nếu trật tự nghe giảng học xong thì sẽ kể tiếp. Chơi trò ngàn lẻ một đêm với trẻ rất vui và hiệu quả đấy." - ý kiến của một giáo viên tiểu học.

2. Cho học sinh bình nhật, theo dõi chéo nhau

"Cho tổ trưởng theo dõi cả tổ, ai nói chuyện nhiều trừ 1 điểm, ăn quà, nói tục đi muộn không đeo khăn quàng.... Nhưng phát biểu đúng cộng điểm, cuối buổi học lớp trưởng lên bình nhật, các tổ trưởng đọc điểm cộng, điểm trừ của tổ bạn, tổ nào trừ nhiều điểm sẽ phải trực nhật tưới cây." - ý kiến của một giáo viên tiểu học.

Theo như chia sẻ của giáo viên này thì phương pháp này không chỉ giúp học sinh vừa ngoan mà lại hăng say phát biểu. Đầu năm dù rằng lớp rất nghịch, nhưng chỉ 1 tháng hè là vào nề nếp luôn, học sinh rất thích lúc cuối giờ được bình nhật và sung sướng khi tổ mình nhất, từ đó phấn đấu hơn nữa.

3. Phân chia nhóm học tập

"Bắt đầu vào năm học, bạn nên phân chia nhóm học tập (cứ hai bàn làm một nhóm hoặc 6 học sinh một nhóm). Bạn cử nhóm trưởng, nhóm phó. Một tuần, bạn họp cán sự lớp (bao gồm nhóm trưởng, phó) hai lần, hướng dẫn các con công tác tự quản nhau.

Mỗi giờ học, bạn cần tuyên dương nhóm học tốt, có nền nếp và nhắc nhở nhóm chưa làm tốt nội quy lớp học. Cứ như vậy sau ba tuần, bạn sẽ thấy sự thay đổi." - trích dẫn ý kiến của một giáo viên tiểu học.

4. Xử lý học sinh nói chuyện nhiều làm gương cho các bạn

Khi giáo viên đang giảng bài, học sinh A mất trật tự. Giáo viên mời học sinh đó lên giảng thay (đây cũng là lời nhắc nhở học sinh đã vi phạm vào nguyên tắc "người nói phải có người nghe") và học sinh A sẽ dừng nói chuyện. Nếu trường hợp học sinh A sẵn sàng lên giảng thay giáo viên thì giáo viên sẽ hỏi cả lớp: Các con muốn cô giảng hay bạn A giảng bài? Đương nhiên học sinh sẽ trả lời là muốn nghe cô giảng.

Lúc này giáo viên sẽ quay sang nói với bạn A: "Các bạn đều muốn nghe cô giảng, cô nghĩ con cũng vậy, đúng không?". Học sinh A sẽ hiểu ra và ngừng nói chuyện. Giáo viên sẽ mất thời gian để giải quyết như vậy một lần. Nếu lần sau lớp ồn, giáo viên chỉ cần hỏi: " Ai muốn giảng bài thay cô vậy?", tự khắc học sinh sẽ trật tự.

5. Học sinh nói - cô im lặng

Nhiều giáo viên than phiền rằng: "Em la hét khan cả tiếng mà không học sinh nào nghe lời". Vì sao lại như vậy? chẳng qua bạn chưa biết cách tạo sự chú ý.

Thay vì la hét bảo học sinh im lặng, tại sao bạn không thử tự mình im lặng để gây sự chú ý cho học sinh. Theo như cách này, nếu học sinh ồn thì giáo viên im lặng không giảng bài tiếp, khi nào học sinh im lặng thì tiếp tục giảng, qui định thời gian chờ đợi của giáo viên sẽ học bù lại vào cuối tiết. Nhìn thẳng vào những học sinh đang nói chuyện và chờ các em im lặng, hoặc gọi thẳng tên các em đó để nhắc nhở. Phân công học sinh hay gây mất trật tự, ồn giữ chức lớp phó trật tự. Yêu cầu những học sinh mất trật tự đứng và bắt lỗi các học sinh khác nói chuyện trong giờ học.

6. Thực hiện theo nội quy, quy tắc

Đầu tiên, giáo viên phải đưa ra nội quy của lớp, có thưởng có phạt rõ ràng. Đồng thời giáo viên phải làm gương mẫu từ lời ăn, tiếng nói... Nhất là phải trao đổi với phụ huynh về nội quy của mình. Nếu em nào bị phạt hay khen ngày nào thì bạn trao đổi với phụ huynh ngày hôm đó cho kịp thời. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh.

Chẳng hạn áp dụng các hình phạt như: Trực nhật, dọn dẹp, chép phạt, làm bài tập theo yêu cầu,... tùy mức độ. Quan trọng giáo viên phải giám sát việc thực hiện của học sinh bị phạt thật nghiêm túc. Dần dần học sinh sẽ thích ứng được nề nếp, nội quy và tuân thủ theo.

