Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Những cách phạt học sinh hiệu quả

Những cách phạt học sinh hiệu quả giúp học sinh vẫn phải chịu phạt do lỗi sai của bản thân mà lại không bị mất đi tác phong giáo dục của thầy cô. Hy vọng bài viết này sẽ tạo nhiều ý tưởng mới mẻ cho các thầy, các cô về cách phạt học sinh để đạt được kết quả tích cực nhất.

1. Thiết lập và duy trì quy tắc lớp học

Quyết định các quy tắc lớp học cơ bản

Chọn ít nhất 4-5 quy tắc đơn giản cho lớp học và viết chúng ra giấy. Bạn sẽ sử dụng các quy tắc này để quản lý lớp học và thiết lập ranh giới giữa các học sinh viên của mình. Đây là một trong những cách phạt học sinh hiệu quả nếu chúng mắc lỗi.

Các quy tắc của bạn có thể bao gồm: tất cả học sinh phải đến lớp đúng giờ và sẵn sàng học, tất cả học sinh phải chuẩn bị lắng nghe và đặt câu hỏi bằng cách giơ tay, và tất cả học sinh phải nhận thức được hậu quả của việc đi muộn, không làm bài tập được giao hoặc nói chuyện riêng trong giờ.

Bạn cũng có thể lắng nghe một cách tôn trọng các lý do của học sinh khi vi phạm.

Hãy chắc chắn rằng bạn có ít nhất một đến hai quy tắc kỷ luật và hành vi đối với những người khác trong lớp học.

Chia sẻ các quy tắc và kỳ vọng của bạn với lớp học

Chia sẻ các quy tắc và kỳ vọng của bạn với lớp học vào ngày đầu tiên đi học. Bắt đầu năm học với các quy tắc riêng bằng cách in ra các quy tắc và giao cho tất cả học sinh. Để chúng biết bạn sẽ phạt học sinh như thế nào nếu chúng không tuân thủ. Bạn cũng có thể viết chúng trên bảng bảng nội quy ở góc lớp học. Giải thích cho các học sinh của bạn rằng bạn mong đợi tất cả các em tuân thủ c quy tắc này các quy tắc này và thi hành các quy tắc này với nhau.

Thảo luận về hậu quả tiêu cực và phần thưởng cực khi tuân thủ các quy tắc.

Bạn nên rõ ràng về những hậu quả tiêu cực của hành vi gây rối trong lớp học. Nếu một học sinh nói chuyện với một học sinh khác khi giáo viên đang nói. Hậu quả có thể là một lời khiển trách.

Bạn cũng nên thảo luận về tích cực khi học sinh tuân theo các quy tắc của lớp học, chẳng hạn như lời khen ngợi bằng lời nói, hoặc giải thưởng.

Một khi bạn giải thích các quy tắc và kỳ vọng của bạn với lớp học, bạn nên lấy biểu quyết trước lớp bằng lời nói đồng ý với các quy tắc. Chỉ cần học sinh giơ tay để cho thấy họ hiểu các quy tắc. Nó đóng vai trò như một cam kết với các quy tắc và hứa sẽ thực hiện đầy đủ.

Sao chép các quy tắc và gửi cho phụ huynh hoặc trao đổi trực tiếp

Tra đổi với phụ huynh các em về các quy tác chung của trường, lớp trong lần họp phụ huynh đầu tiên. Làm điều này sẽ đảm bảo phụ huynh biết hết về các quy tắc để điều chỉnh các hành vi, răn đe con em mình khi đến lớp. Giúp phụ huynh hiểu bạn sẽ phạt học sinh như thế nào nếu chúng vi phạm các quy tắc đó.

Xem xét các quy tắc một cách thường xuyên

Bạn có thể thay đổi các biện pháp xử lý học sinh vi phạm nội quy để điều chỉnh sao cho phù hợp hơn và phổ biến lại với phụ huynh và học sinh của mình. Hãy cân nhắc có nên phạt học sinh khi chúng vi phạm lỗi nhỏ hay không trước khi thực hiện.

Đặt các quy tắc thành hành động.

Trong trường hợp có vấn đề, học sinh vi phạm trong lớp học, hãy thực thi các quy tắc cho học sinh đó. Đừng sợ phải nghiêm khắc về các quy tắc, vì đây là cách duy nhất để khẳng định bạn là người nghiêm túc với học sinh. Hãy chuẩn bị để đưa ra các hình phạt thích hợp, nhưng tránh la hét hoặc nổi giận với học sinh. Thay vào đó, hãy sử dụng các hình phạt khuyến khích sự tự nhận thức và thảo luận, chứ không phải là sỉ nhục hay khiến học sinh xấu hổ.

