Vì sao bón quá nhiều đạm cây sẽ chết?

Vì sao bón quá nhiều đạm cây sẽ chết? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Câu hỏi: Tại sao bón quá nhiều phân đạm vào gốc cây trồng thì cây héo và chết

Lời giải:

Vì Bón nhiều phân đạm sẽ làm cho nồng độ chất tan ở trong dung dịch đất cao hơn so với nồng độ chất tan ở trong tế bào cây trồng, làm cho rễ không hút được nước từ ngoài môi trường vào mà nước lại đi ra ngoài tế bào nên làm cho cây bị héo và chết.

1. Phân đạm có những loại nào?

Phân đạm là một trong những loại phân bón có chứa nitơ. Đây là thành phần có tác động và vai trò rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bón phân đạm cho cây hợp lý và đúng cách. Nếu như không đúng kỹ thuật không những không giúp cây tăng năng suất. Mà còn khiến cây dễ bị chết, ngộ độc ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Phân đạm gồm có 6 loại phân đạm và với những tính năng riêng biệt khác nhau:

* Phân Urê Co(NH4)2

- Thành phần phân đạm có chứa 44 – 48% nitơ nguyên chất

- Đặc tính của loại đạm này là dễ phân huỷ và bay hơi. Có thể phát huy tác dụng trên nhiều loại đất và nhiều loại cây trồng

- Được sử dụng để bón thúc

- Bảo quản: bọc kỹ trong túi nilon, không để đạm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

* Phân Amôn Nitrat (NH4NO3)

- Thành phần loại đạm này có chứa 33 – 35% nitơ nguyên chất

- Dễ chảy nước, dễ tan trong nước, vón cục, khó bảo quản, có tính chua; phát huy tác dụng trên nhiều loại đất và nhiều loại cây trồng

- Sử dụng phân đạm bằng cách pha thành dung dịch dinh dưỡng hoặc dùng để bón thúc

- Cần phải bảo quản: bọc kỹ trong túi nilon, không để đạm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nước và không khí

* Phân Amoni Sunfat hay SA (NH4)2SO4

- Thành phần: chứa 20 – 21% nitơ nguyên chất, 29% lưu huỳnh

- Dễ tan trong nước, không vón cục, dễ bảo quản và sử dụng; phát huy tác dụng trên nhiều loại đất và nhiều loại cây trồng

- Bón thúc, nên chia thành nhiều lần bón

- Bảo quản: bọc kỹ trong túi nilon, không để đạm tiếp xúc với nước và hơi ẩm

* Phân đạm Clorua (NH4Cl)

- Thành phần: chứa 24 – 25% nitơ nguyên chất

- Dễ tan trong nước, ít hút ẩm, không vón cục, có tính chua

- Nên bón kết hợp với các loại phân khác. Không sử dụng cho khoai tây, chè, hành, bắp cải, tỏi,…

- Bảo quản: bọc kỹ trong túi nilon, không để đạm tiếp xúc với nước và hơi ẩm

* Phân Xianamit Canxi

- Thành phần: chứa 20 – 21% nitơ nguyên chất, 20 – 28% vôi, 9 – 12% than

- Dễ bốc hơi, có thể gây bỏng da hoặc bỏng giác mạc nên cần lưu ý khi bón phân

- Sử dụng cho các loại đất chua để cải thiện pH của đất. Dùng để bón lót, nếu muốn bón thúc phải đem ủ trước khi bón. Lưu ý, không dùng phân Xianamit Canxi để phun lên lá cây. Nên mặc đồ bảo hộ cẩn thận khi sử dụng phân Xianamit Canxi.

- Bảo quản: bọc kỹ trong túi nilon, không để đạm tiếp xúc với nước và hơi ẩm

* Phân Photphat đạm hay MAP

- Thành phần: chứa 16% nitơ, 20% photphat

- Đặc tính: dễ tan trong nước, phát huy hiệu quả nhanh

- Sử dụng phân đạm này để bón lót hoặc bón thúc. Nên dùng ở vùng đất nhiễm mặn vì không làm tăng độ mặn và chua của đất. Trong trường hợp sử dụng cho cây cần nhiều đạm. Thì cần kết hợp bón phân photphat đạm với những phân đạm khác.

- Bảo quản: bọc kỹ trong túi nilon, không để đạm tiếp xúc với nước và hơi ẩm

2. Khi nào bón phân đạm cho cây là hợp lý?

Bón phân đạm cho cây đúng thời điểm cây sẽ hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất. Cần phải phân chia thời gian bón phân đạm sao cho hợp lý để cây hấp thụ tối đa. Hầu hết thì bón phân đạm nên chọn thời gian sáng sớm. Hoặc là chiều muộn vì hạn chế nhiệt độ cao phân dễ bay hơi thất thoát. Tùy thuộc vào từng quá trình sinh trưởng của cây mà bón phân đạm hợp lý. Cây trồng cần phân đạm vào giai đoạn ra lá, giai đoạn sinh trưởng của cây. Theo một chu trình cây trồng thì chúng ta sẽ bón phân đạm cho cây vào các giai đoạn sau:

- Cây mới trồng, đã ra lá: bón lượng vừa phải không để lá cháy

- Khi cây đang sinh trường: bón lượng nhiều hơn, chia thành nhiều lần

- Cây ra hoa, quả: bón lượng vừa phải, cây quá nhiều đạm sẽ ra hoa, quả chậm hơn

3. Cách bón phân đạm cho cây

Bón đúng thời điểm và đúng liều lượng thôi chưa đủ. Còn cần phải bón đúng cách để cây hấp thụ được tối đa dinh dưỡng Ngoài cách hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất thì còn có thể bón theo hai cách như:

* Bón đạm nguyên hạt

Với phương pháp bón đạm cho cây này nên sử dụng với những loại cây ăn trái, thân gỗ. Bởi vì như vậy sẽ đỡ tốn công sức và thời gian hơn. Cách thực hiện cũng sẽ đơn giản như:

- Chọn loại đạm dễ hòa tan phù hợp với tính chất đất và đặc điểm của cây trồng

- Đào rãnh hoặc tạo lỗ quanh các gốc cây cần bón đạm

- Rắc đạm vào rãnh và các lỗ đã tạo

- Tưới đều nước cho cây

- Khi gặp nước, đạm sẽ hoà tan và thấm vào đất, cho phép cây dễ dàng hấp thụ và chuyển hoá chất dinh dưỡng.

* Tưới phân đạm hòa tan với nước

Với phương pháp bón đạm cho cây này cần lựa chọn loại đạm dễ tan trong nước. Cây cũng sẽ dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn. Thích hợp với những loại cây trồng ăn lá, rau ngắn ngày. Cách thực hiện cũng rất đơn giản như :

- Ngâm 1kg đạm với 200 lít nước trong khoảng 5 phút.

- Không nên sử dụng liều lượng đạm cao vì đạm tồn dư trong cây lá sẽ gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

- Trước khi tưới đạm, bạn cần tưới cây thật kỹ bằng nước thường.

- Tưới đạm khi đất khô có thể làm cháy rễ cây.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Vì sao bón quá nhiều đạm cây sẽ chết? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh DiềuSinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 38
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bọ Cạp
    Bọ Cạp

    😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 27/01/23
    • Lang băm
      Lang băm

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 27/01/23
      • Hươu Con
        Hươu Con

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 27/01/23

        Sinh học lớp 10

        Xem thêm