Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thành phần tham gia vào cấu trúc màng sinh chất của tế bào là

Thành phần tham gia vào cấu trúc màng sinh chất của tế bào là được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Câu hỏi: Thành phần tham gia vào cấu trúc màng sinh chất của tế bào là:

  1. Photpholipit và protein
  2. Glixerol và axit béo
  3. Steroit và axit béo
  4. Axit béo và Saccarozo

Lời giải:

Đáp án: A. Photpholipit và protein

1. Vị trí, vai trò màng sinh chất

- Màng sinh chất là ranh giới ngăn cách tế bào và môi trường. Trong tế bào, màng sinh chất phân vùng hoạt động tạo nên các bào quan

- Màng sinh chất kiểm soat dòng vật chất vận chuyển đi vào hoặc đi ra của tế bào, là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi chất

2. Cấu trúc của màng sinh chất

Năm 1972,Singơ(Singer) và Nicolson (Nicolson) đã đưa ra mô hình cấu tạo màng sinh chất được gọi là mô hình khảm động. Theo mô hình này, màng sinh chất có cấu tạo gồm 2 thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin. Ngoài ra, ở các tế bào động vật và người, màng sinh chất còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. Có thể nói, màng sinh chất như bộ mặt của tế bào và các thành phần của màng sinh chất như prôtêin, glicôlipit và glicôprôtêin làm nhiệm vụ như các giác quan (thụ thể), cửa ngõ (kênh) và những dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào (hình 10.2).

3. Thành phần của màng sinh chất

Thành phần chính của màng sinh chất gồm: Phospholipid kép; Protein, Hydratcarbon

Lớp phospholipid kép:

- Là nền tảng cơ bản của màng sinh chất

- Có cấu trúc khá bền vững với pH môi trường, nước, lực cơ học khác nhau

- Thành phần gồm: Phospholipd; cholesterol

- Phospholipid: có tính lưỡng cực

+ cấu tạo: hai mạch hydrocarbon dài quay về một phía, kị nước; Nhóm phosphat quay về một phía ưa nước( phân cực)

+ Phân tử có sự sắp xếp: đầu ưa nước quay ra và đầu kị nước quay vào tạo thành cấu trúc màng kép

cholesterol

- Cholesterol được sắp xếp xen kẽ vào trong cấu trúc của phospholipid, có chức năng cố định lớp phospholipid

- Các phân tử phospholipid kép có cấu trúc giống nhau, nhưng thành phần cấu tạo hóa học có thể khác nhau tạo nên tính chất đặc trưng của loại màng đó: độ dày, độ nhớt, độ linh hoạt của từng màng

Protein

- Các loại màng khác nhau chứa các loại protein khác nhau

- Chức năng của protein trên màng sinh chất đa dạng: kênh dẫn truyền phân tử, enzym, thụ thể, tham gia liên kết tế bào,..

- Tùy từng vị trí của protein trên màng tế bào chia ra: protein xuyên màng, bám màng, neo màng, mỗi loại có chức năng, nhiệm vụ khác nhau

Hydratcarbon

- Thường nằm ở mặt ngoài của màng, ít có trong các bào quan

- Có thể liên kết với lipid, protein tạo glycoprotein

- Chức năng đa dạng: tham gia liên kết phân từ, màng; kháng nguyên bề mặt,…

Mảng lipid

- Là nơi tập trung nhiều làm lượng protein, hydratcarbon

- Có đường kính khoảng 50nm, có cấu trúc bền vững

- Giàu cholesterol

- Chức năng: thụ thể thu nhận tín hiệu từ bên ngoài vào tế bào.

4. Chức năng của màng sinh chất

Với thành phần cấu tạo chủ yếu là phôtpholipit và prôtêin nên màng sinh chất có các chức năng chính sau đây:

- Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc: Lớp phôtpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực) đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào. Với đặc tính chi cho một số chất nhất định ra vào tế bào nên người ta thường nói màng sinh chất có tính bán thấm.
- Màng sinh chất còn có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tế bào là một hệ mở luôn thu nhận các thông tin lí hóa học từ bên ngoài và đưa ra vững đáp ứng thích hợp trước sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh. Ví dụ, màng sinh chất của tế bào thần kinh ở người có các thụ thể nhận tín hiệu là các chất dẫn truyền xung thần kinh từ tế bào phía trước giải phóng ra, nhờ vậy xung thần kinh được truyền từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác.

- Màng sinh chất có các “dấu chuẩn" là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Thành phần tham gia vào cấu trúc màng sinh chất của tế bào là. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh DiềuSinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Đi Bộ
    Gấu Đi Bộ

    😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 26/01/23
    • Bé Cún
      Bé Cún

      😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 26/01/23
      • Thỏ Bông
        Thỏ Bông

        🤟🤟🤟🤟🤟

        Thích Phản hồi 26/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 10

        Xem thêm