Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Môi trường nuôi cấy không liên tục là?

VnDoc xin giới thiệu bài Môi trường nuôi cấy không liên tục là? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trắc nghiệm: Môi trường nuôi cấy không liên tục là?

  1. Môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất
  2. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, nhưng được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất
  3. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất
  4. Môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và liên tục được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

1. Khái niệm về sinh trưởng

Khái niệm

Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.Nghĩa là sau khi quần thể vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể vật chủ và tìm được nguồn dinh dưỡng thích hợp.Lúc đó quần thể vi sinh vật sẽ sinh trưởng và sinh sản

Thời gian thế hệ và công thức tính số lượng tế bào

Thời gian thế hệ là khoảng thời gian được tính từ khi một tế bào được sinh ra cho đến khi số lượng các tế bào trong quần thể sinh vật tăng lên gấp đôi

- Cần nghiên cứu thời gian thế hệ vì:

+ Biết được độ sinh trưởng của vi sinh vật đặc biệt là trong những bệnh truyền nhiễm để dự phòng phương án tìm thuốc điều trị

+ Để lựa chọn vi sinh vật nuôi cây trong các ứng dụng khoa học sản xuất sinh khối

- Ví dụ: Vi khuẩn ecoli có thời gian thế hệ là 20 phút, tức là sau 20 số vi khuẩn ecoli tăng lên gấp đôi

- Công thức tính:

+ Gọi N0 là số tế bào ban đầu

+ N là số tế bào tạo thành

+ g là thời gian thế hệ

- Ta có:

N = N0 × 2tg

2. Sinh trưởng của quần thể sinh vật

Nuôi cấy không liên tục

Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất được gọi là môi trường nuôi cấy không liên tục.

Số tế bào trong bình sau n lần phân chia từ N0 tế bào ban đầu trong thời gian t là:

Nt = N0 X 2n

Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha (hình 25):

ôn tập sinh 10

Hình 25. Đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục

a) Pha tiềm phát (pha lag)

Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

b) Pha lũy thừa (pha log)

Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.

c) Pha cân bằng

Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian, vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.

d) Pha suy vong

Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

Nuôi cấy liên tục:

Trong nuôi cấy không liên tục, không có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không có sự rút bỏ các chất thải và sinh khối của tế bào dư thừa. Do đó, pha lũy thừa thường chỉ kéo dài qua vài thế hệ. Vì vậy, để thu được nhiều sinh khối hoặc sản phẩm của vi sinh vật trong công nghệ người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục.

Trong trường hợp đó, các điều kiện môi trường được duy trì ổn định nhờ việc bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải. Trong một hệ thống mở như vậy, quần thể vi khuẩn có thể sinh trưởng ở pha lũy thừa trong một thời gian dài, mật độ tế bào tương đối ổn định. Nuôi cấy liên tục được sử dụng để sản xuất sinh khối vi sinh vật, các enzim, vitamin, etanol.

3. Sinh sản của vi sinh vật

Ở cả vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực đều có 3 hình thức sinh sản là: Phân đôi, nảy chồi và hình thành bào tử

4. Vai trò của vi sinh vật

Vi sinh vật là một thế giới sinh vật có kích thước rất nhỏ, tính bằng Micromet, không thể quan sát bằng mắt thường. Đó là những sinh vật đơn bào chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi. Chúng bao gồm cả virus, vi khuẩn, nấm, tảo, nguyên sinh động vật,… được phân bố khắp mọi nơi, trong đất, trong nước, trong không khí… Mặt dù có kích thước nhỏ bé nhưng vi sinh vẫn là thành phần và yếu tố quan trọng nhất trong môi trường, cần thiết cho mọi sinh vật sống.

- Chuyển hóa và tái tạo các chất hữu cơ thành chất dinh dưỡng. Như quá trình: cố định đạm (chuyển hóa nitơ thành các hợp chất của nitơ), cộng sinh (ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại), phân giải cellulose (được thực hiện với vi khuẩn hiếu khí).

- Giảm thiểu tình trạng nhiễm độc của đất. Gây bởi việc làm dụng chất hữu cơ hóa học, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu. Những hợp chất này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dạng sống có lợi cho đất (các dạng sống cao hơn).

- Vi khuẩn cùng nấm men và nấm mốc được dùng để chế biến thực phẩm lên men (dưa, tương, giấm, rượu,..).

- Vi khuẩn có thể được sử dụng trong việc sản xuất thuốc trị bệnh. Cụ thể như insulin hay để cải thiện sinh học đối với chất thải độc hại.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Môi trường nuôi cấy không liên tục là? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh DiềuSinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 17/01/23
    • Bông cải nhỏ
      Bông cải nhỏ

      🥰🥰🥰🥰🥰

      Thích Phản hồi 17/01/23
      • Kẻ cướp trái tim tôi
        Kẻ cướp trái tim tôi

        🙀🙀🙀🙀🙀

        Thích Phản hồi 17/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 10

        Xem thêm