Bài thu hoạch tập huấn sách giáo khoa lớp 3 năm 2022-2023

Mời các bạn tham khảo Bài thu hoạch tập huấn sách giáo khoa lớp 3 năm 2022- 2023. Đây là tài liệu mà các thầy cô cần hoàn thành và nộp lên nhà trường sau khi tập huấn xong chương trình dạy học lớp 3 sách mới.

Xem thêm:

Bài thu hoạch tập huấn sách giáo khoa lớp 3 Số 1

PHIẾU THU HOẠCH

Lớp tập huấn thay sách giáo khoa lớp 3 theo Chương trình GDPT 2018

Ngày: Từ ngày .......đến ..............

Địa điểm: ............

Họ tên:..........đơn vị công tác: Trường ...................

1. Đánh giá (Đánh X vào ô thích hợp)

TT

Câu hỏi

Đánh giá

Rất
tốt

Tốt

Đạt
yêu cầu

Chưa
đạt yêu cầu

1

Nội dung tập huấn có đáp ứng nhu cầu mong đợi của thầy/ cô không?

 

x

 

 

2

Phương pháp tập huấn có phù hợp và hiệu quả không? (trình bày, tương tác giữa GV và BCV)

x

 

 

 

3

Tài liệu tập huấn được sử dụng hợp lý và hữu ích cho tập huấn và giảng dạy không?

 

x

 

 

4

Đánh giá chung về lớp tập huấn

 

x

 

 

5

Báo cáo viên (trình bày, hướng dẫn sử dụng sách)

x

 

 

 

6

Hình thức, địa điểm tổ chức lớp tập huấn

x

 

 

 

2. Thu hoạch: Qua lớp tập huấn, thầy/cô học tập nội dung cơ bản nào?

Qua lớp tập huấn, bản thân học tập nội dung cơ bản:

Bộ sách không chỉ là nơi chuyển tải tri thức mà còn gợi mở, truyền cảm hứng để các em HS tìm tòi, khám phá, sáng tạo và chinh phục… Chân trời sáng tạo giúp các em HS định hướng tư duy; tự khám phá và phát triển mọi tiềm năng của bản thân.

Sách có tính mở, Giáo viên có thể lựa chon các nội dung kết cấu các bài học có thể thực hiện các hoạt động dạy học phù hợp.

- Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

- Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được trong cuộc sống.

- Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống, được thực hiện với sự hỗ trợ của đồ dùng học tập và công cụ khác mà giáo viên chuẩn bị.

- Giáo viên dạy học chương trình mới vừa cung cấp kiến thức vừa phát triển hài hòa cả phẩm chất và năng lực, trong đó hình thành và phát triển các phẩm chất “chăm học, chăm làm, trách nhiệm, trung thực, kỷ luật”, các năng lực “hợp tác, tự quản, tự học và giải quyết vấn đề”. Để hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học, giáo viên phải thiết kế để cho học sinh vừa tham gia học vừa tự học để từ đó các em được hình thành các kĩ năng thông qua các hoạt động thực tiễn, trong đó tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các nội dung phù hợp để các em được tham gia, được tự hoàn thiện bản thân mình.

- Trong từng tiết học học sinh tự tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực thông qua các hoạt động học tập dưới sự chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn của giáo viên; học sinh được trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, được lắng nghe và phản biện ý kiến của bạn.

3. Về chương trình và nội dung các môn học

Môn Tiếng Việt

- Mỗi bài học đều được xây dựng theo cấu trúc: Khởi động ; Khám phá và luyện tập, vận dụng. Các hoạt động học tập được chọn lọc, tổ chức dựa trên phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe cho học sinh, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng nhận thức của học sinh; tạo cơ sở để giáo viên chủ động sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; giúp học sinh rèn luyện, phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, góp phần giáo dục phẩm chất, đạo đức, phát triển năng lực tư duy và sáng tạo cho học sinh một cách toàn diện.

