Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

So sánh virus và vi khuẩn

So sánh virus và vi khuẩn được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

1. Vi khuẩn là gì?

Vi khuẩn là nhóm sinh vật đơn bào không có nhân hoặc sinh vật nhân sơ có nhiều hình dạng khác nhau như: hình que, hình cầu, hình xoắn, vi khuẩn có đuôi roi giúp chúng có thể di chuyển được. Vi khuẩn có mặt khắp nơi trong các cơ thể sống, bên ngoài môi trường. Vi khuẩn được xem là sinh vật có số lượng đông đảo nhất trong sinh giới.

Hầu hết mọi người nghĩ rằng vi khuẩn là mối nguy hiểm cho con người như chúng gây ra bệnh tật, u nhọt, nhiễm trùng vết thương, vết mổ. Nhưng thực tế, vi khuẩn cũng có lợi cho sức khỏe con người và môi trường sống.

Cụ thể như, trong đường ruột của chúng ta có hàng trăm loại vi khuẩn có lợi khác nhau giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn và ngăn ngừa các bệnh về đường ruột, hỗ trợ hệ miễn dịch. Vi khuẩn ở đại tràng giúp tổng hợp vitamin K. Đối với môi trường sống, vi khuẩn giúp đất đai màu mỡ hơn, tạo nhiều các loại phân bón vi sinh để cải tạo đất.

2. Virus là gì?

Virus là các tiểu phần không có cấu trúc tế bào, gồm các chuỗi đơn hoặc kép của acid nucleic và vỏ protein bao quanh ADN hoặc ARN. Virus phải ký sinh trên cơ thể vật chủ như con người, động vật hay thực vật mới sống và sinh sản được. Virus được các nhà khoa học tin rằng là một dạng sống đơn giản nhất trên trái đất. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều tranh về việc virus có phải là một tổ chức sống hiện hữu hay không. Virus luôn liên quan đến các bệnh tật đặc biệt là các bệnh di truyền như ebola. Cúm, sốt xuất huyết, Mers-CoV, Sar-Covid 19.

3. So sánh Virus và Vi khuẩn

Virus và vi khuẩn vô cùng đa dạng, phong phú, chúng tồn tại ở hầu hết các môi trường sống.

- Vi khuẩn sống ở hầu hết các nơi, kể cả là ở trong và trên các sinh vật khác, trên bề mặt vô cơ. Chúng lây lan nhờ động vật, thực vật và nấm. Một số vi khuẩn có thể tồn tại trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt như trong dạ dày của động vật và con người, ở lỗ thông thủy nhiệt,....

- Giống như vi khuẩn, virus có thể được tìm thấy ở mọi nơi, trong hầu hết các môi trường. Chúng lây lan nhờ động vật, thực vật, vi khuẩn và vi khuẩn cổ. Nhiều loại virus có khả năng thích nghi di truyền cho phép chúng sống sót trong điều kiện môi trường khắc nghiệt như lỗ thông thủy nhiệt, trong nước lưu huỳnh,...

Virus có thể tồn tại trên bề mặt các vật thể chúng ta sử dụng hàng ngày, trong khoảng thời gian khác nhau, có thể là từ vài giây đến vài năm.

Bảng tóm tắt sự khác nhau giữa virus và vi khuẩn

Vi khuẩn

Virus

Cấu trúc

Vi khuẩn thuộc loại đơn bào, chúng cũng có thể tồn tại mà không cần tế bào túc chủ.

Không có tế bào: cấu trúc protein đơn giản. Virus sống trong tế bào, làm thay đổi vật liệu di truyền của tế bào túc chủ

Kích thước

Khoảng 1000 nanomet

Virus là dạng sống nhỏ nhất, có kích thước chỉ bằng từ 1/100 đến 1/10 vi khuẩn. (20-400 nanomet)

Phương thức sinh sản

Sinh sản vô tính, nhân đôi DNA và sinh sản bằng cách phân đôi

Xâm nhập vào tế bào túc chủ, tạo ra bản sao DNA/RNA của virus

Cách điều trị

Thuốc kháng sinh

Chất tẩy rửa kháng khuẩn, tạo môi trường vô trùng

Chưa có thuốc điều trị. Vắc xin được dùng để phòng bệnh. Các phương pháp điều trị chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng

Có sự sống không?

Chưa xác định

Gây bệnh

Viêm phổi, viêm họng, viêm tai, nhiễm trùng vết thương, bệnh lậu, ngộ độc thức ăn,...

