Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, enzim cảm ứng được hình thành ở pha?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, enzim cảm ứng được hình thành ở pha? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Câu hỏi: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, enzim cảm ứng được hình thành ở pha?

  1. log.
  2. cân bằng.
  3. suy vong.
  4. lag.

Lời giải

Đáp án đúng: D

Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, ở pha tiềm phát (pha lag): vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

I. Khái niệm sinh trưởng

Sinh trưởng ở vi sinh vật: là sự tăng sinh các thành phần của tế bào -> sự phân chia.

Sự sinh trưởng của quần thể VSV là sự tăng số lượng tế bào trong quần thể.

Thời gian thế hệ:

- Là thời gian từ khi xuất hiện một tế bào đến khi phân chia(Kí hiệu: g).

VD: E.Coli 20 phút tế bào phân chia 1 lần.

- Mỗi loài vi khuẩn có thời gian riêng, trong cùng một loài với điều kiện nuôi cấy khác nhau cũng thể hiện g khác nhau.

VD: Vi khuẩn lao 1000 phút.

Trùng đế giày 24 giờ.

Nt = N0 .2n

- Công thức tính thời gian thế hệ: g = t/n

với: t: thời gian

n: số lần phân chia trong thời gian t

II. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật

Nuôi cấy không liên tục

- Sự sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục bao gồm 4 pha cơ bản: pha tiềm phát, pha cấp số, pha cân bằng và pha suy vong.

+ Pha tiềm phát (pha lag): tính từ khi vi sinh vật được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Đây là giai đoạn thích nghi của VSV, chúng tiến hành tổng hợp mạch ADN và các enzyme chuẩn bị cho sự phân bào.

+ Pha lũy thừa (pha log-pha cấp số): vi sinh vật phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đại. Thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.

+ Pha cân bằng: tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần. Do chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại tăng trong môi trường nuôi cấy, số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian.

+ Pha suy vong: số lượng tế bào trong quần thể giảm do bị phân huỷ ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tăng.

Nuôi cấy liên tục

- Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng, đồng thời lấy ra một lượng tương đương dịch nuôi cấy.

- Điều kiện môi trường duy trì ổn định.

- ứng dụng: sản xuất sinh khối để thu prôtein đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như axit amin, enzim, kháng sinh, hoocmôn…

III. Đáp án bài tập cuối SGK

Bài 1 (trang 101 sgk Sinh học 10): Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

Lời giải:

Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn:

+ Pha tiềm phát (pha lag):

- Vi khuẩn thích nghi với môi trường

- Số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng

- Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

+ Pha lũy thừa (pha log):

- Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn

- Số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.

+ Pha cân bằng:

- Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.

- Số lượng cá thể mới sinh ra bằng số lượng cá thể cũ chết đi.

+ Pha suy vong:

- Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

Bài 2 (trang 101 sgk Sinh học 10): Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?

Lời giải:

- Khi nuôi cấy không liên tục vi khuẩn cần có thời gian để làm quen với môi trường, tức là cần thời gian cảm ứng các hợp chất của môi trường để hình thành các enzim tương ứng. Do vậy quá trình nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát.

- Khi nuôi cấy liên tục, môi trường ổn định, vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần thiết phải có pha tiềm phát.

Bài 3 (trang 101 sgk Sinh học 10): Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?

Lời giải:

- Trong nuôi cấy không liên tục các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, các chất độc hại qua trao đổi tích lũy ngày càng nhiều. Do đó, tính thẩm thấu của màng bị thay đổi, làm cho vi khuẩn bị phân hủy.

- Trong nuôi cấy liên tục, quá trình nuôi cấy luôn bổ sung chất dinh dưỡng và lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương nên các chất dinh dưỡng và các chất trao đổi luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định, vi khuẩn không có hiện tượng bị phân hủy.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, enzim cảm ứng được hình thành ở pha? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh DiềuSinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kẹo Ngọt
    Kẹo Ngọt

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 26/01/23
    • Đen2017
      Đen2017

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 26/01/23
      • Bánh Quy
        Bánh Quy

        😃😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 26/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 10

        Xem thêm