Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Môi trường nuôi cấy liên tục là?

Môi trường nuôi cấy liên tục là? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trắc nghiệm: Môi trường nuôi cấy liên tục là

  1. Môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất
  2. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, nhưng được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất
  3. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất
  4. Môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và liên tục được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và liên tục được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

- Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và liên tục được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.

1. Khái niệm sinh trưởng

- Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.Nghĩa là sau khi quần thể vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể vật chủ và tìm được nguồn dinh dưỡng thích hợp.Lúc đó quần thể vi sinh vật sẽ sinh trưởng và sinh sản.

- Thời gian thế hệ (kí hiệu là G) là thời gian cần cho một tế bào phân chia hay quần thể nhân đôi về mặt số lượng cá thể. Ví dụ: E.coli có thời gian thế hệ là 20 phút (cứ 20 phút phân đôi một lần).

- Thời gian thế hệ thay đổi nhiều ở các quần thể khác nhau và điều kiện khác nhau.

- Tốc độ sinh trưởng riêng của VSV (µ) là số lần phân chia trong một đơn vị thời gian của một chủng trong điều kiện nuôi cấy cụ thể:

{\displaystyle \mu =\operatorname {n} \!/\operatorname {t} \!} Nt=No * 2n\({\displaystyle \mu =\operatorname {n} \!/\operatorname {t} \!} Nt=No * 2n\)

Với n là số lần phân chia tế bào và t là thời gian phân chia.

2. Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn

Nuôi cấy không liên tục

- Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất được gọi là môi trường nuôi cấy không liên tục.

- Số tế bào sau n lần phân chia từ {\displaystyle N_{0}}\({\displaystyle N_{0}}\)tế bào ban đầu trong thời gian t là: {\displaystyle N_{t}=N_{0}.2^{n}}\({\displaystyle N_{t}=N_{0}.2^{n}}\)

- Nuôi cấy không liên tục gồm 4 pha:

+ Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

+ Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.

+ Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt cực đại và không đổi theo thời gian, vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.

+ Pha suy vong: Môi trường sống cạn kiệt chất dinh dưỡng, số tế bào chết ngày càng lớn.

Nuôi cấy liên tục

- Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường luôn được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết vào và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương. Người ta dùng phương pháp nuôi cấy liên tục trong sản xuất sinh khối để thu nhận prôtêin đơn bào, các hợp chất có tính sinh học như các amino acid,...

3. Trắc nghiệm

Câu 1: Nói đến sự sinh trưởng của vi sinh vật là nói đến sự sinh trưởng của

  1. Từng vi sinh vật cụ thể
  2. Quần thể vi sinh vật
  3. Tùy từng trường hợp, có thể là nói đến sự sinh trưởng của từng vi sinh vật cụ thể hoặc cả quần thể vi sinh vật
  4. Tất cả các quần thể vi sinh vật trong một môi trường nào đó

Câu 2: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá thông qua

  1. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể
  2. Sự tăng lên về kích thước của từng tế bào trong quần thể
  3. Sự tăng lên về khối lượng của từng tế bào trong quần thể
  4. Sự tăng lên về cả kích thước và khối lượng của từng tế bào trong quần thể

Câu 3: Thời gian thế hệ là khoảng thời gian được tính từ

  1. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi số lượng các tế bào trong quần thể sinh vật tăng lên gấp đôi
  2. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó chết đi
  3. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó tạo ra 2 tế bào
  4. Cả A và C

Câu 4: Vi khuẩn E. coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại phân đôi một lần. Số tế bào của quần thể vi khuẩn E.coli có được sau 10 lần phân chia từ một tế bào vi khuẩn ban đầu là

  1. 1024
  2. 1240
  3. 1420
  4. 200

Câu 5: Môi trường nuôi cấy không liên tục là

  1. Môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất
  2. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, nhưng được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất
  3. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất
  4. Môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và liên tục được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

Câu 6: Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn đạt mức cực đại và không đổi, số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi. Pha pha đó là

  1. Pha tiềm phát
  2. Pha lũy thừa
  3. Pha cân bằng
  4. Pha suy vong

Câu 7: Với trường hợp nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng sinh khối vi sinh vật tối đa nên tiến hành thu hoạch vào cuối của

  1. Pha tiềm phát
  2. Pha lũy thừa
  3. Pha cân bằng
  4. Pha suy vong

Câu 8: Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha suy vong số lượng cá thể giảm dần vì

  1. Chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy bị cạn kiệt
  2. Chất độc hại đối với vi sinh vật được tích lũy quá nhiều
  3. Vi sinh vật trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều
  4. Cả A, B và C

Câu 9: Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật ở pha tiềm phát

  1. Chưa tăng
  2. Đạt mức cực đại
  3. Đang giảm
  4. Tăng lên rất nhanh

Câu 10: Phương pháp nuôi cấy liên tục có mục tiêu

  1. Tránh cho quần thể vi sinh vật bị suy vong
  2. Kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật
  3. Rút ngắn thời gian thế hệ của quần thể vi sinh vật
  4. Làm cho chất độc hại trong môi trường nằm trong một giới hạn thích hợp

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Môi trường nuôi cấy liên tục là? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh DiềuSinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bơ

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 17/01/23
    • Gấu Đi Bộ
      Gấu Đi Bộ

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 17/01/23
      • Su kem
        Su kem

        😍😍😍😍😍😍

        Thích Phản hồi 17/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 10

        Xem thêm