Tại sao nói thế giới sống liên tục tiến hóa?

Tại sao nói thế giới sống liên tục tiến hóa? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Câu hỏi: Tại sao nói thế giới sống liên tục tiến hóa?

Trả lời:

Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa.

– Nhờ được kế thừa thông tin di truyền từ những sinh vật tổ tiên ban đầu, các sinh vật trên Trái Đất đều có những điểm chung. Tuy nhiên, các sinh vật luôn có những cơ chế phát sinh các biến dị di truyền và sự thay đổi không ngừng của điều kiện ngoại cảnh luôn chọn lọc và giữ lại các dạng sống thích nghi với môi trường khác nhau → các sinh vật tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú.

1. Tiến hóa là gì?

"Tiến hóa" là "quá trình hoàn thiện", biến đổi dần để hoàn thiện hơn các bộ phận, chức năng của các sinh vật để phù hợp hơn với điều kiện sinh tồn cũng đang dần thay đổi.

Trong sinh học, tiến hóa là sự thay đổi đặc tính di truyền của một quần thể sinh học qua những thế hệ nối tiếp nhau. Các quá trình tiến hóa làm nảy sinh sự đa dạng ở mọi mức độ tổ chức sinh học bao gồm loài, các cá thể sinh vật và cả các phân tử như ADN và protein.

2. Các nhân tố tiến hóa

2.1. Nhân tố đột biến

Theo quan điểm tiến hóa: Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể).

Phát sinh đột biến có thể làm thay đổi vốn gen của quần thể.

Ví dụ: Một quần thể sinh sản hữu tính ngẫu phối, trong đó gen A( màu thân trắng) trội hoàn toàn với a (màu thân đen). Giả thiết quần thể ở thế hệ P có 100% AA. Khi môi trường bị ô nhiễm là tác nhân gây đột biến A thành a với tần số 10% ở mỗi thế hệ, không xuất hiện đột biến nghịch. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở F1, F2.

Kết luận: Đột biến là nhân tố tiến hóa vì nó làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể

– Quá trình đột biến đã hình thành gen đột biến không có hướng xác định, không tương ứng với điều kiện môi trường (có thể tạo alen trội, lặn, trung tính; có lợi, hại, trung tính cho thể đột biến…)

– Gen đột biến là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.

Vai trò của đột biến với quá trình tiến hóa: cung cấp nhiều nguồn biến dị sơ cấp (các alen đột biến) – do cá thể có nhiều gen và quần thể có nhiều cá thể. Qua giao phối, tạo nguồn biến dị thứ cấp.

2.2. Di – nhập gen

Khái niệm di – nhập gen (dòng gen): là hiện tượng khi một nhóm cá thể mới từ một quần thể khác có thể di nhập vào một quần thể nếu chúng tham gia giao phối trong quần thể có thể thêm những alen mới vào vốn gen của quần thể nhận.

Phân tích ảnh hưởng của di – nhập gen đến thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể: di nhập gen có thể làm tăng biến dị trong quần thể do sự di nhập alen mới được tạo ra bởi đột biến trong quần thể khác. Di nhập gen là nhân tố làm ảnh hưởng đến tốc độ tiến hóa của quần thể theo hai con đường có hiệu quả trái ngược. Sự di nhập gen tương đối cao vào quần thể có thể làm giảm hiệu quả biến đổi gen do chọn lọc tự nhiên, đột biến hay các yếu tố ngẫu nhiên và có thể làm chậm hoặc ngăn cản sự đa dạng của quần thể.

2.3. Chọn lọc tự nhiên

Thực chất của CLTN với quần thể sinh vật là:

– Phân hóa khả năng sống sót của các cá thể khác nhau trong quần thể

– Phân hóa khả năng tồn tại của các cá thể khác nhau trong quần thể

– Tính chất tác động của CLTN lên quần thể

Thông qua làm biến đổi thành phần kiểu gen mà CLTN làm biến đổi tần số tương đối alen.

– Vai trò của CLTN với tiến hóa

CLTN là nhân tố chủ yếu trong quá trình tiến hóa của sinh vật

– Cấp độ tác động, nguyên liệu, thực chất tác động, kết quả.

+ Cấp độ tác động: mọi cấp độ, quan trọng nhất là quần thể.

+ Nguyên liệu: Biến dị di truyền của quần thể.

+ Thực chất: Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong QT. Quy định chiều hướng tiến hóa.

+ Kết quả: hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành quần thể thích nghi, hình thành loài mới.

2.4. Biến động di truyền

Khái niệm về yếu tố ngẫu nhiên (phiêu bạt di truyền) hay biến động di truyền:

– Khái niệm: hiện tượng tần số tương đối của các alen trong một quần thể bị thay đổi ngẫu nhiên do một nguyên nhân nào đó được gọi là sự biến động di truyền.

– Phân tích tác động của các yếu tố ngẫu nhiên đến tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

+ Biến động di truyền trong quần thể nhỏ thường đưa đến hai trạng thái: trạng thái quần thể thắt cổ chai và hiệu ứng kẻ sáng lập.

Biến động di truyền đào thải một cách không chọn lọc.

Biến động di truyền làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

+ Biến động di truyền là một nhân tố tiến hóa cơ bản.

+ Tần số alen trong quần thể có thể tăng hay giảm do tác động của biến động di truyền.

+ Hiệu quả của biến động di truyền phụ thuộc nhiều vào kích thước của quần thể.

+ Biến động di truyền là rất quan trọng trong quần thể có kích thước nhỏ.

2.5. Giao phối không ngẫu nhiên

– Các kiểu giao phối không ngẫu nhiên: tự thụ phấn, giao phối gần, giao phối có chọn lọc.

– Phân tích tác động của giao phối không ngẫu nhiên đến vốn gen của quần thể:

+ Giao phối gần không làm thay đổi tần số alen nhưng thay đổi thành phần kiểu gen qua từng thế hệ theo hướng tăng dần thể đồng hợp, giảm dần thể dị hợp.

+ Giao phối có CL làm thay đổi tần số alen.

+ Giao phối cùng với đột biến làm cho quần thể thành kho dự trữ các biến dị di truyền ở mức bão hòa. Đây chính là nguồn nguyên liệu tiến hóa.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tại sao nói thế giới sống liên tục tiến hóa? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh DiềuSinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 16
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đinh Đinh
    Đinh Đinh

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 25/01/23
    • Người Dơi
      Người Dơi

      🥰🥰🥰🥰🥰🥰

      Thích Phản hồi 25/01/23
      • Sư Tử
        Sư Tử

        🤟🤟🤟🤟🤟🤟

        Thích Phản hồi 25/01/23

        Sinh học lớp 10

        Xem thêm