Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là

Chúng tôi xin giới thiệu bài Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Câu hỏi: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là?

  1. Sự sinh sản của vi khuẩn.
  2. Sự tăng lên về kích thước của vi khuẩn của quần thể.
  3. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể.
  4. Sự tăng lên về khối lượng tế bào của quần thể.

Giải chi tiết:

- Sinh trưởng của vi sinh vật là sự tăng lên về số lượng tế bào, đối với quần thể, là sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể.

Chọn C

1. Khái niệm sinh trưởng

Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

Thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi gọi là thời gian thế hệ (kí hiệu là g).

Ví dụ : E.coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút tế bào lại phân đôi một lần.

2. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật

2.1. Nuôi cấy không liên tục

- Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất được gọi là môi trường nuôi cấy không liên tục.

Số tế bào trong bình sau n lần phân chia từ N0 tế bào ban đầu trong thời gian t là:

Nt = N0 X 2n.

Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha (hình 25):

ôn tập sinh 10

Hình 25. Đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục

a) Pha tiềm phát (pha lag)

- Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

b) Pha lũy thừa (pha log)

- Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.

c) Pha cân bằng

- Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian, vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.

d) Pha suy vong

- Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

2.2 Nuôi cấy liên tục

- Trong nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, các chất qua chuyển hóa tích lũy ngày càng nhiều đã ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.

- Để tránh hiện tượng suy vong của quần thể vi sinh vật, người ta luôn đổi mới môi trường nuôi cấy bằng cách bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương, đó là nguyên tắc của phương pháp nuôi cấy liên tục.

- Người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục trong sản xuất sinh khối để thu nhận prôtêin đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như các axit amin, enzim, các kháng sinh, các hoocmôn ...

3. Bài tập (có đáp án) bổ trợ kiến thức

Câu 1: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là

  1. sự tăng sinh khối của quần thể.
  2. sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
  3. sự tăng kích thước của mỗi cá thể trong quần thể.
  4. sự mở rộng phạm vi phân bố của quần thể.

Câu 2: Ở E.coli, khi nuôi cấy trong điều kiện thích hợp thì cứ 20 phút chúng sẽ phân chia một lần. Sau khi được nuôi cấy trong 3 giờ, từ một nhóm cá thể E.coli ban đầu đã tạo ra tất cả 3584 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hỏi nhóm ban đầu có bao nhiêu cá thể?

  1. 9
  2. 6
  3. 8
  4. 7

Câu 3: Loài vi khuẩn A có thời gian thế hệ là 45 phút. 200 cá thể của loài được sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy liên tục và sau một thời gian, người ta thu được tất cả 3200 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hãy tính thời gian nuôi cấy của nhóm cá thể ban đầu.

  1. 4,5 giờ
  2. 1,5 giờ
  3. 2 giờ
  4. 3 giờ

Câu 4: Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm mấy pha?

  1. 4 pha
  2. 3 pha
  3. 2 pha
  4. 5 pha

Câu 5: Ở môi trường nuôi cấy không liên tục, các pha trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra theo trình tự sớm - muộn như thế nào?

  1. Pha cân bằng - pha tiềm phát - pha lũy thừa - pha suy vong
  2. Pha tiềm phát - pha lũy thừa - pha cân bằng - pha suy vong
  3. Pha tiềm phát - pha cân bằng - pha lũy thừa - pha suy vong
  4. Pha lũy thừa - pha tiềm phát - pha cân bằng - pha suy vong

Câu 6: Khi quần thể vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy không liên tục thì sự phân chia tế bào sẽ xảy ra ở bao nhiêu pha?

  1. 2 pha
  2. 4 pha
  3. 3 pha
  4. 1 pha

Câu 7: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại ở pha nào?

  1. Pha lũy thừa
  2. Pha tiềm phát
  3. Pha cân bằng
  4. Pha suy vong

Câu 8: Pha lag là tên gọi khác của pha nào trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục?

