Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đơn phân của ADN và ARN giống nhau ở?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Đơn phân của ADN và ARN giống nhau ở? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Câu hỏi: Đơn phân của ADN và ARN giống nhau ở?

  1. Đường
  2. Nhóm phôtphat
  3. Cách liên kết giữa các nucleotit
  4. Cấu trúc không gian

Lời giải:

Đáp án đúng: B.Nhóm phôtphat

Giải thích:

Đơn phân của adn và arn giống nhau ở cấu trúc không gian của một đơn phân. Đơn phân đều là các nucleotit bao gồm Axit phôtphoric (H3PO4) hay gốc photphat . Có cùng 3 trong 4 loại nu giống nhau là: A, G, X

I. Tìm hiểu về Axit Đêôxiribônuclêic (ADN)

1. Cấu trúc hóa học của ADN

- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân là nuclêôtit.

- Cấu tạo của một nuclêôtit: Đường đêôxiribôzơ (C5H10O4), Axit phôtphoric (H3PO4), một trong 4 loại bazơ nitơ (A, T, G, X).

- Các nuclêôtit liên kết với nhau theo một chiều xác định (3’ – 5’) tạo thành chuỗi pôlinuclêôtit.

- 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô:

+ A – T bằng 2 liên kết hiđrô.

+ G – X bằng 3 liên kết hiđrô.

- Trên mỗi mạch có các liên kết hóa trị giữa đường và axit phôtphoric.

2. Cấu trúc không gian của ADN

- ADN có 2 chuỗi pôlinuclêôtit xoắn kép song song quanh trục, tạo nên xoắn kép đều và giống 1 cái cầu thang xoắn.

- Mỗi bậc thang là một cặp bazơ, tay thang là phân tử đường và axit phôtphoric.

- Khoảng cách giữa 2 cặp bazơ là 3,4 A0.

- Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit,

- Đường kính vòng xoắn là 20A0.

3. Chức năng của ADN

- Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

- Làm khuôn để tổng hợp ARN.

ADN tự sao → ARN → Prôtêin → Tính trạng

II. Tìm hiểu về Axit ribônuclêic (ARN)

1. Cấu trúc hóa học của ARN

- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là các ribônuclêôtit.

- Cấu tạo của một ribônuclêôtit: Đường ribôzơ (C5H10O5), Axit phôtphoric (H3PO4), một trong 4 loại bazơ nitơ (A, U, G, X).

- Các nuclêôtit liên kết với nhau theo một chiều xác định (3’ – 5’) tạo thành chuỗi pôliribônuclêôtit.

- Chuỗi pôliribônuclêôtit có các liên kết hóa trị giữa đường và axit phôtphoric.

2. Cấu trúc không gian ARN

- Gồm một mạch pôliribônuclêôtit.

- ARN gồm có 3 loại: mARN, tARN, rARN.

3. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN

a/ ARN thông tin (mARN)

- Dạng mạch thẳng gồm một chuỗi pôliribônuclêôtit.

- Truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm.

b/ ARN vận chuyển (tARN)

- Có cấu trúc với 3 thùy, 1 thùy mang bộ 3 đối mã, 1 đầu đối diện là vị trí gắn kết axit amin → giúp liên kết với mARN và ribôxôm.

- Vận chuyển axit amin đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin.

c/ ARN ribôxôm (rARN)

- Chỉ có một mạch, nhiều vùng các nu liên kết bổ sung với nhau tạo nên các vùng xoắn cục bộ.

- Cùng prôtêin tạo nên ribôxôm. Là nơi tổng hợp prôtêin.

III. So sánh đơn phân của ADN và ARN

1. Giống nhau:

a/ Cấu tạo:

- Đều là những đại phân tử, có cấu trúc đa phân

- Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N và P

- Đơn phân đều là các nucleotit. Có cùng 3 trong 4 loại nu giống nhau là: A, G, X

- Giữa các đơn phân đều có các liên kết cộng hóa trị tạo thành mạch.

b/ Chức năng: Đều có chức năng trong quá trình tổng hợp protein để truyền đạt thông tin di truyền.

2. Khác nhau:

a/ Cấu trúc:

* ADN:

- Gồm 2 mạch polynucleotit xoắn đều, ngược chiều nhau.

- Số lượng đơn phần lớn (hàng triệu). Có 4 loại đơn phân chính: A, T, G, X

- Đường kính: 20Ao, chiều dài vòng xoắn 34Ao (gồm 10 cặp nucleotit cách đều 3,4A)

- Liên kết trên 2 mạch theo NTBS bằng liên kết hidro (A với T 2 lk, G với X 3 lk)

- Phân loại: Dạng B, A, C, T, Z

- ADN là cấu trúc trong nhân

* ARN:

- Một mạch polynucleotit dạng thẳng hoặc xoắn theo từng đoạn

- Số lượng đơn phân ít hơn (hàng trăm, hàng nghìn). Có 4 loại đơn phân chính: A, U, G, X.

- Tùy theo mỗi loại ARN có cấu trúc và chức năng khác nhau.

- Liên kết ở những điểm xoắn (nhất là rARN): A với U 2 liên kết, G với X 3 liên kết.

- Phân loại: mARN, tARN, rARN

- ARN sau khi được tổng hợp sẽ ra khỏi nhân để thực hiện chức năng.

b/ Chức năng:

* ADN:

- Có tính đa dạng và đặc thù là cơ sở hình thành tính đa dạng, đặc thù của các loài sinh vật

- Lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền

- Quy định trình tự các ribonucleotit trên ARN và quy định trình tự a.a của protein

- Những đột biến trên ADN có thể dẫn đến biến đổi kiểu hình

* ARN:

- Truyền đạt thông tin di truyền (mARN)

- Vận chuyển a.a đến nơi tổng hợp protein (dịch mã)

- Sau quá trình dịch mã, mARN biến mất, không làm ảnh hưởng đến kiểu hình kết với X.

Như vây, Đơn phân của adn và arn giống nhau ở cấu trúc không gian của một đơn phân. Đơn phân đều là các nucleotit bao gồm Axit phôtphoric (H3PO4) hay gốc photphat. Có cùng 3 trong 4 loại nu giống nhau là: A, G, X.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Đơn phân của ADN và ARN giống nhau ở? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh DiềuSinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kẹo Ngọt
    Kẹo Ngọt

    💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 15/01/23
    • Milky Nugget
      Milky Nugget

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 15/01/23
      • Hươu Con
        Hươu Con

        😘😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 15/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 10

        Xem thêm