- Nắm được cách soạn bài cho từng tiết học.

- Nắm được trình tự tiết dạy khi đứng lớp.

Môn Toán

- Các hoạt động học tập được chọn lọc phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức của HS, thể hiện tinh thần tích hợp, gắn bó môn Toán với các môn học khác, đáp ứng được nhu cầu của HS tiểu học, hạn chế được những khó khăn trong quá trình dạy học, đồng thời giúp các em hứng thú hơn khi học tập.

- Cung cấp đầy đủ các nội dung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học, học sinh thực hành để khám phá kiến thức mới. Không ép buộc học sinh học thuộc lòng, giới thiệu các cách thức giúp học sinh chủ động nắm các kiến thức, kĩ năng cần nhớ. Giúp giáo viên thể hiện tốt các ý tưởng và phương pháp dạy học mới.

- Nắm được cách soạn bài cho từng tiết học.

- Nắm được trình tự tiết dạy khi đứng lớp.

Môn Tự nhiên và Xã hội

- Được xây dựng theo định hướng mới phát triển năng lực của người học , cụ thể ở năng lực giải quyết vấn đề và phát huy tính sáng tạo thông qua các tình huống gắn với thực tiễn cuộc sống của các em. Các bài học mang tính mở. Giáo viên sẽ linh hoạt trong việc tổ chức dạy học, phát huy khả năng sáng tạo trong thiết kế bài dạy. Tăng cường tính trải nghiệm, tính thực hành và đa dạng hoá phương thức tổ chức dạy học các bài của môn học; Tích hợp các nội dung: giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống, giáo dục bảo vệ môi trường vào các bài học.

- Nắm được cách soạn bài cho từng tiết học.

- Nắm được trình tự tiết dạy khi đứng lớp.

Môn Đạo đức

- Thấy được những nội dung mới về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, những kĩ năng cần thiết trong sinh hoạt, học tập.

- Nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống và giáo dục pháp luật. Trong mỗi bài học, các em sẽ được trải nghiệm, thực hiện những hoạt động học tập tích cực, sinh động, hấp dẫn thông qua những câu hỏi dẫn dắt, gợi mở, những tình huống gần gũi, thiết thực, những bài thơ, câu chuyện, trò chơi phù hợp với tâm hồn, nhận thức và thực tiễn đời sống của các em.

- Mục tiêu hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học.

- Môn học hình thành động cơ đạo đức và thực hiện các hành vi đạo đức cụ thể; giúp cho quá trình dạy học môn Đạo đức thực sự là quá trình chuyển hoá các giá trị đạo đức và kĩ năng sống thành ý thức và hành vi trong mỗi học sinh.

- Tạo điều kiện để giáo viên vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm tích cực hoá hoạt động học tập, phát triển năng lực học sinh ; Học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, nói nhiều hơn và làm nhiều hơn.

- Nắm được cách soạn bài cho từng tiết học.

- Nắm được trình tự tiết dạy khi đứng lớp.

Môn Hoạt động trải nghiệm

- Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào khám phá, rèn luyện bản thân, phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi.

- Nội dung chương trình Hoạt động trải nghiệm không dừng lại ở các chủ đề mang tính chính trị xã hội như trong chương trình hiện hành mà còn chú trọng vào các hoạt động phát triển cá nhân, lao động và đặc biệt là giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.

- Hoạt động trải nghiệm được thực hiện thông qua bốn loại hình hoạt động chủ yếu: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ, trong đó câu lạc bộ là loại hình tự chọn.

- Nắm được cách soạn bài cho từng tiết học.

- Nắm được trình tự tiết dạy khi đứng lớp.

Bộ sách không chỉ giúp người dạy, người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

* Đề xuất:

Không có đề xuất.

Người thực hiện

Bài thu hoạch tập huấn sách giáo khoa lớp 3 Số 2

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN…….