7. Vừa cứng vừa mềm

"Dùng mắt nghiêm nghị nhìn thẳng cái bạn đang nói chuyện, nhắc nhở từng chút, nói một câu cũng nhắc, chỉ đích danh, đừng nhắc chung chung, nhắc từ cách ngồi, cầm bút, nói chung là phải nghiêm túc, ngoài ra phải luôn giúp đỡ, đông viên học sinh, nhiều đứa trẻ bị cô la là làm sai, phạt, nhưng em không biết sửa lại như thế nào cho đúng, thế là bị la tiếp, nên phải giúp do em. Ngoài ra, nếu có thể, tạo không khí vui vẻ, để em có thể thích học, cảm thấy việc học không còn nặng nề." - ý kiến của một giáo viên tiểu học.

Nghiêm khắc ở đây không có nghĩa là tỏ thái độ lạnh lùng, cứng nhắc. Nếu quá cứng nhắc sẽ tạo ra bức tường rào cản giữa giáo viên và học sinh, mang đến cảm giác khó gần và không thân thiện. Đồng thời sẽ làm cho tiết học luôn trong trạng thái căng thẳng, nặng nề và có khi chính cô, thầy sẽ gây ác cảm đối với học sinh và điều này thì không được mong muốn. Điều quan trọng, mỗi giáo viên cần sự khéo léo, tinh tế, áp dụng sự nghiêm khắc đó một cách linh hoạt, chừng mực cùng với sự bao dung, dịu dàng để học sinh cảm nhận được tình cảm của thầy cô mà chất lượng giáo dục vẫn đảm bảo.

Nên nhớ rằng, đừng quá cứng nhắc, lạnh lùng với các em, chỉ cần sự tôn trọng song song cùng sự nghiêm khắc với học sinh, nghiêm khắc với cả chính bản thân mình thì về vấn đề kỉ luật, nề nếp của lớp bạn chắc chắn sẽ khác.

Tất cả các tài liệu về kinh nghiệm giảng dạy học tập, các thầy cô tham khảo các nhóm dành cho giáo viên sau đây: Nhóm Cộng Đồng Giáo Viên. Tại đây là các thầy cô có thể chia sẻ kinh nghiệm dạy học, kinh nghiệm soạn bài, các vấn đề liên quan đến giáo dục, .....

8. Vỗ tay một lần, vỗ tay tiếp hai lần

Điều này phải được thống nhất một cách rõ ràng giữa giáo viên và học sinh vào ngày đầu tiên của năm học. Ví dụ: Khi giáo viên đứng trước lớp và vỗ tay một lần, học sinh sẽ dừng các công việc hiện tại và vỗ tay theo. Cứ như vậy, những học sinh đang mất trật tự sẽ bị cô lập và phải hành động theo yêu cầu của giáo viên.

Việc vỗ tay một lần cần được thực hiện thường xuyên, khi các em bắt đầu có những biểu hiện mất tập trung hoặc đang làm việc riêng trong giờ học thì cô giáo ngay lập tức vỗ tay, không để cho các em có thời gian mất tập trung thêm lần nữa, có như vậy tiếng vỗ tay của cô sẽ trở thành mệnh lệnh và các em chỉ cần tuân theo.

9. Ghi tên học sinh lên bảng

Giáo viên sẽ đọc và ghi tên những học sinh mất tự trong lớp lên bảng, ví dụ: Lan, Mai, Hồng, Huệ, Hiếu... ghi tên học sinh kèm theo khuôn mặt mếu. Đồng thời giáo viên có thể vẽ một khuôn mặt cười và ghi tên những học sinh trật tự và có thái độ học tập tốt.

Việc ghi tên học sinh lên bảng cùng những biểu cảm của khuôn mặt sẽ tác động trực tiếp vào tâm lí học sinh, bởi các em rất thích những biểu tượng khuôn mặt vui, cười. Nhờ đó, các em sẽ tự rèn cho mình thói quen trật tự nghe cô giảng bài và chấp hành nghiêm túc quy định của lớp học, và như vậy mục tiêu giữ trật tự lớp học của cô đã thành công rồi phải không nào?

10. Cảm ơn những học sinh đã giữ trật tự

Cảm ơn từng học sinh đã yên lặng, thậm chí, nếu cần có thể là phần thưởng nhỏ, phần thưởng cho học sinh tập trung học tập có thể chỉ là chiếc bút, tập giấy kiểm tra, quyển vở hoặc đơn giản chỉ là tràng pháo tay... đó là cách để khuyến khích những hành vi mà giáo viên mong muốn.

Học sinh tiểu học vốn rất ngây thơ trong suy nghĩ, việc được khen, được thưởng dù phần thưởng rất nhỏ cũng làm cho các em thích thú bội phần. Do đó, việc nói lời cảm ơn hay trao một phần thưởng nhỏ cũng giúp cho các em tập trung hơn trong giờ học.

