Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề xuất bỏ phê bình học sinh trước lớp, trước toàn trường

Đề xuất bỏ phê bình học sinh trước lớp/trường

Dự thảo Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh sau khi được thông qua sẽ thay thế Thông tư cũ hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông. Theo đó, có đề xuất bỏ hình thức phê bình học sinh trước lớp/trường.

Cụ thể, Dự thảo Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh dự kiến sẽ được áp dụng với học sinh tại trường tiểu học, trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, trường dành cho người khuyết tật, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

(1) Đề xuất bỏ phê bình học sinh trước lớp/trường

Đối với việc kỷ luật học sinh, tại Dự thảo Thông tư đề xuất những hình thức kỷ luật đối với học sinh như sau:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Tạm dừng học tập trên lớp.

- Đình chỉ học tập có thời hạn (không quá 01 năm).

Tuy nhiên, riêng đối với hình thức khiển trách thì sẽ không áp dụng các hình thức kỷ luật này đối với học sinh cấp tiểu học. Đồng thời, Dự thảo Thông tư cũng có nêu rõ, hình thức đình chỉ học cũng sẽ chỉ áp dụng đối với học sinh từ đủ 16 tuổi trở lên.

So sánh với Thông tư 08/TT, việc thi hành kỷ luật đối với học sinh phổ thông phạm khuyết điểm trong việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình với 05 hình thức bao gồm:

- Khiển trách trước lớp.

- Khiển trách trước hội đồng kỷ luật nhà trường.

- Cảnh cáo trước toàn trường.

- Đuổi học một tuần lễ.

- Đuổi học 1 năm.

Sang đến Dự thảo Thông tư về, có thể thấy, Bộ GD&ĐT đã loại bỏ hình thức phê bình học sinh trước lớp/ trường ra khỏi hình thức kỷ luật.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các hình thức kỷ luật còn được đề xuất thực hiện theo hướng tùy thuộc vào độ tuổi của học sinh nhằm thể hiện sự nhân văn, góp phần giúp giáo viên giáo dục học sinh có hiệu quả.

(2) Sửa đổi quy trình của hình thức khen thưởng cao hơn giấy khen của Hiệu trưởng

Dự thảo Thông tư nêu rõ, việc khen thưởng đối với học sinh nhằm ghi nhận, động viên, khuyến khích, tạo động lực để học sinh rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu vươn lên trong học tập và trong cuộc sống; tôn vinh, nhân rộng tấm gương người tốt, việc tốt.

Theo đó, học sinh có thành tích đặc biệt xuất sắc được Hiệu trưởng tuyên dương trước toàn trường và xem xét, trình cấp có thẩm quyền khen thưởng hình thức cao hơn giấy khen của Hiệu trưởng nhà trường. Theo đó, trình tự, thủ tục trình cấp có thẩm quyền khen thưởng học sinh có thành tích đặc biệt xuất sắc được đề xuất thực hiện theo quy trình như sau:

- Trên cơ sở đề nghị của giáo viên chủ nhiệm lớp, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhà trường tổ chức họp xem xét, đề nghị Hiệu trưởng nhà trường trình cấp trên trực tiếp khen thưởng đối với thành tích đặc biệt xuất sắc của học sinh

- Hiệu trưởng xem xét, trình cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với thành tích đặc biệt xuất sắc của học sinh theo quy định.

Nếu đem so với Thông tư 08/TT hiện hành thì học sinh giỏi các bộ môn văn hoá, thể thao sẽ được Phòng, Sở, huyện, thị xã,… khen thưởng. Học sinh có thành tích đặc biệt, đột xuất, Hiệu trưởng nhà trường sẽ khen thưởng hoặc lập hồ sơ đề nghị lên cơ quan quản lý giáo dục cấp trên khen thưởng.

Còn sang đến Dự thảo Thông tư thì quy trình được đề xuất thực hiện theo: Giáo viên chủ nhiệm đề nghị; Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhà trường xem xét; Hiệu trưởng xem xét, trình cấp có thẩm quyền khen.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

Gợi ý cho bạn

Xem thêm

Dành cho Giáo Viên

Xem thêm