Bài thu hoạch tập huấn sách giáo khoa lớp 3 Cánh Diều
Bài thu hoạch tập huấn sách giáo khoa lớp 3 Cánh Diều năm 2022- 2023
Mời các bạn tham khảo Bài thu hoạch tập huấn sách giáo khoa lớp 3 Cánh Diều. Đây là tài liệu giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều kinh nghiệm, ý tưởng mới để hoàn thiện khóa tập huấn sách giáo khoa lớp 3 Cánh Diều. Mời các bạn cùng tham khảo Bài thu hoạch thay sách lớp 3.
Xem thêm:
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn lớp 3 Sách mới
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn lớp 3 Kết nối tri thức - Tất cả các môn
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Toán lớp 3 Kết nối tri thức
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ lớp 3 Kết nối tri thức
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Đạo Đức lớp 3 Kết nối tri thức
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn lớp 3 Chân trời sáng tạo - Tất cả các môn
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tự nhiên xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn lớp 3 Cánh Diều - Tất cả các môn
- Báo cáo chọn sách giáo khoa lớp 3
- Bài thu hoạch tập huấn sách giáo khoa lớp 3 năm 2022- 2023
1. Câu hỏi tập huấn sách giáo khoa lớp 3 Cánh Diều
(Đang cập nhật câu trả lời)
Câu 1: Cuốn sách được cấu trúc và trình bày như thế nào?
Câu 2: Cấu trúc và cách trình bày SGK như vậy có tác dụng gì đối với HS và GV?
Câu 3: Thầy/cô giáo có nhận xét gì về cách trình bày một chủ đề trong SGK Tự nhiên và Xã hội?
Câu 4:
Nhóm 3: (chia 3 nhóm theo 3 dạng bài)
Cấu trúc một bài học bao gồm những thành phần nào? (Theo ba dạng bài)
Câu 5: Lưu ý cách dạy ba dạng bài: Bài mới, bài thực hành, bài ôn tập và đánh giá
2. Biên bản bồi dưỡng sử dụng SGK môn Toán lớp 3 Cánh Diều
UBND THÀNH PHỐ …………….. TRƯỜNG TH ………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ….… , ngày … tháng…năm 2022 |
BIÊN BẢN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SGK MÔN TOÁN LỚP 3
NĂM HỌC 2022-2023
LỜI GIỚI THIỆU
Sách giáo khoa Toán 3 (Cánh Diều) là tài liệu học tập môn Toán dành cho học sinh lớp 3, thực hiện theo “Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 – môn Toán lớp 3”. Đây là cơ sở để giáo viên tiến hành dạy học (lập kế hoạch cho từng bài hoặc cho cả năm học) và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 3 của học sinh. Cuốn Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học theo sách giáo khoa Toán 3 (Cánh Diều) có mục tiêu giúp giáo viên:
– Có hiểu biết khái quát về Chương trình môn Toán lớp 3 bao gồm: mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn Toán lớp 3.
– Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học (trong đó có đổi mới việc soạn bài dạy học) và đổi mới đánh giá kết quả học tập.
– Giới thiệu quy trình và kĩ thuật soạn bài dạy học (thông qua việc giới thiệu một số bài soạn có tính chất tham khảo) đáp ứng yêu cầu dạy học hình thành và phát triển năng lực học tập môn Toán cho học sinh lớp 3. Cuốn tài liệu này gồm hai phần chính: Phần thứ nhất. Những vấn đề chung Phần thứ hai. Hướng dẫn soạn bài dạy học theo sách giáo khoa Toán 3 (Cánh Diều)
I. GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN LỚP 3
1. Mục tiêu dạy học
- Bước đầu hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực toán học ở mức độ phù hợp với học sinh (HS) lớp 3.