11. Sử dụng đèn giao thông

Học sinh tiểu học đã được làm quen với các loại tín hiệu giao thông, trong đó có đèn giao thông. Giáo viên cần ghi nhớ cho các em rằng, khi ra đường chúng ta cần tuân thủ Luật giao thông đường bộ, cần giữ an toàn khi tham gia giao thông, khi tới ngã ba, ngã tư có đèn xanh, đèn đỏ các em cần chú ý: Đèn xanh được phép đi, đèn vàng đi chậm, đèn đỏ bắt buộc phải dừng lại.

Tích hợp từ kiến thức và trực quan về việc thực hiện trật tự an toàn giao thông, giáo viên nêu quy định trong giờ học của mình: Đèn xanh học sinh có thể nói, đèn vàng chuẩn bị im lặng và đèn đỏ học sinh phải yên lặng tuyệt đối. Hãy dán các màu đèn này ở vị trí mà tất cả học sinh đều có thể nhìn thấy và bạn sẽ thấy học sinh của bạn sẽ giữ trật tự trong giờ học ngay thôi.

12. Biến thành trò chơi

Hãy tặng học sinh những điểm số khi chúng có hành vi tốt và lấy lại điểm khi học sinh có vấn đề về hành vi. Giáo viên cũng có thể vẽ thành đường đua hoặc chia thành các bậc thang. Mỗi khi lớp học trật tự thì cả lớp sẽ được di chuyển lên bậc thang cao hơn ngược lại nếu một ai đó làm mất trật tự, giáo viên có thể cho vị trí của cả lớp đi xuống.

Bằng cách này, bạn đã cho học sinh trực quan thấy rằng lớp mình đang ở vị trí nào, đang tiến lên hay đang tụt lùi. nếu đang tiến lên các em sẽ rất hào hứng và thực hiện tốt hơn nữa mọi yêu cầu của giáo viên, nếu đang tụt lùi các em sẽ thấy buồn và lúc này bạn cần động viên một chút, lấy lại tinh thần các bạn nhỏ sẽ tiếp tục đẩy nấc thang lên cao.

13. Chia tách các học sinh hay mất trật tự

Thông thường, trong một lớp học không phải tất cả các em đều hay mất trật tự mà chỉ là một vài em hoặc một nhóm các em hay mất trật tự mà thôi. nếu bạn sắp xếp chỗ ngồi cho các em hay mất trật tự gần nhau thì vô hình chung bạn đang tạo điều kiện cho các em làm việc đó. Lúc này, việc cần làm là bạn hãy tách những học sinh hay mất trật tự ra xa nhau.

Đây cũng là kinh nghiệm của hầu hết các giáo viên. Chúng ta dễ dàng nhận thấy có một số học sinh là tâm điểm của việc mất trật tự, đồng thời lại có những học sinh cả buổi chẳng nói một câu. Vậy tại sao giáo viên không xếp hai học sinh đó cạnh nhau?

14. Chuyển sang một chủ đề khác

Khi bạn đang say sưa giảng bài hoặc hướng dẫn học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập nào đó mà nhiều học sinh mất trật tự, không tập trung sẽ làm cho hiệu quả giờ dạy hoặc yêu cầu công việc của bạn không thể hoàn thành được. Những lúc như vậy bạn sẽ làm gì?

Bạn đã thử phương pháp tạo sự chú ý cho học sinh bằng cách chuyển sang chủ đề khác trong quá trình giảng bài hoặc hướng dẫn học sinh học tập chưa? phương pháp này thật đơn giản, bạn chỉ cần chuyển ngay sang một chủ đề khác mà các em đang quan tâm đảm bảo bạn sẽ lấy lại sự chú ý của các em vào điều mình đang nói và lúc này bạn chỉ cần khéo léo kéo các em trở lại với bài giảng của mình.

Lời khuyên dành cho giáo viên về cách xử lý tình huống học sinh mất trật tự trong lớp

 

Có thể ví giáo viên là những nghệ sĩ và cách dạy học sinh là một nghệ thuật. Nếu bạn không biết cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học hay các học sinh cá biệt, vấn đề ở học sinh càng trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Nên nhớ rằng, học sinh là những tâm hồn bé nhỏ, đừng quá cứng nhắc trong cách dạy dỗ, đừng lạnh lùng với học sinh hay bỏ rơi và cho học sinh cảm thấy sự không quan tâm từ bạn. Hãy nghiêm khắc nhưng vừa cứng, vừa mềm để học sinh cảm nhận được vấn đề khi làm sai và được tôn trọng khi làm đúng.

Ngoài ra, giáo viên của thể hợp tác và trao đổi với phụ huynh để có những biện pháp tốt hơn, cải thiện suy nghĩ cũng như tính cách của trẻ.

--------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc Kinh nghiệm thực tế rèn học sinh trật tự, không nói chuyện nhiều cho các thầy cô tham khảo có các phương pháp dạy học hay và hấp dẫn, nâng cao chất lượng giảng dạy. Thông qua tiết học cùng với các cách dạy phù hợp không những chất lượng học tập của các em được nâng lên mà tình cảm thầy trò ngày càng gần gũi gắn bó hơn.

Đánh giá bài viết
4 36.726
Sắp xếp theo

Mẹo dạy học hay

Xem thêm