Bạn cũng nên cố gắng duy trì những lời khen hoặc phần thưởng tích cực cho những học sinh làm đúng, làm đủ theo quy tác trong suốt năm học. Điều này sẽ nhắc nhở với các em rằng các quy tắc được thực hiện không chỉ để kỷ luật mà còn có cả khen thưởng.

2. Áp dụng kỷ luật tích cực trong lớp học

Hiểu sự khác biệt giữa hình phạt và kỷ luật tích cực.

Kỷ luật tích cực là một loại kỷ luật sử dụng các biên pháp răn đe tích cực và phương pháp phi bạo lực, tôn trọng và khen thưởng những học sinh làm đúng, đủ nội quy. Không giống như hình phạt, kỷ luật tích cực không ủng hộ việc làm cho học sinh phải xấu hổ, nhạo báng chúng, hoặc dùng bạo lực để khắc phục hành vi của học sinh. Loại kỷ luật này cho học sin biết rằng họ cần phải có cách ứng xử tốt hơn với các cách tiếp cận tích cực, như lựa chọn, đàm phán, thảo luận và phần thưởng.

Bảy nguyên tắc của kỷ luật tích cực.

Kỷ luật tích cực dựa trên bảy nguyên tắc chính. Bạn có thể học theo hình phạt ở trường học Nhật Bản để thấy sự hiệu quả rõ rệt với bảy nguyên tắc sau:

  • Tôn trọng phẩm giá của trẻ.
  • Phát triển hành vi thân thiện với mọi người và khuyến khích tự kỷ luật.
  • Khuyến khích sự tham gia của trẻ trong việc thảo luận trên lớp.
  • Tôn trọng nhu cầu phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ.
  • Tôn trọng động cơ và quan điểm cuộc sống của trẻ.
  • Để đảm bảo công bằng, bình đẳng và không phân biệt đối xử.

Thúc đẩy tình đoàn kết giữa các học sinh trong lớp học.

Thực hiện theo 5 bước của kỷ luật tích cực.

Đầu tiên, mô tả hành vi thích hợp mà bạn mong đợi từ cá nhân hoặc lớp học. Ví dụ: nếu bạn đang cố gắng để lớp học ổn định, bạn có thể nói: "Các bạn, hãy trật tự, yên tĩnh." Cách trị học sinh mất trật tự thường được dùng là đặt ra một câu hỏi ngay thời điểm đó để họ trả lời.

Sau đó, cung cấp lý do tại sao hành vi này là thích hợp. Ví dụ: “Chúng tôi sẽ bắt đầu bài học tiếng Anh của chúng tôi và điều quan trọng là tất cả các bạn đều lắng nghe tôi.”

Yêu cầu sự thừa nhận từ các thành viên trong lớp về các quy tắc.

Củng cố hành vi đúng với giao tiếp bằng mắt, gật đầu hoặc mỉm cười.

Luôn luôn cung cấp một phần thưởng cho hành vi tốt ngay lập tức và kịp thời.

3. Một số biện pháp xử phạt học sinh thông dụng

Học sinh nói chuyện riêng nhiều lần, làm phiền các bạn xung quanh => phạt ngồi riêng lên đầu lớp trong vài ngày.

Học sinh đánh nhau => Phạt lao động/trực nhật cùng nhau.

Học sinh không làm bài cũ => Phạt học thuộc và giảng bài lại cho cả lớp.

Học sinh mất trật tự ảnh hưởng đến lớp học => Phạt xin lỗi từng người trong lớp.

Học sinh chửi bậy => Phạt đứng cúi đầu xin lỗi 20 lần.

Học sinh xúc phạm giáo viên => Mời phụ huynh lên làm việc và khen ngợi trước, sau đó mới nói về vấn đề giáo viên bị xúc phạm. Học sinh tự xấu hổ và chủ động xin lỗi thầy cô (tâm phục khẩu phục).

Học sinh bị điểm kém => Phạt chép bài nhiều lần.

Học sinh trốn học đi chơi game => Phạt trực nhật đầu và sau giờ học, chép bài cũ đã trốn.

Học sinh chửi bố mẹ => Phạt viết thư cảm ơn bố mẹ.

Học sinh hiếu động, nô nghịch (tiểu học) => Phạt đứng xó.”

Tuy nhiên không khuyến khích các hình phạt đối với học sinh, chúng ta chỉ nên sử dụng các hình phạt này khi thực sự cần thiết.

4. Cách phạt học sinh hiệu quả thú vị nhất của thầy cô

Cách 1: Phạt trồng cây, trồng rau

Cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Trong khi đó, cây xanh trên mặt đất chúng ta lại ngày một suy giảm. Cho nên phạt trồng cây giúp các em có nhận thức tốt hơn về tầm quan trọng của cây cỏ, thiên nhiên, giúp các em hoạt động có ích hơn với môi trường. Hãy thử nghĩ, đến một thời gian sau, các em nhìn thấy cây mình trồng lớn lên, nở hoa kết quả thì các em sẽ tự hào biết nhường nào và khoe với người khác đó là cây do mình trồng.