TRƯỜNG TIỂU HỌC……

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….…, ngày ……tháng năm

BÁO CÁO THU HOẠCH

Về việc đánh giá, lựa chọn đề xuất danh mục sách giáo khoa

Hoạt động trải nghiệm 3 dùng trong nhà trường năm học 2022-2023

1. Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống

+ Tổng chủ biên: Lưu Thu Thủy, Bùi Thị Tùng

+ Chủ biên: Nguyễn Thụy Anh, Nguyễn Thanh Bình

* Về nội dung:

+ Nội dung gồm: 9 chủ đề

+ Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm 9 chủ đề trải nghiệm với 34 tuần hoạt động bao gồm trọn vẹn các mạch nội dung mà Chương trình quy định. Các mạch nội dung này được triển khai thành những chủ đề cụ thể và các nội dung nhỏ, vừa sức, thiết thực với HS lớp 3. Tuần 35 là tuần diễn ra các hoạt động tổng kết năm học và hoạt động lên kế hoạch trải nghiệm mùa hè của học sinh lớp 3. Các hoạt động được thiết kế thông qua 3 loại hình hoạt động chính là: Sinh hoạt dưới cờ; sinh hoạt giáo dục theo chủ đề và sinh hoạt lớp. Ngoài ra điểm mới của bộ sách còn được thiết kế hoạt động ở nhà - “Hoạt động sau giờ học” trong mỗi chủ đề. Các hoạt động thiết kế được triển khai thành 9 chủ đề+ Hình ảnh đặc tả nội dung. Bản thân tranh chứa đựng nội dung hoạt động, HS học qua quan sát tranh và thực hành theo hướng dẫn qua tranh.

+ Nội dung phù hợp với khung chương trình đã đưa ra.

+ Các nội dung phù hợp với lứa tuổi.

+ Có phần mục tiêu nằm đầu mỗi chủ đề giúp giáo viên, học sinh, phụ huynh có điểm tựa để thực hiện.

+ Kiến thức phù hợp, gần gũi, sát thực tế giúp học sinh dễ thực hành.

+ Hành vi ứng xử gần gũi với cuộc sống của học sinh.

+ Các hoạt động đi từ dễ đến khó. Có những trò chơi, bài hát và sản phẩm phù hợp, lôi cuốn học sinh.

+ Cuối mỗi chủ đề đều có phần cho học sinh tự nhận xét, đánh giá rất cụ thể và rõ ràng.

+ Bố cục sách rõ ràng, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ. Hình ảnh, màu sắc đẹp lôi cuốn các em học sinh.

* Về phương pháp:

+ Giáo viên có thể linh hoạt sử dụng được nhiều phương pháp dạy học tích cực (giải quyết vấn đề, tự phát hiện, trải nghiệm, …) kết hợp cùng phương pháp, hình thức dạy học truyền thống.

+ Giáo viên có thể thiết kế giáo án thể hiện sự phân nhánh, có sự phân hóa theo trình độ và năng lực của người học, có thể sáng tạo, linh hoạt trong quá trình thiết kế kế hoạch dạy học

* Về kiểm tra, đánh giá:

+ Các hoạt động trong sách giáo khoa có tính tương tác cao: Người học có thể tự đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của bản thân đồng thời tham gia được vào quá trình đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên và người học có thể đánh giá được quá trình học tập cũng như sản phẩm học tập trên cơ sở phân hóa đối tượng, tiếp cận năng lực người học.

* Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

+ Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thể hiện qua sách giáo khoa và thiết kế dạy học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường hiện tại phù hợp với khả năng đáp ứng của nhà trường và của địa phương.

* Về sản phẩm giáo dục:

+ Tri thức người học có được từ sách giáo khoa có khả năng áp dụng cao trong thực tiễn, phát huy được sự tìm tòi để người học có kỹ năng tìm kiếm thông tin mà không chỉ lệ thuộc vào sách giáo khoa

* Về phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố.......

