Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nếu xem tế bào là một thành phố thì nhân là?

Nếu xem tế bào là một thành phố thì nhân là? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Câu hỏi: Nếu xem tế bào là một thành phố thì nhân là

  1. Trung tâm điều khiển.
  2. Hàng rào kiểm soát.
  3. Nhà máy tạo nguyên liệu.
  4. Nhà máy tạo năng lượng.

Lời giải:

Đáp án đúng: A. Trung tâm điều khiển.

Nhân tế bào là nơi lưu giữ thông tin di truyền, là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào.

I. Nhân tế bào

- Được bao bọc bởi 2 lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (ADN liên kết với protein) và nhân con.

- Màng nhân thường có nhiều lỗ nhỏ.

II. Lưới nội chất

1. Lưới nội chất hạt

a) Cấu trúc

- Là hệ thống xoang dẹp nối với màng nhân ở một đầu và lưới nội chất hạt ở đầu kia.

- Trên mặt ngoài của xoang có đính nhiều hạt ribôxôm.

b) Chức năng

- Tổng hợp prôtêin tiết ra khỏi tế bào cũng như các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào, prôtêin dự trữ, prôtêin kháng thể.

- Hình thành các túi mang để vận chuyển prôtêin mới được tổng hợp.

2. Lưới nội chất trơn

a) Cấu trúc

- Là hệ thống xoang hình ống, nối tiếp lưới nội chất hạt. Bề mặt có nhiều enzim, không có hạt ribôxôm bám ở bề mặt.

b) Chức năng

- Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc đối với cơ thể.

- Điều hòa trao đổi chất, co duỗi cơ.

III. Ribôxôm

- Là bào quan không có màng bao bọc

- Cấu trúc: gồm một số loại rARN và nhiều prôtêin khác nhau.

- Chức năng: Tổng hợp prôtêin của tế bào

IV. Bộ máy Gôngi

- Là hệ thống phân phối các sản phẩm của tế bào.

- Tổng hợp hoocmôn, tạo các túi mang mới.

- Thu nhận một số chất mới được tổng hợp (prôtêin, lipit, gluxit…) ⟶ Lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi đóng gói và chuyển đến các nơi cần thiết của tế bào hay tiết ra ngoài tế bào.

- Ở tế bào thực vật, bộ máy Gôngi còn là nơi tổng hợp các phân tử pôlisaccarit cấu trúc nên thành tế bào.

V. Ti thể

- Là bào quan có 2 lớp màng bao bọc

- Màng ngoài trơn, nhẵn; màng trong gấp khúc ăn sâu vào tế bào chất tạo thành các gờ răng lược, có nhiều loại enzim hô hấp.

- Chất nền chứa: ADN và ribôxôm.

- Chức năng: Cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho các hoạt động sống của tế bào

VI. Lục lạp

- Là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật, có 2 lớp màng bao bọc.

- Phía ngoài có 2 lớp màng bao bọc.

- Phía trong:

+ Chất nền không màu có chứa ADN và ribôxôm.

+ Hệ thống túi dẹt gọi là tilacôit ⟶ Màng tilacôit có chứa chất diệp lục và enzim quang hợp ⟶ Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana ⟶ Các grana nối với nhau bằng hệ thống màng.

- Chức năng: Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học mà cơ thể sử dụng được.

VII. Một số bào quan khác

Không bào

- Là bào quan có 1 lớp màng bao bọc

- Chức năng: Tùy từng loại tế bào và tùy loài:

+ Dự trữ chất dinh dưỡng, chứa chất phế thải.

+ Giúp tế bào hút nước, chứa sắc tố thu hút côn trùng (tế bào thực vật).

+ Ở động vật nguyên sinh có không bào tiêu hóa và không bào co bóp phát triển.

Lizoxom

- Là bào quan có 1 lớp màng bao bọc

- Chức năng: Phân hủy tế bào già, tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi, bào quan già. Góp phần tiêu hóa nội bào.

VIII. Khung xương tế bào

- Là một hệ thống bao gồm các vi ống, vi sợi và sợi trung gian

- Chức năng: Nâng đỡ tế bào, giúp tế bào có hình dạng nhất định, là nơi neo đậu của các bào quan.

IX. Cấu trúc bên ngoài màng sinh chất

Thành tế bào

Cấu trúc

- Màng sinh chất có cấu trúc khảm động, dày khoảng 9nm, gồm phôtpholipit và prôtêin.

- Phôtpholipit luôn quay 2 đuôi kị nước vào nhau, 2 đầu ưa nước quay ra ngoài. Phân tử phôtpholipit của 2 lớp màng liên kết với nhau bằng liên kết yếu nên dễ dàng di chuyển.

- Prôtêin gồm prôtêin xuyên màng và prôtêin bán thấm.

- Các phân tử colestêron xen kẽ trong lớp phôtpholipit.

- Các lipôprôtêin và glicôprôtêin làm nhiệm vụ như giác quan, kênh, dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.

Chức năng

- Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc nên màng có tính bán thấm.

- Thu nhận thông tin lí hóa học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời.

- Nhờ glicôprôtêin để tế bào nhận biết tế bào lạ.

Chất nền ngoại bào

- Là dịch chất nằm bên ngoài màng sinh chất

- Cấu tạo chủ yếu bằng các sợi glicoprotein kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác.

- Chức năng: Giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nếu xem tế bào là một thành phố thì nhân là? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh DiềuSinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hai lúa
    Hai lúa

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 17/01/23
    • Minh Thong Nguyen ...
      Minh Thong Nguyen ...

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 17/01/23
      • Lê Jelar
        Lê Jelar

        😍😍😍😍😍😍

        Thích Phản hồi 17/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 10

        Xem thêm