Chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần có được tính là tiết dạy?

Tiết chào cờ có được tính vào tiết dạy không?

Chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần có được tính là tiết dạy? Cách tính số giờ dạy của giáo viên chủ nhiệm bậc Tiểu học như thế nào. Dưới đây là các giải đáp thắc mắc cho các thầy cô cùng theo dõi.

Câu hỏi 1: Những tiết như chào cờ, sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt đầu buổi học, lao động có được tính vào số tiết giảng dạy cho giáo viên chủ nhiệm hay không?

Câu hỏi 2: Xin hỏi giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học mỗi tuần 25 tiết kể cả tiết chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần nhưng không được tính thừa giờ đúng hay sai?

Trả lời câu hỏi

Theo quy định tại Thông tư số 36/1999/TT-BGDĐT ngày 27/9/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ đối với ngành giáo dục và đào tạo, thời gian làm việc của giáo viên tiểu học là 40 giờ/tuần.

Đối với giáo viên tiểu học ngoài việc giảng dạy các môn học theo chương trình với số tiết quy định là 23 tiết/tuần (quy đổi ra giờ làm việc là 15,33 giờ) thì giáo viên tiểu học còn 24,67 giờ/tuần để làm các công việc khác như: Chuẩn bị bài (soạn bài), dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, chấm bài kiểm tra, đánh giá định kỳ học sinh, họp hội đồng, làm việc với cha mẹ học sinh, tổ chức các hoạt động lao động, giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động chung của nhà trường…, và làm các công việc khác do hiệu trưởng phân công.

Đối với những giáo viên được phân công làm chủ nhiệm lớp, theo quy định được giảm 3 tiết/tuần trong tổng số tiết thực dạy các môn học theo chương trình tiểu học để thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm như:

- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp;

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;

- Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ của học sinh;

- Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức;

- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.

Như vậy, những tiết chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động như sinh hoạt đầu buổi học, lao động là hoạt động của nhà trường và lớp học mà giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện theo nhiệm vụ và thời gian để làm những việc này được tính vào trong 3 tiết dạy được giảm/tuần, nên không được tính vào số tiết giảng dạy của giáo viên chủ nhiệm.

Theo đó, giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học sẽ tham gia giảng dạy 20 tiết/tuần (được giảm 3 tiết/tuần). Số tiết giảng dạy vượt quá 20 tiết sẽ được tính thừa giờ để được tính phụ cấp.

Thời gian chào cờ và sinh hoạt lớp:

Về thời gian chào cờ và sinh hoạt lớp, Thông tư 36/1999/TT-BGDĐT cũng quy định:

Để đảm bảo mỗi buổi học không kéo dài quá 240 phút, tiết chào cờ đầu tuần và tiết sinh hoạt cuối tuần thực hiện không quá 20 phút; rút ngắn giờ ra chơi giữa buổi học của các ngày có tiết chào cờ và sinh hoạt. Hoạt động ngoài giờ theo các chủ điểm qui định trong năm học được bố trí vào một buổi thứ hai trong ngày đối với các trường tổ chức dạy học dưới 10 buổi/tuần, hoặc bố trí vào một buổi của ngày nghỉ cho mỗi chủ điểm.

Vì vậy, Thời gian chào cờ và sinh hoạt lớp chỉ thực hiện tối đa 20 phút. Với những ngày có thời gian chào cờ và sinh hoạt lớp thì học sinh bị rút ngắn giờ ra chơi.

Quy định về định mức số tiết dạy của giáo viên

Theo quy định về mức tiết dạy của giáo viên được quy định tại Điều 6 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT 2017 như sau:

Điều 6. Định mức tiết dạy

Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:

1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.

2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.

2a.7 Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết.

3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.

Như vậy, tiết dạy của tổ trưởng tổ chuyên môn tiểu học là 23 tiết; tổ trưởng chuyên môn trung học cơ sở là 19 tiết, tổ trưởng chuyên môn trường trung học phổ thông là 17 tiết.

Để biết thêm về các Quy định Giảm tiết dạy của Giáo viên mời các bạn theo dõi: Tổng hợp các quy định về tiết dạy của giáo viên các cấp và Các tài liệu Dành cho giáo viên. Tại đây VnDoc sẽ cung cấp cho các bạn toàn bộ các vấn đề liên quan đến lương, Chế độ quyền lợi của giáo viên, công chức, viên chức, và các kì thi giáo viên giỏi, thi viên chức,...

Đánh giá bài viết
1 13.383
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm