Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vai trò của nguyên tố đa lượng

Chúng tôi xin giới thiệu bài Vai trò của nguyên tố đa lượng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Câu hỏi: Vai trò của nguyên tố đa lượng

Trả lời:

- Nguyên tố đa lượng còn gọi nguyên hằng lượng, chỉ các nguyên tố có hàm lượng lớn hơn 0,01% trong cơ thể người.

- Các nguyên tố đa lượng C, H, O, N, S, K… là các nguyên tố có lượng chứa lớn trong khối lượng khô của cơ thể

- Vai trò: tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, lipit, axit nuclêic…; là chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào

1. Các nguyên tố hóa học

- Trong tế bào có thể có mặt hầu hết các nguyên tố trong tự nhiên (92 nguyên tố). Trong đó, 25 nguyên tố đã được nghiên cứu kỹ là C, H, O, N, S, P, K, Ca, Mg, Fe, Mn, Cu, Zn, Mo, B, Cl, Na, Si, Co… là cần thiết cho sự sống.

- Trong đó C, H, O và N chiếm 96% trọng lượng chất khô của tế bào, các nguyên tố còn lại chiếm chiếm một tỉ lệ nhỏ.

- Nguyên tố C là nguyên tố quan trọng nhất để tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ.

- Dựa vào tỉ lệ và vai trò của các nguyên tố trong tế bào. Người ta chia các nguyên tố hoá học thành 2 nhóm cơ bản:

+ Nguyên tố đại lượng (Có hàm lượng 0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo nên tế bào, các hợp chất hữu cơ như: cacbohidrat, lipit... điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, Ca, S, Mg...

+ Nguyên tố vi lượng (Có hàm lượng < 0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo enzim, các hoocmon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố: Cu, Fe, Mn, Co, Zn...

2. Nước và vai trò của nước trong tế bào

2. 1. Cấu trúc và đặc tính lý h óa của nước

- Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử ôxi với 2 nguyên tử hyđrô bằng liên kết cộng hoá trị.

- Phân tử nước có tính phân cực.

- Giữa các phân tử nước có lực hấp dẫn tĩnh điện (do liên kết hyđrô) tạo ra mạng lưới nước.

2.2. Vai trò của nước đối với tế bào

- Là thành phần cấu tạo và dung môi hoà tan và vận chuyển các chất cần cho hoạt động sống của tế bào.

- Là môi trường và nguồn nguyên liệu cho các phản ứng sinh lý, sinh hoá của tế bào.

- Tham gia điều hòa, trao đổi nhiệt của tế bào và cơ thể…

3. Bài tập vận dụng

Bài 1: Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống? Cho một vài ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người.

Lời giải:

- Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể sống.

- Nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với sự sống: tham gia cấu tạo enzim, vitamin, hoocmon, có vai trò điều tiết các quá trình trao đổi chất trong toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.

- Một số ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người:

+ Sắt là thành phần cấu tạo của hêmôglôbin – một prôtêin phức tạp, một huyết sắc tố có trong máu, có khả năng thu nhận, lưu trữ và phóng thích oxi trong cơ thể. Thiếu sắt, cơ thể sẽ thiếu máu, da nhợt nhạt, khó thở,…

+ I-ốt là thành phần không thể thiếu của hoocmon tuyến giáp. Thiếu iot sẽ bị bệnh bướu cổ.

+ Kẽm có vai trò quan trọng: trẻ thiếu kẽm sẽ còi xương, chậm lớn, dễ bị bệnh ngoài da, giảm đề kháng; đối với phụ nữ có thai, thiếu kẽm có thể khiến thai nhỏ, hoặc có thể lưu thai; kẽm cần thiết cho thị lực;…

+ Magie giúp cơ thể sử dụng tốt canxi, do vậy có vai trò bảo vệ men răng và chống loãng xương.

+ Mangan giúp chống loãng xương; giúp sự phát triển ổn định của xương ở trẻ nhỏ.

Bài 2: Trình bày cấu trúc h óa học của nước và vai trò của nước trong tế bào.

Lời giải:

- Cấu trúc hóa học của nước:

+ Phân tử nước được tạo bởi một nguyên tử ôxi kết hợp với hai nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị.

+ Nguyên tử oxi tích điện âm, nguyên tử hiđro tích điện dương. Lực hút tĩnh điện làm cho nguyên tử hiđro bị kéo lệch về phía nguyên tử oxi.

+ Giữa các phân tử nước vừa có lực hút giữa ôxi và hiđrô, vừa có lực đẩy của các ôxi, các hiđrô với nhau. Điều này làm nên các tính chất của mạng lưới nước.

- Vai trò của nước trong tế bào:

+ Nước vừa là thành phần cấu tạo, vừa là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào.

+ Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa.

+ Nước giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.

Bài 3: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết lại phải tìm xem ở đó có nước hay không?

Lời giải:

Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không vì:

- Nước là thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống:

+ Nước chiếm từ 70-90% khối lượng cơ thể.

+ Nước là dung môi hòa tan các chất cần thiết của cơ thể.

+ Nước là môi trường cho các phản ứng trao đổi chất của cơ thể.

+ Nước vận chuyển, chuyển hóa các chất giúp cơ thể duy trì sự sống.

- Nước là môi trường sống ban đầu của mọi sự sống trên một hành tinh.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Vai trò của nguyên tố đa lượng. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh DiềuSinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bọ Cạp
    Bọ Cạp

    🤝🤝🤝🤝🤝

    Thích Phản hồi 26/01/23
    • Bánh Bao
      Bánh Bao

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 26/01/23
      • Thiên Bình
        Thiên Bình

        🤟🤟🤟🤟🤟

        Thích Phản hồi 26/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 10

        Xem thêm