Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ

Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trắc nghiệm: Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ?

  1. Sự biến dạng của màng tế bào
  2. Bơm protein và tiêu tốn ATP
  3. Sự khuếch tán của các ion qua màng
  4. Kênh protein đặc biệt là “aquaporin"

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Kênh protein đặc biệt là “aquaporin"

1. Vận chuyển chủ động

- Vận chuyển chủ động (hay vận chuyển tích cực) là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược dốc nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng (ATP).

- Vận chuyển chủ động thường cần có các “máy bơm” đặc chủng cho từng loại chất cần vận chuyển.

- Chỉ có các chất không tan trong lipit mới có thể được vận chuyển chủ động.

- Các prôtêin vận chuyển đặc hiệu bao gồm: Các prôtêin tải (permeraza), các bơm ion (bơm H+, bơm Na+, K+).

- Đồng vận chuyển: Sự vận chuyển chủ động một chất tan gián tiếp điều khiển sự vận chuyển của chất khác.

- ATP được sử dụng cho các bơm, ví dụ bơm natri-kali khi được gắn một nhóm phôtphat vào prôtêin vận chuyển (máy bơm) làm biến đổi cấu hình của prôtêin khiến nó liên kết được với 3 Na+ ở trong tế bào chất và đẩy chúng ra ngoài tế bào sau đó lại liên kết với 2 K+ ở bên ngoài tế bào và đưa chúng vào trong tế bào.

- Nhờ có vận chuyển chủ động mà tế bào có thể lấy được các chất cần thiết ở môi trường ngay cả khi nồng độ chất này thấp hơn so với ở bên trong tế bào.

2. Vận chuyển thụ động (khuếch tán)

- Các phân tử, ion… nói chung có xu hướng di chuyển từ nơi có mật độ phân tử cao (nồng độ cao) đến nơi có mật độ phân tử thấp (nồng độ thấp), hiện tượng đó gọi là khuếch tán. Sự khuếch tán không đòi hỏi cung cấp năng lượng.

- Sự khuếch tán của các chất qua màng sinh học được gọi là vận chuyển thụ động.

- Thẩm thấu là sự khuếch tán của nước quan một màng bán thấm. Nước có xu hướng khuếch tán từ nơi có tổng nồng độ các chất tan thấp đến nơi có tổng nồng độ các chất tan cao.

- Các chất không phân cực, kích thước nhỏ, tan trong lipit thì đi qua màng theo hình thức khuếch tán trực tiếp qua lớp photpho lipit.

- Các chất phân cực, tích điện khuếch tán qua màng nhờ các phân tử prôtêin trên màng tế bào, hiện tượng này gọi là khuếch tán dễ dàng (khuếch tán qua kênh prôtêin). Nhờ có prôtêin vận chuyển, các chất được khuếch tán qua màng với tốc độ nhanh hơn.

- Các phân tử prôtêin kênh tạo ra hành lang cho phép các phân tử đặc hiệu hoặc các ion đi qua màng. Có 2 loại kênh: kênh aquaporin (kênh nước) giúp cho sự khuếch tán của nước; kênh ion đóng mở nhờ các tín hiệu kích thích, giúp cho sự khuếch tán của các ion

- Một số prôtêin tải thay đổi hình dạng phân tử, tạo điều kiện cho sự di chuyển của các chất.

- Dung dịch ưu trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan bên trong tế bào. Khi tế bào đặt trong dung dịch ưu trương, nước sẽ thẩm thấu ra ngoài, gây ra hiện tượng co nguyên sinh.

- Dung dịch nhược trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào. Khi tế bào ở trong môi trường nhược trương, nước bên ngoài sẽ đi vào làm cho tế bào trương lên, gọi là sự trương nước. Nếu tế bào không có thành, sự trương nước có thể làm tế bào bị vỡ, nếu tế bào có thành, thành sẽ hạn chế sự tăng kích thước của tế bào, ngăn cản sự trương nước, tế bào không bị vỡ ra. Áp lực của thành tạo ra chống lại sự trương nước của tế bào gọi là áp suất trương nước.

- Dung dịch đẳng trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào. Khi ở trong môi trường đẳng trương, sẽ không có sự khuếch tán thực của nước.

3. Xuất nhập bào

- Xuất bào và nhập bào là kiểu vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất.

- Các phân tử lớn như polysaccharides và proteins, đi qua màng ở dạng khối thông qua các túi vận chuyển, gọi là xuất – nhập bào

- Xuất – nhập bào đòi hỏi tiêu tốn năng lượng ATP

- Xuất bào: các túi vận chuyển di chuyển đến màng, dung hợp với nó và giải phóng các thành phần bên trong.

- Nhập bào: tế bào lấy các đại phân tử bằng cách hình thành các túi vận chuyển từ màng tế bào. Có 3 hình thức nhập bào:

- Thực bào: Chất vận chuyển ở dạng rắn.

- Ẩm bào: Chất vận chuyển ở dạng lỏng.

- Nhập bào qua trung gian thụ thể: Nhập bào đòi hỏi sự tham gia của các thụ thể đặc hiệu trên màng tế bào.

4. Đặc điểm các chất thẩm thấu qua màng

- Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như CO2,O2… có thể dễ dàng khuếch tán qua lớp phôtpholipit của màng sinh chất. Các chất phân cực hoặc các ion cũng như các chất có kích thước phân tử lớn như glucôzơ chỉ có thể khuếch tán được vào bên trong tế bào qua các kênh prôtêin xuyên màng. Các prôtêin vận chuyển có thể đơn thuần là các prôtêin có cấu trúc phù hợp với các chất cần vận chuyển hoặc là các cổng chỉ mở cho các chất được vận chuyển đi qua khi có các chất tín hiệu bám vào cổng.

- Các phân tử nước cũng được thẩm thấu vào trong tế bào nhờ một kênh prôtêin đặc biệt được gọi là aquaporin.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh DiềuSinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gia Kiet Hoang ...
    Gia Kiet Hoang ...

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 18/01/23
    • Bánh Quy
      Bánh Quy

      😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 18/01/23
      • Chít
        Chít

        😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 18/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 10

        Xem thêm