- Giúp HS đạt được các yêu cầu cơ bản thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Nội dung | Yêu cầu cần đạt | ||
SỐ VÀ PHÉP TÍNH | |||
Số tự nhiên | |||
Số tự nhiên | Số và cấu tạo thập phân của một số | – Đọc, viết được các số trong phạm vi 10 000; trong phạm vi 100 000. | |
– Nhận biết được số tròn nghìn, tròn mười nghìn. | |||
– Nhận biết được cấu tạo thập phân của một số. | |||
– Nhận biết được chữ số La Mã và viết được các số tự nhiên trong phạm vi 20 bằng cách sử dụng chữ số La Mã. | |||
So sánh các số | – Nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm vi 100 000. | ||
– Xác định được số lớn nhất hoặc số bé nhất trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 100 000). | |||
– Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 100 000). | |||
Làm tròn số | Làm quen với việc làm tròn số đến tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn mười nghìn (ví dụ: làm tròn số 1 234 đến hàng chục thì được số 1 230). | ||
Các phép tính với số tự nhiên | Phép cộng, phép trừ | – Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số (có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp). | |
– Nhận biết được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng và mối quan hệ giữa phép cộng với phép trừ trong thực hành tính. | |||
Phép nhân, phép chia | – Vận dụng được các bảng nhân, bảng chia 2, 3, ..., 9 trong thực hành tính. – Thực hiện được phép nhân với số có một chữ số (có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp). – Thực hiện được phép chia cho số có một chữ số. – Nhận biết và thực hiện được phép chia hết và phép chia có dư. – Nhận biết được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân và mối quan hệ giữa phép nhân với phép chia trong thực hành tính. | ||
Tính nhẩm | Thực hiện được cộng, trừ, nhân, chia nhẩm trong những trường hợp đơn giản. | ||
Biểu thức số | – Làm quen với biểu thức số. – Tính được giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính và không có dấu ngoặc. – Tính được giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính và có dấu ngoặc theo nguyên tắc thực hiện trong dấu ngoặc trước. – Xác định được thành phần chưa biết của phép tính thông qua các giá trị đã biết. | ||
Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính đã học | Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có đến hai bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính; liên quan đến thành phần và kết quả của phép tính; liên quan đến các mối quan hệ so sánh trực tiếp và đơn giản (chẳng hạn: gấp một số lên một số lần, giảm một số đi một số lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé). | ||
Phân số | Làm quen với phân số | 1 1 1 – Nhận biết được về ; ; ...; thông qua các 2 3 9 hình ảnh trực quan. 1 1 1 – Xác định được ; ; ...; của một nhóm đồ vật 2 3 9 (đối tượng) bằng việc chia thành các phần đều nhau. |
HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
Hình học trực quan | ||
Hình phẳng và hình khối | Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm của một số hình phẳng và hình khối đơn giản | – Nhận biết được điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng. – Nhận biết được góc, góc vuông, góc không vuông. – Nhận biết được tam giác, tứ giác. – Nhận biết được một số yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông; tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. – Nhận biết được một số yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, mặt của khối lập phương, khối hộp chữ nhật. |
Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học | – Thực hiện được việc vẽ góc vuông, đường tròn, vẽ trang trí. – Sử dụng được ê ke để kiểm tra góc vuông, sử dụng được compa để vẽ đường tròn. – Thực hiện được việc vẽ hình vuông, hình chữ nhật bằng lưới ô vuông. – Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến gấp, cắt, ghép, xếp, vẽ và tạo hình trang trí. | |
Đo lường | ||
Đo lường | Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng | – Nhận biết được “diện tích” thông qua một số biểu tượng cụ thể. – Nhận biết được đơn vị đo diện tích: cm2 (xăng-ti-mét vuông). |
MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT
Một số yếu tố thống kê | ||
Một số yếu tố thống kê | Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu | Nhận biết được cách thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê (trong một số tình huống đơn giản) theo các tiêu chí cho trước. |
Đọc, mô tả bảng số liệu | Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng. | |
Nhận xét về các số liệu trong bảng | Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu. | |
Một số yếu tố xác suất | ||
Một số yếu tố xác suất | Nhận biết và mô tả các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện | Nhận biết và mô tả được các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện khi thực hiện (một lần) thí nghiệm đơn giản (ví dụ: nhận ra được hai khả năng xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu khi tung một lần; nhận ra được hai khả năng xảy ra đối với màu của quả bóng lấy ra từ hộp kín đựng các quả bóng có hai màu xanh hoặc đỏ; ...). |
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM | ||
Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động sau và có thể bổ sung các hoạt động khác tuỳ vào điều kiện cụ thể. Hoạt động 1: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn, chẳng hạn: – Thực hành các hoạt động liên quan đến tính toán, đo lường và ước lượng như: thực hành tính và ước lượng chu vi, diện tích của một số hình phẳng trong thực tế liên quan đến các hình phẳng đã được học; thực hành đo, cân, đong và ước lượng độ dài, khối lượng, dung tích, nhiệt độ, ... Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá (ví dụ: trò chơi học Toán hoặc các hoạt động “Học vui – Vui học”; trò chơi liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hoá; lắp ghép, gấp, xếp hình; tung đồng xu, xúc xắc, ...) liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức toán. |
Còn tiếp, mời các bạn tải về!
Ngoài Bài thu hoạch tập huấn sách giáo khoa lớp 3 Cánh Diều năm 2022- 2023, thầy cô có thể tham khảo thêm Biên bản lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 cùng góp ý bản mẫu giáo khoa lớp 3 năm 2022-2023 tất cả các môn.