Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là?
Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Câu hỏi: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là?
- đẳng trương
- ưu trương
- nhược trương
- bão hòa
Trả lời:
Đáp án B. ưu trương
Sự vận chuyển thụ động các chất dựa trên cơ chế khuếch tán các chất từ nơi có nồng độ cao → nơi có nồng độ thấp.
Môi trường bên ngoài có nồng độ các chất tan lớn hơn nồng độ chất tan trong tế bào thì là môi trường ưu trương.
Môi trường bên ngoài có nồng độ các chất tan nhỏ hơn nồng độ chất tan trong tế bào thì là môi trường nhược trương.
1. Vận chuyển thụ động
1.1. Khái niệm:
Là phương thức vận chuyển các chất mà không tiêu tốn năng lượng.
1.2. Cơ sở khoa học:
Dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ nồng độ thấp. Sự khuếch tán nước được gọi là sự thẩm thấu.
Có thể khuếch tán bằng 2 cách:
+ Khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép.
+ Khuếch tán qua lớp prôtêin xuyên màng.
Khuếch tán phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào và đặc tính lí hóa của chất khuếch tán.
+ Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như O2, CO2… khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép.
+ Các chất phân cực, ion hoặc các chất có kích thước lớn như glucôzơ khuếch tán qua màng nhờ các kênh prôtêin xuyên màng.
Nước qua màng nhờ kênh aquaporin.
1.3. Các loại môi trường bên ngoài tế bào
Các chất có khuếch tán được qua màng sinh chất vào bên trong tế bào hay không còn tùy thuộc vào sự chênh lệch về nồng độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào cũng như các đặc tính lí hóa học của chúng.
- Nếu môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ của chất tan trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường ưu trương. Khi đó, chất tan có thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào môi trường bên trong tế bào.
- Nếu môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường đẳng trương.
- Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan thấp hơn so với nồng độ chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường nhược trương. Khi đó, các chất tan bên ngoài tế bào không thể khuếch tán vào bên trong tế bào được.
2. Vận chuyển chủ động
Khái niệm: Là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và cần tiêu tốn năng lượng.
Cơ chế: ATP + Prôtêin đặc chủng → prôtêin biến đổi, đưa các chất từ ngoài vào trong hoặc đẩy ra khỏi tế bào.
ATP được sử dụng cho các bơm, ví dụ bơm natri-kali khi được gắn một nhóm phôtphat vào prôtêin vận chuyển (máy bơm) làm biến đổi cấu hình của prôtêin khiến nó liên kết được với 3 Na+ ở trong tế bào chất và đẩy chúng ra ngoài tế bào sau đó lại liên kết với 2 K+ ở bên ngoài tế bào và đưa chúng vào trong tế bào.
Nhờ có vận chuyển chủ động mà tế bào có thể lấy được các chất cần thiết ở môi trường ngay cả khi nồng độ chất này thấp hơn so với ở bên trong tế bào.
3. Nhập bào và xuất bào
3.1. Nhập bào
- Là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.
+ Nhập bào gồm 2 loại:
+ Thực bào: là phương thức các tế bào động vật “ăn” các loại thức ăn có kích thước lớn như vi khuẩn, mảnh vỡ tế bào…
Diễn biến: Màng tế bào lõm vào bọc lấy thức ăn à đưa thức ăn vào trong tế bào à lizôzim và enzim có tác dụng tiêu hóa thức ăn.
+ Ẩm bào: là phương thức vận chuyển các giọt dịch vào trong tế bào
3.2. Xuất bào: Là phương thức đưa các chất ra bên ngoài tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất
4. Bài tập
Câu 1: Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức?
- Khuếch tán qua lớp kép photpholipit
- Nhờ sự biến dạng của màng tế bào
- Nhờ kênh protein đặc biệt
- Vận chuyển chủ động
Đáp án A. Khuếch tán qua lớp kép photpholipit
Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng cách Khuếch tán qua lớp kép photpholipit
Câu 2: Trong nhiều trường hợp, sự vận chuyển qua màng tế bào phải sử dụng “chất mang”. “Chất mang” chính là các phân tử?
- Protein xuyên màng
- Photpholipit
- Protein bám màng
- Colesteron
Đáp án: A. Protein xuyên màng
Trong nhiều trường hợp, sự vận chuyển qua màng tế bào phải sử dụng “chất mang”. “Chất mang” chính là các phân tử. Protein xuyên màng
Câu 3: Nhập bào là phương thức vận chuyển?
- Chất có kích thước nhỏ và mang điện.
- Chất có kích thước nhỏ và phân cực.
- Chất có kích thước nhỏ và không tan trong nước.
- Chất có kích thước lớn.
Đáp án D. Chất có kích thước lớn
Nhập bào là phương thức vận chuyển Chất có kích thước lớn
Câu 4: Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế?
- Vận chuyển chủ động
- Vận chuyển thụ động
- Thẩm tách
- Thẩm thấu
Đáp án: A. Vận chuyển chủ động
Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là Vận chuyển chủ động
Câu 5: Cho các nhận định sau về việc vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai?
- CO2 và O2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép photpholipit
- Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là “aquaporin”
- Các ion Na+, Ca+vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất
- Glucozo khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh protein xuyên màng
Đáp án: C. Các ion Na+, Ca2+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất
Các ion Na+, Ca2+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất là nhận định sai
Câu 6: Hiện tượng thẩm thấu là?
- Sự khuếch tán của các chất qua màng.
- Sự khuếch tán của các ion qua màng.
- Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng.
- Sự khuếch tán của chất tan qua màng.
Đáp án: C. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng
Hiện tượng thẩm thấu là Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng
Câu 7: Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan?
- Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào
- Bằng nồng độ chất tan trong tế bào
- Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào
- Luôn ổn định
Đáp án: B. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào
Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan Bằng nồng độ chất tan trong tế bào
Câu 8: Sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào luôn tiêu hao ATP vì?
- Tế bào chủ động lấy các chất nên phải mất năng lượng
- Phải sử dụng chất mang để tiến hành vận chuyển
- Vận chuyển ngược chiều nồng độ hoặc cần có sự biến dạng của màng sinh chất
- Các chất được vận chuyển có năng lượng lớn
Đáp án: C. Vận chuyển ngược chiều nồng độ hoặc cần có sự biến dạng của màng sinh chất
Sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào luôn tiêu hao ATP vì Vận chuyển ngược chiều nồng độ hoặc cần có sự biến dạng của màng sinh chất
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh Diều và Sinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.