Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Toàn bộ quy định về tiết dạy của giáo viên tiểu học năm 2024

Năm 2024 định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là bao nhiêu tiết một tuần, thời gian làm việc của giáo viên tiểu học được quy định như thế nào. Trong bài viết này VnDoc sẽ chia sẻ cho các bạn một số quy định về định mức tiết dạy của giáo viên theo quy định mới nhất của pháp luật.

Quy định về định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học

Hiện nay, giáo viên tiểu học phải dạy bao nhiêu tiết 1 tuần? Thời gian làm việc cụ thể ra sao? Để giáp đáp các thắc mắc này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ quy định về tiết dạy của giáo viên tiểu học theo quy định của pháp luật.

1. Giáo viên tiểu học dạy bao nhiêu tiết 1 tuần?

Tại khoản 1 Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định:

“Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:

1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.

2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.”

Như vậy, theo quy định trên, giáo viên tiểu học thông thường sẽ phải dạy 23 tiết/tuần, nếu là giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật thì được giảm còn dạy 21 tiết/tuần.

2. Quy định về giảm định mức tiết dạy của giáo viên

Dưới đây là toàn bộ quy định về chế độ giảm định mức tiết dạy giáo viên công lập theo quy định mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Quy định thời gian 1 tiết học tiểu học

Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học Bộ giáo dục quy định cụ thể, cấp Tiểu học sẽ thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học. Mỗi tiết học từ 35 phút đến 40 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ. Quy định này hiện vẫn còn hiệu lực.

Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ.

4. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học

Khoản 1 Điều 5 Quy định ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định, thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:

- 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;

- 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;

- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Theo quy định trên, giáo viên không chỉ dành toàn bộ thời gian làm việc cho việc giảng dạy mà còn có 07 tuần làm việc để thực hiện các công việc khác nhằm chuẩn bị cho công tác dạy học.

5. Thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên

Căn cứ khoản 3 Điều 5 Quy định ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT, thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên bao gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác. Cụ thể:

- Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hàng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

- Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động. Trong đó, Điều 112 Bộ Luật lao động 2019 quy định, các ngày nghỉ lễ, tết bao gồm: Tết Dương lịch; ngày Chiến thắng giải phóng miền Nam; ngày Quốc tế lao động 01/5; Quốc khánh 02/9; ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hàng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

6. Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên tiểu học

Tiền lương dạy thêm giờ đối với giáo viên tiểu học quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC như sau:

"Điều 4. Cách tính tiền lương dạy thêm giờ

Công thức tính tiền lương dạy thêm giờ:

a) Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm;

b) Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%;

c) Tiền lương 01 giờ dạy:

– Đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên, giảng viên cơ sở dạy nghề:

Tiền lương 01 giờ dạy

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

x

Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)

Định mức giờ dạy/năm

52 tuần"

Theo quy định trên, thời gian dạy dư ra 01 tiết/tuần, bạn sẽ được nhận tiền lương dạy thêm giờ.

Việc phân chia thời gian giảng dạy 3 buổi sáng và 5 buổi chiều trên tuần phụ thuộc vào kế hoạch phân công của nhà trường và hiện nay không có văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề này.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
49
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm