Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Báo cáo thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

Báo cáo thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

I. Mục tiêu Báo cáo thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển vi và kĩ năng làm tiêu bản hiển vi.

- Biết cách điều khiển sự đóng mở của các tế bào khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu ra vào tế bào.

- Quan sát và vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau.

- Tự mình thực hiện được thí nghiệm theo quy trình đã cho trong SGK.

II. Chuẩn bị

Mẫu vật

- Lá thài lài tía hoặc một số lá cây có tế bào với kích thước tương đối lớn và dễ tách lớp biểu bì ra khỏi lá.

Dụng cụ và hóa chất

- Kính hiển vi quang học với vật kính x10, x40 vật kính x10 hoặc x15

- Lưỡi dao cạo râu, phiến kính và lá kính.

- Ống nhỏ giọt

- Nước cất, dung dịch muối (hoặc đường) loãng.

- Giấy thấm.

III. Nội dung và cách tiến hành

Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây

- Dùng dao lam tách lớp biểu bì cho lên phiến kính đã nhỏ sẵn 1 giọt nước cất

- Đặt lá kính lên mẫu. Hút nước xung quanh bằng giấy thấm.

- Quan sát dưới kính hiển vi (quan sát ở x10 sau đó là x40).

- Vẽ các tế bào biểu bì bình thường và các tế bào cấu tạo nên khí khổng quan sát được.

- Lấy tiêu bản ra khỏi kính. Nhỏ dung dịch muối vào mẫu, dùng giấy thấm phía đối diện.

- Quan sát dưới kính hiển vi (quan sát ở x10 sau đó là x40).

- Vẽ các tế bào đang bị co nguyên sinh chất quan sát được.

Thí nghiệm phản co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng

- Lấy tiêu bản ra khỏi kính. Nhỏ một giọt nước cất vào rìa của lá kính, dùng giấy thấm phía đối diện.

- Quan sát dưới kính hiển vi.

- Vẽ các tế bào quan sát được dưới kính hiển vi

IV. Thu hoạch

Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây

Ban đầu tế bào được ngâm trong nước cất → nước thấm vào tế bào → tế bào trương nước → khí khổng mở ra.

Khi cho dung dịch muối vào tiêu bản, môi trường bên ngoài trở lên ưu trương → nước thấm từ tế bào ra ngoài → tế bào mất nước → tế bào co lại, lúc này màng sinh chất tách khỏi thành tế bào → hiện tượng co nguyên sinh → khí khổng đóng.

Các dạng co trong quá trình co nguyên sinh:

Thí nghiệm phản co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng

Khi cho thêm nước cất vào tiêu bản → môi trường ngoài nhược trương → nước lại thấm vào trong tế bào → tế bào từ trạng thái co nguyên sinh trở lại trạng thái bình thường (phản co nguyên sinh) → khí khổng mở.

Kết luận:

Khí khổng đóng hay mở phụ thuộc vào lượng nước trong tế bào.

+ Tế bào no nước (trương nước) ⇒ lỗ khí mở.

+ Tế bào mất nước ⇒ lỗ khí đóng.

Điều khiển sự đóng mở của khí khổng thông qua điều chỉnh lượng nước thẩm thấu vào trong tế bào.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 12 trang 52: Khí khổng lúc này đóng hay mở?

Lời giải:

Khi nhỏ nước cất vào lớp tế bào biểu bì của lá cây thài lài tía thì khí khổng lúc này mở.Vì nước cất là môi trường nhược trương so với môi trường trong các tế bào biểu bì lá thài lài tía. Do đó nước sẽ có chiều đi từ môi trường ngoài vào trong tế bào khí khổng trong lớp biểu bì lá. Khi tế bào khí khổng no nước, thành ngoài của tế bào khí khổng căng ra làm thành dày cong theo thành mỏng nên khí khổng mở.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 12 trang 52: Tế bào lúc này có gì khác so với trước khi nhỏ nước muối?

Lời giải:

Khi nhỏ nước muối vào thì sau vài phút, tế bào chất dần dần tách khỏi màng tế bào từ các góc khác nhau, ở các chỗ khác rồi cuối cùng làm thành hình như một cái túi. Đây là hiện tượng co nguyên sinh.

Khi nhỏ nước muối vào, tế bào khí khổng co lại (khí khổng đóng lại), nguyên nhân là do: nhỏ nước muối vào thì nồng độ chất tan bên ngoài tế bào khí khổng lớn hơn bên trong nên tế bào khí khổng sẽ mất nước và co lại.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 12 trang 52: Giải thích tại sao khí khổng lúc này lại mở trở lại.

Lời giải:

Khi co nguyên sinh, nước đi ra khỏi tế bào chất nên nồng độ chất tan trong tế bào rát cao, khi nhỏ nước cất vào tế bào sẽ hút nước để cân bằng vì vậy sẽ xảy ra phản co nguyên sinh, nước đi từ ngoài môi trường vào tế bào để hòa tan các chất.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Báo cáo thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh DiềuSinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bánh Bao
    Bánh Bao

    🤝🤝🤝🤝🤝

    Thích Phản hồi 14/01/23
    • Khang Anh
      Khang Anh

      😊😊😊😊😊

      Thích Phản hồi 14/01/23
      • Thiên Bình
        Thiên Bình

        😻😻😻😻😻😻

        Thích Phản hồi 14/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 10

        Xem thêm