Vì sao ta lại không bao giờ nhìn thấy vỏ trứng sâu bướm?
Vì sao ta lại không bao giờ nhìn thấy vỏ trứng sâu bướm? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Sơ lược về sâu bướm
Câu hỏi: Vì sao ta lại không bao giờ nhìn thấy vỏ trứng sâu bướm?
Trả lời:
Sau khi ấu trùng được nở ra từ trứng, ấu trùng bướm sẽ ăn vỏ trứng của mình để lấy chất dinh dưỡng. Đây là lí do vì sao ta không bao giờ nhìn thấy vỏ trứng sâu bướm.
1. Sơ lược về sâu bướm
- Sâu bướm là tên ấu trùng của bướm ngày hay loài bướm đêm.Bọ róm, bọ nẹt… các loài sâu lông đều phát triển từ ấu trùng tới sâu trưởng thành của bướm đêm thuộc họ Erebidae. Sâu lông (hay sâu róm) có mặt ở nhiều loại cây quen thuộc như ổi, chuối, cây bàng… bao quanh là các sợi lông chứa độc, gây ngứa cho nạn nhân vô tình chạm phải. Không phải ngẫu nhiên mà trên một thân cây ổi luôn xuất hiện hàng chục con sâu róm một lúc.
- Nó được tìm thấy ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. Cả ấu trùng và sâu trưởng thành đều có những sợi lông chứa độc tố gây ngứa, chóng mặt, buồn nôn... trên người.
2. Hình dạng
- Suốt cuộc sống của loài này là ăn lá và trưởng thành. Để làm công việc này, nó có cơ thể giống như một chiếc bọc và miệng có dạng như một chiếc kéo để cắt thức ăn. Hầu hết chúng sống ở trên lá cây và ăn duy nhất một loại lá. Mắt và râu của chúng rất nhỏ nên việc nhận thức của chúng rất kém.
- Vòng đời của một con bướm bắt đầu từ giai đoạn trứng. Bướm thường đẻ trứng trên lá những loại cây là thức ăn ưa thích của chúng. Trứng rất bé và có nhiều hình dạng khác nhau nhưng chủ yếu là dạng hình cầu.
- Trứng được bao bọc bởi một lớp sáp mỏng ở bên ngoài gọi là màng đệm. Điều này để ngăn sự bốc hơi của nước trước khi ấu trùng có thời gian để phát triển đầy đủ.
- Giai đoạn trong trứng này kéo dài trong vài tuần cho đến khi trứng nở ra ấu trùng (sâu bướm). Bữa ăn đầu tiên của sâu bướm chính là vỏ trứng của mình. Sau đó, nó sẽ dành phần lớn thời gian để ăn lá cây. Thời gian ăn sẽ khoảng 2 - 3 tuần. Nếu quan sát từ xa, ta khó có thể phát hiện ra chúng bởi màu sắc trên cơ thể giúp chúng ngụy trang.
- Sau 2-3 tuần ăn uống no nê, sâu bướm cũng lớn hơn, chúng bắt đầu đi tìm chỗ thích hợp để hóa nhộng. Đây sẽ là giai đoạn biến đổi thực sự, từng bước một để có được hình dạng của loài bướm.
- Sau hơn 2 tuần, bướm ở trong cọ lưng vào kén tạo thành lỗ thủng nhỏ để chui ra. Những con bướm mới thoát khỏi lớp kén chưa thể bay ngay bởi đôi cánh của chúng còn chưa khô ráo và cứng cáp. Sau khoảng 1 giờ đồng hồ, đôi cánh của bướm có kích thước đầy đủ, khô và sẵn sàng để bay.
- Tuy nhiên, các con sâu bướm “mở đường” sẽ kêu gọi các cá thể khác tới nơi có lượng thức ăn dồi dào hơn bằng loại pheromones thu hút. Khi thời tiết chuyển sang mùa xuân nhiệt độ dao động trong ngày khá cao nên sâu bướm sẽ chọn cách bò tới cạnh nhau để giữ nhiệt độ. Giống các loài động vật khác, chúng sẽ ở sát nhau để tránh gió.
- Nếu nhiệt độ quá lạnh, sâu bướm tạo kén ở một nơi kín gió để giữ ấm cho bản thân. Mùa xuân – mùa sinh sản của sâu róm, đây cũng là nỗi ác mộng với các trang trại nuôi ngựa tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ngựa thả rông sẽ vô tình ăn phải sâu bướm, các sợi lông nhỏ chứa độc của chúng sẽ đâm vào thành ruột của ngựa, ảnh hưởng tới đường tiêu hóa, nặng hơn có thể dẫn tới sảy thai với ngựa cái.
- Bức ảnh chụp ghi lại những lát cắt khác nhau bên trong con nhộng, cho thấy hệ tiêu hóa và cánh bắt đầu phát triển. Tác giả của nghiên cứu - ông Russell Garwood thuộc Đại học Manchester cho biết: "Hệ thống khí quản bắt đầu hình thành giúp con côn trùng này hít thở".
- Đây là hình ảnh điển hình của một con nhộng với lớp ngoài bảo vệ. Một chất nhầy như lớp keo dán đặc biệt giúp con nhộng cứng được giữ cố định. Màu sắc lớp vỏ bảo vệ tương tự như một chiếc lá héo úa, giúp chúng có sự ngụy trang tốt nhất trong giai đoạn dễ bị tổn thương này.
3. Bướm cũng có nọc độc?
- Cũng như bao loài khác đang sinh sống trên Trái đất, những con bươm bướm cũng có góc tối trong cuộc đời, và chúng đã sống một cuộc sống che giấu mà con người hầu như không hề hay biết. Điều đầu tiên có thể kể đến là màu sắc của những con bươm bướm. Vẻ ngoài xinh đẹp thật ra có thể là một lời cảnh báo.
- Lấy ví dụ là loài bướm vằn cánh dài Heliconius charithonia. Nhìn qua thì loài này cũng thật "hồn nhiên" như bao con bướm khác nhưng chúng là loài có độc nổi tiếng. Thậm chí, ở giai đoạn sâu bướm, chúng còn có thói quen "ăn thịt" anh em dẫn đến cảnh huynh đệ một nhà tương tàn.
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Vì sao ta lại không bao giờ nhìn thấy vỏ trứng sâu bướm? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh Diều và Sinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.