Hiện nay, nhiều trường học áp dụng mô hình trồng cây xanh, hoa và cả rau. Các thầy cô có thể kết hợp sử dụng chai nhựa bỏ đi làm chậu để cho các em trồng rau. Như vậy, vừa tốt cho thiên nhiên vừa góp phần tái chế và hạn chế chất thải nhựa. Phạt cá nhân hoặc khuyến khích theo nhóm đồng thời giúp tăng tinh thần làm việc nhóm. Đối với hình phạt này các thầy cô nên lựa chọn những loại cây dễ trồng, dễ sống, hướng dẫn, quản lý và giám sát các em. Nhược điểm của hình phạt này là tốn nhiều thời gian, khó sắp xếp, huy động các em chịu phạt, diện tích bố trí trồng cây của trường không lớn.

Cách 2: Phạt các em bằng cách tham gia các cuộc thi.

Đa số học sinh cá biệt, ngỗ nghịch, quậy phá thường có tính hiếu động và cái tôi rất cao. Tâm lý tuổi mới lớn muốn chứng tỏ bản thân và khẳng định mình bằng những “đẳng cấp” như: đánh nhau giỏi nhất, chửi nhau giỏi nhất, đại ca hay chị đại lớp học với các trò tinh nghịch và tinh ranh.

Đánh vào tâm lý muốn khẳng định bản thân, muốn là người chiến thắng đó, thầy cô cũng có những “chiêu” vô cùng cao tay như: phạt phải tham gia một cuộc thi thể thao do trường, huyện hoặc tỉnh tổ chức. Đối với một số bạn khỏe mạnh thích thể hiện thì đây chính là cơ hội tuyệt vời cho các bạn thể hiện bản thân bằng cách ghi một thành tích. Nếu các em không vượt qua được hình phạt này, chứng tỏ các em thật không đáng được ca ngợi, tâng bốc như các em tưởng tượng, một đòn phạt đánh vào tâm lý tự cao, thích thể hiện. Ngược lại, nếu các em đạt được thành tích tốt. Đây sẽ là một niềm tự hào được nhiều người ghi nhận.

Điều này cũng đồng thời giúp các em nhận ra bản thân, sức mạnh không chỉ dùng để ức hiếp, đánh đập bạn bè mà là để chúng ta làm những điều có ích. Ý nghĩa trên khiến mình nhớ đến câu “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm đạp người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình” (Nam Cao). Cách phạt này đòi hỏi thầy cô đủ khéo léo, có mềm mỏng, có cứng rắn và thách thức, tạo động lực đủ mạnh để các em tham gia. Thêm nữa, khó khăn của cách này là nếu các em tham gia quá sức dễ bị tổn hao sức khỏe. Thế nên, các thầy cô nên cân nhắc thể trạng từng em và tính chất cuộc thi phù hợp.

Cách 3: Phạt học sinh thực hiện các thử thách khó

Gần đây, khá nhiều thầy cô áp dụng cách phạt này. Một cách phạt thú vị và có tính giải trí khá cao. Một số ví dụ có thật về những hình phạt thú vị sau đây:

Học sinh chạy xe đạp điện, xe máy dưới 50 phân khối (học sinh đủ tuổi lái) hoặc ngồi sau xe điện, xe máy không đội nón bảo hiểm sẽ bị phạt đội nón bảo hiểm trong lớp học.

Một câu chuyện khác, ở một diễn biến khác. Hai bạn nam ngồi gần nhau trong lớp học hay đùa giỡn, giành giật đồ với nhau. Cô giáo đã phạt hai bạn nắm tay nhau một buổi học, kể cả đi vệ sinh cũng “có đôi có cặp”. Kể từ đó, không ai thấy hai bạn ấy đùa giỡn trong lớp học nữa. Học sinh lười, không chú ý bài giảng. Thầy giáo không bắt bạn phải chú ý bài nữa thay vào đó là chỉ chú ý chiếc đồng hồ với ba cây kim đang chạy đua nhau.

Cách phạt hài hước này không gây nhiều áp lực và tâm lý cho các em, lại có khả năng thúc giục không khí buổi học hôm đó vui vẻ hơn, hiệu quả của cách này cũng khá cao.

Cách 4: Phạt bằng cách ghi lại những khoảnh khắc.

