Phân tử rARN làm nhiệm vụ
VnDoc xin giới thiệu bài Phân tử rARN làm nhiệm vụ được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Phân tử rARN
Câu hỏi: Phân tử rARN làm nhiệm vụ
- Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân tới tế bào chất
- Vận chuyển các axit amin tới riboxom để tổng hợp protein
- Tham gia cấu tạo nên riboxom
- Lưu giữ thông tin di truyền
Đáp án: C
Phân tử rARN làm nhiệm vụ tham gia cấu tạo nên riboxom
- ARN là bản sao từ một đoạn của ADN (tương ứng với một gen), ngoài ra ở một số virút ARN là vật chất di truyền.
- Cũng như ADN, ARN là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit. Mỗi đơn phân (nuclêôtit) được cấu tạo từ 3 thành phần sau:
+ Đường ribôluzơ: C5H10O5 (còn ở ADN là đường đềôxi ribôluzơ C5H10O4).
+ Axit photphoric: H3PO4.
+ 1 trong 4 loại bazơ nitơ (A, U, G, X).
Các nuclêôtit chỉ khác nhau bởi thành phần bazơ nitơ, nên người ta đặt tên của nuclêôtit theo tên bazơ nitơ mà nó mang.
A. ARN
1. Cấu trúc của ARN
a) Cấu trúc hóa học
- ARN là một đại phân tử hữu cơ (nhỏ hơn ADN), có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân. Mỗi đơn phân là 1 ribonuclêôtit.
* Mỗi ribonucleotit gồm 3 thành phần:
+ 1 phân tử đường 5C (ribôzơ - C5H10O5)
+ 1 nhóm photphat PO43- (H3PO4)
+ 1 trong 4 loại bazơ nitơ là Adenin (A), Uraxin (U), Guanin (G) và Xitozin (X).
=> Các ribonu giống nhau thành phần đường và nhóm PO43-, nhưng khác bazonito. Tên ribonu được gọi theo tên bazonito (A, U, G, X.)
- Các ribonucleotit liên kết với nhau theo 1 chiều xác định tạo nên chuỗi polyribonucleotit. Đại đa số các phân tử ARN chỉ được cấu tạo từ 1 chuỗi polyribonucleotit. Trong chuỗi đó, có các đoạn có thể bắt cặp bổ sung với nhau bằng liên kết H giữa các bazơ nitơ của các ribonucleotit theo nguyên tắc bổ sung (A=U, G≡X) tạo nên các đoạn xoắn kép cục bộ.
b) Cấu trúc không gian
+ Các ribonu liên kết nhau bằng liên kết hóa trị giữa nhóm OH(C3) với nhóm PO43-(C5) của nu kế tiếp.
+ Chiều dài và kích thước của ARN nhỏ so với ADN.
+ Chiều của ARN: 5’ – 3’.
+ Phân tử ARN chỉ có 1 mạch đơn.
2. Phân loại ARN
- Có 3 loại ARN:
- mARN (ARN thông tin)
- tARN (ARN vận chuyển)
- rARN (ARN riboxom)
mARN:
- Cấu trúc dạng sợi đơn, thẳng, có các trình tự ribonucleotit đặc biệt để riboxom có thể nhận biết ra chiều của thông tin di truyền trên mARN để tiến hành dịch mã.
- Độ dài của mARN thay đổi tùy theo độ dài của gen mà chúng được phiên mã.
- Mạch đơn mARN không có liên kết hidro nên kém bền vững, thời gian tồn tại ngắn.
- mARN chiếm 2 - 5%
- Chức năng: Vai trò trung gian chuyển thông tin di truyền từ ADN → riboxom qua quá trình giải mã (tổng hợp protein).
ADN → mARN → protein → tính trạng
tARN:
- Có dạng cấu trúc xoắn 3 thùy tròn, một số đoạn có cấu trúc mạch kép giúp liên kết với mARN và riboxom để dịch mã.
- Một đầu của tARN mang bộ ba đối mã, đầu còn lại mang acid amin.
- Các ribonu liên kết với nhau theo NTBS bằng các liên kết H nhưng số lượng ít, thời gian tồn tại lâu hơn mARN.
- tARN chiếm từ 15 - 18%.
- Chức năng: Vận chuyển acid amin để tham gia quá trình tổng hợp protein.
rARN:
- Cấu tạo xoắn giống tARN. Nhiều vùng tự kết đôi bổ sung với nhau tạo nên các vùng xoắn kép cục bộ.
- Số liên kết H chiếm 70%, lại kết hợp với protein tạo thành riboxom nên thời gian tồn tại lâu (vài thế hệ tế bào).
- Chiếm 80%.
- Chức năng: cấu tạo riboxom.
=> Các phân tử ARN thực chất là những phiên bản được đúc trên 1 mạch khuôn của gen trên phân tử ADN nhờ quá trình sao mã. Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các phân tử ARN thường bị các enzim của tế bào phân hủy thành các đơn phân ribonucleotit.
3. Chức năng của ARN
- mARN: là khuôn trực tiếp trong quá trình dịch mã, truyền thông tin từ ADN đến prôtêin.
- tARN: mang axit amin đặc hiệu đến ribôxôm để tham gia quá trình dịch mã.
- rARN: là thành phần chủ yếu của ribôxôm địa điểm sinh tổng hợp chuỗi pôlypeptit, chứa 90% tổng hợp ARN của tế bào và 70-80% loại prôtein.
B. Axit đêôxiribônuclêic
1. Cấu trúc của ADN
* Cấu trúc hoá học
- ADN là một đại phân tử, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêôtit (viết tắt là Nu).
- Đơn phân của ADN là Nucleotit, cấu trúc gồm 3 thành phần:
+ Đường đêoxiribôza: C5H10O4
+ Axit phốtphoric: H3PO4
+ Bazơ nitơ: 1 trong có 4 loại bazo nito là A, T, G, X.
- Các Nu liên kết với nhau theo một chiều xác định tạo nên một chuỗi polinuclêotit.
- Mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi polinucleotit liên kết với nhau bằng các liên kết hidro giữa các bazo nito của các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.
* Cấu trúc không gian
- Hai mạch đơn xoắn kép, song song và ngược chiều nhau.
- Xoắn từ trái qua phải, gọi là xoắn phải, tạo nên những chu kì xoắn nhất định mỗi chu kì gồm 10 cặp nuclêôtit và có chiều dài 34A0, đường kính là 20 A0.
2. Chức năng của ADN
- Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Phân tử rARN làm nhiệm vụ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh Diều và Sinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.