+ Các nội dung tích hợp trong sách có nét tương đồng với văn hoá, bản sắc truyền thống, lịch sử, địa lí của thành phố hoặc của địa phương.

+ Cấu trúc nội dung sách giáo khoa tạo cơ hội để người dạy có thể bổ sung những nội dung phù hợp về phong tục tập quán, văn hóa, .. của địa phương nói riêng và của thành phố nói chung.

+ Các nội dung về kinh tế, xã hội, chính sách an sinh xã hội, … phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố và địa phương.

* Hạn chế:

+ Chủ đề 2: Khám phá bản thân, Trang 16 Hình ảnh 2 bé chơi với chó ở công viên không có rọ mõm.

+ CĐ 9: An toàn trong cuộc sống. Trang 90, 91. Nhận diện thực phẩm không an toàn.

+ Chủ đề 6: Em yêu quê hương Trang 58 Hình ảnh hai bạn học sinh vừa đi vừa nói chuyện giữa đường.

+ Một số bài có hoạt động ở trường có thể thay bằng tranh ảnh thật.

2. Bộ sách: Chân trời sáng tạo

+ Tổng chủ biên: Phó Đức Hòa, Vũ Quang Tuyên

+ Chủ biên: Bùi Ngọc Diệp,Nguyễn Hữu Tâm, Đinh Thị Kim Thoa

* Về nội dung:

+ Nội dung gồm: 9 chủ đề

+ Mỗi tháng 1 chủ đề, mỗi chủ đề 3 – 4 tuần, mỗi tuần 3 tiết, mỗi tiết ứng với 1 loại hình hoạt động là Sinh hoạt dưới cờ; sinh hoạt giáo dục theo chủ đề và sinh hoạt lớp, đảm bảo tính thống nhất giữa các loại hình hoạt động. Nội dung các chủ đề được xây dựng xoay quanh các vấn đề về giáo dục kinh tế, chính trị, văn hoá, địa phương, các ngày lễ lớn và gợi ý giáo dục của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và Sao nhi đồng.

+ Có mục tiêu đầu mỗi chủ đề.

+ Có liên hệ thực tế đến đời sống và thực tế môi trường xung quanh.

+ Hình ảnh sinh động, màu sắc khá phong phú.

+ Các hoạt động đi từ dễ đến khó. Có những trò chơi và bài hát giúp lôi cuốn học sinh.

+ Hành vi ứng xử gần gũi với cuộc sống học sinh.

* Về phương pháp:

+ Phương pháp linh hoạt phù hợp với phương pháp và hình thức dạy học truyền thống

* Về kiểm tra, đánh giá:

+ Giáo viên và học sinh có thể đánh giá được quá trình học tập cũng như sản phẩm học tập.

* Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

+ Phù hợp với cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học của nhà trường.

* Về sản phẩm giáo dục:

+ Phát huy sự tìm tòi để người học

+ Học sinh được thực hành áp dụng những kinh nghiệm mới trong bước khám phá để giải quyết những tình huống gặp trong cuộc sống

* Về phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố......

+ Các nội dung tích hợp trong sách có nét tương đồng với văn hoá, bản sắc truyền thống, lịch sử, địa lí của thành phố hoặc của địa phương.

+ Cấu trúc nội dung sách giáo khoa tạo cơ hội để người dạy có thể bổ sung những nội dung phù hợp về phong tục tập quán, văn hóa, .. của địa phương nói riêng và của thành phố nói chung.

+ Các nội dung về kinh tế, xã hội, chính sách an sinh xã hội, … phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố và địa phương.

* Hạn chế:

+ Bài trang trí lớp học ta có thể thay thế bằng tranh ảnh thật.

+ Một số nội dung, hoạt động còn trùng lặp nhiều.

+ Kênh hình nhiều, gây rối mắt học sinh.