  1. Pha cân bằng
  2. Pha lũy thừa
  3. Pha tiềm phát
  4. Pha suy vong

Câu 9: Khi nói về đặc điểm của các pha trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục, nhận định nào dưới đây là đúng?

  1. Ở pha tiềm phát chưa có sự phân chia tế bào.
  2. Ở pha suy vong không có tế bào sinh ra, chỉ có các tế bào chết đi.
  3. Tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại ở pha cân bằng.
  4. Số lượng tế bào trong quần thể đạt cực đại ở pha lũy thừa.

Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây không có ở pha suy vong trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục?

  1. Hình thành enzim cảm ứng để phân giải cơ chất.
  2. Số tế bào bị hủy hoại nhiều hơn số tế bào được sinh ra.
  3. Chất dinh dưỡng dần cạn kiệt.
  4. Các chất thải độc hại tích lũy ngày càng nhiều.

Câu 11: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy liên tục không trải qua pha nào dưới đây?

  1. Pha cân bằng và pha lũy thừa
  2. Pha tiềm phát và pha suy vong
  3. Pha tiềm phát và pha cân bằng
  4. Pha cân bằng và pha suy vong

Câu 12: Trong điều kiện nuôi cấy tối ưu thì trong số các vi sinh vật dưới đây, vi sinh vật nào có thời gian thế hệ dài nhất?

  1. Vi khuẩn lactic
  2. Vi khuẩn lao
  3. Trùng giày
  4. Vi khuẩn tả

Câu 13: Khi ứng dụng nuôi cấy không liên tục vào thực tiễn, để thu được năng suất cao nhất và hạn chế tối thiểu các tạp chất, chúng ta nên thu sinh khối ở thời điểm nào?

  1. Đầu pha cân bằng
  2. Cuối pha lũy thừa
  3. Cuối pha cân bằng
  4. Đầu pha suy vong

Câu 14: Hầu hết các vi khuẩn sinh sản bằng hình thức

  1. phân đôi.
  2. nảy chồi.
  3. tạo thành bào tử.
  4. phân mảnh.

Câu 15: Mêzôxôm - điểm tựa trong phân đôi của vi khuẩn - có nguồn gốc từ bộ phận nào?

  1. Vùng nhân
  2. Thành tế bào
  3. Tế bào chất
  4. Màng sinh chất

Câu 16: Sinh vật nào dưới đây sinh sản bằng ngoại bào tử?

  1. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía
  2. Xạ khuẩn
  3. Vi sinh vật dinh dưỡng mêtan
  4. Nấm men rượu

Câu 17: Xạ khuẩn sinh sản vô tính bằng

  1. bào tử đảm.
  2. bào tử túi.
  3. bào tử đốt.
  4. ngoại bào tử.

Câu 18: Nhóm nào dưới đây gồm hai vi sinh vật có cùng hình thức sinh sản vô tính?

  1. Tảo lục và nấm men rượu rum
  2. Nấm men rượu và trùng giày
  3. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía và xạ khuẩn
  4. Tảo mắt và nấm Mucor

Câu 19: Lớp vỏ dày bên ngoài của nội bào tử ở vi khuẩn có chứa thành phần đặc biệt nào?

  1. Kitin
  2. Peptiđôglican
  3. Canxiđipicôlinat
  4. Axit glutamic

Câu 20: Loại bào tử nào dưới đây không tham gia vào hoạt động sinh sản của vi sinh vật?

  1. Bào tử túi
  2. Bào tử đốt
  3. Ngoại bào tử
  4. Nội bào tử

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

D

D

A

B

C

A

C

A

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

C

A

A

D

C

C

A

C

D

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh DiềuSinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 66
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Haraku Mio
    Haraku Mio

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 24/01/23
    • Phước Thịnh
      Phước Thịnh

      😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 24/01/23
      • Phúc Huy
        Phúc Huy

        😉😉😉😉😉

        Thích Phản hồi 24/01/23

        Sinh học lớp 10

        Xem thêm