Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9 là sáng kiến kinh nghiệm lớp 9 môn Văn. Đây là tài liệu hữu ích dành cho các thầy cô tham khảo, nhằm có thêm kinh nghiệm trong việc dạy học sinh viết bài nghị luận văn học.

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn lớp 9

Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Có thể nói kết quả học tập bộ môn Ngữ Văn được đánh giá qua bài viết của học sinh. Sau những tiết học Tiếng Việt cho học sinh vốn từ, cấu trúc câu đoạn văn, sự liên kết... Sau các tiết học Văn bản cho học sinh những hiểu biết giá trị tác phẩm, những nội dung phản ánh... Tất cả đều được vận dụng để viết bài văn hoàn chỉnh theo yêu cầu của kiểu bài. Nếu lớp 6 học sinh kể một câu chuyện hay tả cảnh, tả người... Lớp 7 các em đó bắt đầu làm quen với văn nghị luận, cứ thế yêu cầu ngày một cao hơn đối với học sinh ở lớp 9.

Lớp 9, học sinh tiếp tục học kiểu bài nghị luận: Nghị luận xã hội – Nghị luận văn học. Nghị luận văn học là một kiểu bài khó so với văn nghị luận nói riêng và phân môn Tập làm văn nói chung. Kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có năng lực phân tích, đánh giá từ khái quát đến cụ thể, có sự hiểu biết về Xã hội, về Văn học, về Lịch sử... và đặc biệt là kĩ năng trình bày.

Nhưng đối với học sinh THCS đặc biệt là học sinh ở các tỉnh Tây Nguyên, học sinh trường tôi Trường THCS Nghĩa Hưng thì kĩ năng viết văn của các em còn nhiều hạn chế: Bài viết rời rạc, khô khan, dùng câu dùng từ chưa chính xác, bố cục chưa rõ ràng, lập luận chưa có sức thuyết phục, vốn từ nghèo nên diễn đạt lủng củng tối nghĩa, dài dòng, không thoát ý, mắc nhiều lỗi chính nhất là những em dân tộc Sê –đăng, Gia Rai...

Từ thực trạng trên, tôi tìm tòi, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp và mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm mà mình đã thực hiện trong quá trình giảng dạy của mình. Vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC LỚP 9.

NỘI DUNG

Quá trình thực hiện một đề tài với hình thức Tổng kết kinh nghiệm:“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9” phải cần có thời gian nghiên cứu, thực hiện, kết quả cụ thể do vậy người giáo viên phải có sự chuẩn bị ngay từ những năm học trước và năm học hiện tại. Họ phải trực tiếp giảng dạy lớp 9 ít nhất 3 năm mới đua ra được kinh nghiệm khả thi. Tôi là giáo viên thâm niên, dạy lớp 9 nhiều năm liên tục nên tiến hành đề tài theo kinh nghiêm, sự học hỏi, sự vận dụng, so sánh đối tượng học sinh... Nhưng muốn thành công hay không cần nhiều yếu tố chất lượng học tập của học sinh, vai trò của giáo viên chủ nhiệm, cán sự lớp và sự quan tâm của phụ huynh học sinh đối với việc học tập của con em.

Vậy vai trò của người giáo viên dạy môn Ngữ văn thì sao? Họ phải giúp cho học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản về văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng. Từ đó hướng dẫn rèn luyện cho các em kĩ năng từ viết đúng, dần dần hướng tới bài viết hay, có ý tứ sâu xa, lời lẽ ngắn gọn, hàm xúc, bài viết mạch lạc, gợi cảm và có sức thuyết phục.

1. Đối tượng nghiên cứu

Hai lớp 9 do tôi trực tiếp giảng dạy và đứng lớp gồm 56 em: một lớp 100% học sinh người dân tộc, một lớp 100 % học sinh người kinh thuộc địa bàn khá thuận lợi của huyện Chư Păh – Gia Lai. Cảm thụ về văn chương và kĩ năng viết văn của các em khá thành thạo, khoảng 20%, đạt mức trung bình 40% còn 30% rất nhiều hạn chế ở bố cục bài văn, nội dung, câu chữ... Những học sinh này rất ngại học môn Ngữ văn nhất là phân môn Tập làm văn. Theo các em đây là môn học “Vừa khô, vừa khó, vừa khổ”. Bởi vì các học sinh có vốn từ yếu, thiếu, nhiều em còn ngại suy nghĩ, không chịu khó tham khảo sách báo nên để có một bài văn nội dung phong phú, lập luận chặt chẽ, sắc sảo thì quả là rất khó.

2. Những thuận lợi và khó khăn

2.1/ Thuận lợi

  • Giáo viên
    • Là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn 30 năm, tôi luôn tâm huyết với nghề, chịu khó tự học, học hỏi trên mọi phương diện không ngừng theo từng năm học. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn được Ban Giám Hiệu nhà trường, Tổ chuyên môn tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ. Trường có đội ngũ giáo viên đủ năng lực trình độ vững vàng trong chuyên môn nghiệp vụ.
    • Chuyên môn nhà trường, Tổ chuyên môn luôn đổi mới hình thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của tất cả giáo viên.
    • Cơ sở vật chất của nhà trường khá đủ cho việc giảng dạy.
  • Học sinh
    • Rất nhiều học sinh ngoan ngoãn, có ý thức học hỏi và có sự cố gắng trong học tập.
    • Nhiều năm liền đội ngũ học sinh giỏi môn Ngữ văn của trường dự thi cấp huyện, tỉnh đều đạt giải.
    • Các em được cung cấp đủ Sách giáo khoa, vở, dụng cụ học tập.
    • Một số em có Tài liệu tham khảo.

2.2/ Khó khăn

  • Giáo viên:
    • Tài liệu nghiên cứu, tham khảo của bộ môn chưa có nhiều.
    • Giáo viên còn khó trong việc giúp hầu hết học sinh thích học môn Ngữ văn.
  • Học sinh:
    • Chỉ có số học sinh kinh còn học sinh con em người dân tộc (như: Sê- đăng, Ja rai) ở các làng khác nhau, khác tiếng, phần lớn đời sống kinh tế còn hạn hẹp. Do vậy, các em không có điều kiện mua Tài liệu tham khảo, để đọc trang bị kiến thức cho bài viết.
    • Học sinh thường xuyên sử dụng tiếng dân tộc trong giao tiếp hàng ngày nên vốn ngôn ngữ phổ thông còn hạn chế, kĩ năng diễn đạt còn yếu.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sáng kiến kinh nghiệm lớp 9

    Xem thêm