3. Bộ sách: Cánh diều

+ Tổng chủ biên: Nguyễn Dục Quang

+ Chủ biên: Phạm Quang Tiệp

* Về nội dung:

+ Nội dung gồm: 9 chủ đề

+ Mỗi tuần ứng với 3 loại hình hoạt động: Sinh hoạt dưới cờ; Sinh hoạt giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp. Thiết kế hoạt động tiếp nối với các nhiệm vụ tương ứng với hoạt động giáo dục, trải nghiệm ở nhà.

+ Sách thiết kế tạo điều kiện giáo viên, phụ huynh giúp học sinh thực hiện các nội dung rèn luyện ở nhà, hiểu về những đặc điểm ở địa phương học sinh.

+ Sách có nội dung gần gũi với HS, các chủ đề được sắp xếp có hệ thống. Bộ sách giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực chung, năng lực đặc thù, các phẩm chất được quy định trong Chương trình Hoạt động trải nghiệm lớp 3

+ Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nội dung sách gồm các hoạt động giáo dục hướng vào bản thân, hướng đến xã hội, hướng đến tự nhiên và hướng nghiệp.

+ Tranh ảnh có màu sắc đẹp,sinh động, rõ ràng, gần gũi với thực tế cuộc sống, thu hút sự chú ý và định hướng được các hoạt động cho HS.

+ Hệ thống bài tập phù hợp với nhận thức của HS, gắn với thực tế cuộc sống hiện đại và được sắp xếp khoa học.

+ Các hoạt động đề cao tính thực hành trải nghiệm thực tiễn (mỗi hoạt động trong sách đều tạo ra cơ hội cho HS trải nghiệm và phát triển năng lực, là cầu nối các môn học với thực tế đời sống).

+ Có đầy đủ nội dung các chủ đề và được sắp xếp hợp lý, mục tiêu rõ ràng.

* Về phương pháp:

+ Phương pháp linh hoạt phù hợp với phương pháp và hình thức dạy học truyền thống

+ Giáo viên có thể sáng tạo trong quá trình thiết kế kế hoạch dạy học

* Về kiểm tra, đánh giá:

+ Giáo viên và học sinh có thể đánh giá được quá trình học tập cũng như sản phẩm học tập.

* Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

+ Phù hợp với cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học của nhà trường.

* Về sản phẩm giáo dục:

+ Phát huy sự tìm tòi để người học

+ Học sinh được thực hành áp dụng những kinh nghiệm mới trong bước khám phá để giải quyết những tình huống gặp trong cuộc sống

+ Tham gia hoạt động trải nghiệm, các em sẽ biết chăm chỉ học tập và lao động, yêu quý người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè và mái trường. Thân thiện với mọi người trong khu dân cư, khu phố, thôn, xã, biết chia sẻ và hợp tác với mọi người; yêu quý cảnh quan thiên nhiên của quê hương đất nước.

* Về phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố .....

+ Các nội dung tích hợp trong sách có nét tương đồng với văn hoá, bản sắc truyền thống, lịch sử, địa lí của thành phố hoặc của địa phương.

+ Cấu trúc nội dung sách giáo khoa tạo cơ hội để người dạy có thể bổ sung những nội dung phù hợp về phong tục tập quán, văn hóa, .. của địa phương nói riêng và của thành phố nói chung.

+ Các nội dung về kinh tế, xã hội, chính sách an sinh xã hội, … phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố và địa phương.

* Hạn chế:

- Phần kết nối với phụ huynh HS còn hạn chế.

5. Bỏ phiếu lựa chọn sách:

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT (để BC);

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

….………………

Ngoài Bài thu hoạch tập huấn sách giáo khoa lớp 3 năm 2022- 2023, thầy cô có thể tham khảo thêm Biên bản lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 cùng góp ý bản mẫu giáo khoa lớp 3 năm 2022-2023 tất cả các môn.

Đánh giá bài viết
13 37.449
Sắp xếp theo

Lớp 3

Xem thêm