Viêm gan B, cảm lạnh thông thường, cảm cúm, rubella, sùi mào gà, bệnh dại, mụn rộp, HIV, Sars,...

Cấu trúc của virus và vi khuẩn rất khác nhau

- Vi khuẩn là các tế bào không nhân, có tất cả các đặc điểm của sinh vật sống. Các tế bào vi khuẩn chứa các bào quan và DNA nằm trong tế bào chất và được bao quanh bởi thành tế bào. Các bào quan này có tác dụng cho phép vi khuẩn sinh sản và lấy năng lượng từ môi trường.

- Virus không được coi là tế bào mà tồn tại dưới dạng các hạt axit nucleic (DNA hoặc RNA) được bọc trong vỏ protein. Một số virus có một màng bổ sung gọi là vỏ. Vỏ bao gồm phospholipid và protein thu được từ màng tế bào của tế bào chủ bị nhiễm trước đó.

Lớp vỏ này giúp virus xâm nhập vào một tế bào mới bằng cách hợp nhất với màng tế bào và giúp nó thoát ra bằng cách nảy chồi. Virus không có vỏ bao bọc thường xâm nhập vào tế bào bằng cách nhập bào và thoát ra bằng cách xuất bào hoặc ly giải tế bào.

Một virus hoàn chỉnh được gọi là virion, chúng có thể tồn tại ở đâu đó giữa các sinh vật sống và không sống. Virus chứa vật liệu di truyền, nhưng chúng không có thành tế bào hoặc bào quan cần thiết cho sản xuất và tái tạo năng lượng. Virus chỉ dựa vào một vật chủ để sao chép.

Kích thước và hình dạng

Chúng ta có thể dựa vào kích thước để dễ dàng phân biệt virus và vi khuẩn. Virus nhỏ hơn vi khuẩn khoảng 1.000 lần và có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi điện tử.

- Vi khuẩn có thể được tìm thấy ở nhiều hình dạng và kích cỡ. Hình dạng vi khuẩn phổ biến là hình cầu, hình que và hình xoắn ốc. Vi khuẩn thường có kích thước từ 200-1000 nanomet. Các tế bào vi khuẩn lớn nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Thiomargarita namibiensis được coi là vi khuẩn lớn nhất thế giới, có thể đạt tới 750.000 nanomet (0,75 mm) đường kính.

- Kích thước và hình dạng của virus thường phụ thuộc vào lượng axit nucleic và protein mà chúng chứa. Virus thường có hình cầu (đa diện), hình que hoặc hình nón. Một số loại virus có hình dạng phức tạp, do chứng bổ sung các sợi đuôi protein kéo dài gắn vào vỏ bọc. Chúng thường có kích thước từ 20-400 nanomet đường kính. Các pandoravirus được coi là các virus lớn nhất được biết đến, có kích thước khoảng 1000 nanomet.

Cách thức sinh sản của virus và vi khuẩn

Nguyên tắc sinh sản của virus và vi khuẩn là hoàn toàn khác biệt. Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào sinh sản vô tính, độc lập với các sinh vật khác. Virus đòi hỏi sự trợ giúp của một tế bào sống để sinh sản.

- Vi khuẩn thường sinh sản vô tính bằng một quá trình được gọi là phân hạch nhị phân. Trong quá trình này, một tế bào duy nhất sao chép và phân chia thành hai tế bào con giống hệt nhau . Trong điều kiện thích hợp, vi khuẩn có thể trải qua sự tăng trưởng theo cấp số nhân.

- Không giống như vi khuẩn, virus chỉ có thể sao chép với sự trợ giúp của tế bào chủ. Vì virus không có các bào quan cần thiết cho sự sinh sản nên chúng phải sử dụng bào quan của tế bào chủ để sao chép. Trong quá trình sao chép, virus tiêm vật liệu di truyền (DNA hoặc RNA) vào tế bào. Các gen virus được sao chép sẽ "hướng dẫn" cho việc hình thành các thành phần của virus. Sau khi các thành phần được lắp ráp, virus mới được hình thành, chúng sẽ phá vỡ tế bào và chuyển sang lây nhiễm các tế bào khác.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu So sánh virus và vi khuẩn. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh DiềuSinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 370
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Đi Bộ
    Gấu Đi Bộ

    🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 25/01/23
    • Su kem
      Su kem

      😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 25/01/23
      • Quỳnh Trâm
        Quỳnh Trâm

        😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 25/01/23

        Sinh học lớp 10

        Xem thêm