Nghe tên cách phạt này chắc chẳn thầy cô đã biết là cần những dụng cụ nào rồi. Đó chính là một chiếc điện thoại không cần chụp ảnh quá xịn, không cần camera 360, B612, chỉ cần chụp ảnh mộc siêu nét, siêu chân thực là được. Các thầy cô giám thị hoặc thầy cô đứng lớp chụp lại ảnh các học sinh đang ngủ gật, trang phục không gọn gàng. Sau đó, đến khi họp phụ huynh, các thầy cô sẽ chiếu lên cho các bậc phụ huynh xem.

Một cách nữa đó cuối tuần tổng kết lại tình hình những học sinh không ngoan bị ghi sổ đầu bài, vi phạm nội quy lớp, trường. Thầy cô sẽ chiếu lên máy chiếu ảnh các bạn lúc hài hước nhất, sau đó phóng to lên thật rõ cho cả lớp xem.

Đây là hình phạt khiến các em ngượng, muốn giấu giếm thì sẽ không dám tái phạm nữa. Hình phạt này chống chỉ định với học sinh vi phạm nhiều, bất chấp hình tượng.

Bên cạnh các hình phạt cho học sinh không ngoan, các thầy cô cũng nên áp dụng thêm các phần thưởng cho các em học sinh tốt. Khen thưởng sẽ là một động lực để các em phấn đấu hơn nữa. Sau mỗi lần khen thưởng như thế, biết đâu đó cũng là một động lực để các em học sinh lười biếng chăm chỉ học tập để nhận được phần khen vinh dự.

Cách 5: Đọc sách.

Giáo viên đưa ra hình thức kỉ luật học sinh như đến thư viện của trường tìm đọc một cuốn sách mà giáo viên giới thiệu. Trong thời gian 1 tuần, học sinh phải đọc và chia sẻ những điều mà mình đã đọc và học được ở cuốn sách đó trong giờ sinh hoạt lớp.

Có khó khăn khi thực hiện biện pháp này. Đó là khả năng tự đọc, nhận thức của mỗi học sinh khác nhau. Những học sinh vi phạm phần lớn lười học, không thuộc bài, không soạn bài, thường xuyên bị điểm kém…có học lực trung bình, yếu kém.

Giáo viên không thể bao quát hết được những cuốn sách có trong thư viện trường để hướng dẫn và kiểm chứng kết quả đọc của các em. Thêm nữa, không phải học sinh nào cũng gạt bỏ được sự tự ti để trước lớp giới thiệu một cách trôi chảy về cuốn sách mình đã đọc.

Giải pháp hạn chế khó khăn để biện pháp giáo dục trở nên hiệu quả hơn là giáo viên không cầu toàn về kết quả đọc sách của học sinh, cần lựa chọn những cuốn sách tiêu biểu, có dung lượng vừa phải, hoặc giáo viên sẽ lựa chọn chủ đề có nội dung giáo dục tương ứng với điều học sinh vi phạm:Để đạt được hiệu quả giáo dục từ biện pháp kỉ luật này, giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc, thường xuyên động viên, khích lệ học sinh, không yêu cầu quá cao về kết quả tự đọc của các em, ghi nhận những điều học sinh đã làm được và khen thưởng những học sinh tích cực đọc và trình bày khá tốt trước lớp.Giáo viên có thể yêu cầu 1, 2, 3 học sinh cùng đọc một cuốn sách, cùng giới thiệu về một đối tượng. Giáo viên lắng nghe, so sánh và uốn nắn lại.

Kết hợp hình phạt với khen thưởng và chia sẻ, thấu hiểu

Thưởng phạt sẽ đạt hiệu quả tốt hơn nếu các thầy cô quan tâm và thấu hiểu các em hơn. Một người lái đò nhẹ nhàng và tinh tế sẽ nắm bắt được tâm lý học trò, biết được các em đang gặp vấn đề gì, khó khăn gì. Bất cứ điều gì xảy ra cũng có nguyên nhân của nó, tìm hiểu nguyên nhân trước khi đưa ra hình phạt là một bước cực kỳ quan trọng. Cũng giống như câu “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, việc thu phục học trò cũng vậy, hãy bắt đầu từ những nỗi niềm thầm kín, thấu hiểu, bằng tự tin yêu và lòng tin tưởng, là một người thầy cũng là một người bạn.

Trường học và trường đời là hai nơi rèn luyện nên tính cách con người. Trường học là nền tảng, như cái mống trước khi xây nhà. Nhà muốn vững, muốn cao thì mống phải chắc. Trường học sẽ là nơi cung cấp kiến thức cơ bản, đào tạo nhân cách. Các thầy các cô không chỉ là những người lái đò mà còn là những thợ xây. Hy vọng qua bài viết về những cách phạt học sinh, thầy cô sẽ có thêm nhiều viên gạch đẹp, chắc để xây dựng, đào tạo các em.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Mẹo dạy học hay

    Xem thêm