Câu nào không đúng khi nói về các nguyên tố hóa học cấu tạo nên thế giới sống và thế giới không sống?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Câu nào không đúng khi nói về các nguyên tố hóa học cấu tạo nên thế giới sống và thế giới không sống? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Câu hỏi: Câu nào không đúng khi nói về các nguyên tố hóa học cấu tạo nên thế giới sống và thế giới không sống?

  1. Thành phần các nguyên tố hóa học trong cơ thế sống và vật không sống là rất khác
  2. Các nguyên tố C,H, O, N chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể sống
  3. Tất cả các nguyên tố hóa học đều cần thiết cho sự sống
  4. Thế giới sống và không sống đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học

Lời giải:

Đáp án C. Không phải Tất cả các nguyên tố hoá học đều cần thiết cho sự sống

1. Các nguyên tố hóa học

- Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên thế giới sống và không sống.

- Các nguyên tố C, H, O, N chiếm 96% khối lượng cơ thể sống.

- C là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ.

- Các nguyên tố hóa học nhất định tương tác với nhau theo quy luật lí hóa, hình thành nên sự sống và dẫn tới đặc tính sinh học nổi trội chỉ có ở thế giới sống.

Các nguyên tố đa lượng

- C, H, O, N, S, K… là các nguyên tố có lượng chứa lớn trong khối lượng khô của cơ thể.

- Vai trò: tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, lipit, axit nuclêic…; là chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào.

Nguyên tố vi lượng

- Fe, Cu, Mo, Bo, I… là những nguyên tố có lượng chứa rất nhỏ trong khối lượng khô của tế bào.

- Vai trò: tham gia vào các quá trình sống cơ bản của tế bào như tham gia cấu tạo nên các enzim, vitamin.

2. Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước

Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực. Do phân cực nên phân tử nước này hút phân tử nước kia (qua liên kết hiđrô) và hút các phân tử phân cực khác tạo cho nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống.

3. Vai trò của nước đối với tế bào

Các phân tử nước trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc ở dạng liên kết. Vì vậy, nước vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời nước còn là môi trường của các phản ứng sinh hóa.

Nước chiếm tỉ lệ rất lớn trong tế bào. Nếu không có nước tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.

4. Bài tập luyện tập

Câu 1. Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết phải tìm xem ở đó có nước hay không?

Lời giải:

- Do nước có vai trò quan trọng nên khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết phải tìm xem ở đó có nước hay không.

- Bốn tính chất nổi trội của nước thích hợp với sự sống:

  1. Sự kết dính: các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết hidrogen làm cho các vật chất kết nối với nhau, vận chuyển các chất từ nơi này sang nơi khác.
  2. Điều tiết nhiệt độ: nước có thể hấp thụ nhiệt từ không khí nóng và giải phóng nhiệt vào không khí lạnh
  3. Dung môi của sự sống: là 1 dung môi phân cực hòa tan nhiều chất, các chất kỵ nước, lipit xuất hiện trong nước và tụ lại với nhau có 1 lớp kỵ nước bao bọc bên ngoài, các giọt nhỏ li ti này chịu tác động của chọn lọc tự nhiên (CLTN) sẽ dần tiến hóa tạo nên các tế bào sơ khai – nguồn gốc của sự sống trên trái đất, nước cũng là môi trường cho các phản ứng sinh hóa.
  4. Sự cách nhiệt các khối nước do lớp băng nổi: khi nước đóng băng,mật độ phân tử ít so với dạng lỏng và nổi lên trên ngăn cho lớp nước dưới bị đóng băng,

Câu 2. Hậu quả gì có thể xảy ra khi đưa tế bào sống vào ngăn đá lạnh?

Lời giải:

Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá, nước trong nguyên sinh chất của tế bào đông thành đá, khoảng cách các phân tử xa nhau do đó không thực hiện được các quá trình trao đổi chất, thể tích tế bào tăng lên làm cho cấu trúc tế bào bị phá vỡ và tế bào bị chết.

Câu 3. Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong phân tử nước? Từ đó giải thích các hiện tượng sau:

- Tại sao con nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước?

- Tại sao nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài được?

Lời giải:

Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực.

- Các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng trên bề mặt. Khi nhện nước đứng trên mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ trũng, và sức căng mặt nước giữ cho chúng nổi lên. Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất bề mặt tiếp xúc với không khí. Điều đó có nghĩa là nó hoạt động giống như tấm bạt lò xo, trũng xuống và hỗ trợ cân nặng của sinh vật. Sức căng mặt nước không những giữ cho nhện nước nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng và chạy trên mặt nước.

- Nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài qua lỗ khí tạo thành cột nước liên tục trên mạch gỗ nhờ có sự liên kết của các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Câu nào không đúng khi nói về các nguyên tố hóa học cấu tạo nên thế giới sống và thế giới không sống? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh DiềuSinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 54
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Phi Công Trẻ
    Phi Công Trẻ

    😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 14/01/23
    • Bạch Dương
      Bạch Dương

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 14/01/23
      • Rùa Con
        Rùa Con

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 14/01/23

        Sinh học lớp 10

        Xem thêm