So sánh ti thể và lục lạp
So sánh ti thể và lục lạp được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
So sánh ti thể và lục lạp
Câu hỏi: So sánh ti thể và lục lạp?
Lời giải:
Các sự khác biệt chính giữa ti thể và lục lạp là ti thể là bào quan tế bào có màng bao bọc tạo ra năng lượng trong tế bào nhân thực, còn lục lạp là một loại bào quan của tế bào nhân thực thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật và tảo.
Giống nhau
+ Đều là các bào quan có trong tế bào nhân thực.
+ Đều có màng kép gồm 2 lớp màng (màng ngoài và màng trong).
+ Ribôxôm 70S, ADN trần dạng vòng, nhân đôi độc lập với ADN NST.
+ Đều có phức hệ ATP-sintetaza nên tổng hợp được ATP, có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.
+ Đều có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ.
Khác nhau:
- Ti thể: hình cầu hoặc sợi, không có sắc tố, màng trong ăn sâu tạo mào, có trong tế bào nhân thực, chất nền chứa các enzim hô hấp. Chức năng tham gia hô hấp nội bào, phân giải glucôzơ.
+ Số lượng ti thể ở các loại tế bào là khác nhau
+ Phụ thuộc vào cường độ hoạt động của tế bào.
- Lục lạp: Hình bầu dục, có sắc tố, màng trong trơn nhẵn, chỉ có ở tế bào thực vật. Chất nền chứa khối cơ chất không màu, chứa enzim xúc tác cho pha tối của quang hợp. Chức năng Tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp glucôzơ.
+ Số lượng lục lạp trong mỗi tế bào không giống nhau. Phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng của môi trường sống và loài.
I. Ti thể
1. Ti thể là gì?
Ti thể là bào quan lớn, có màng bao bọc, hình ống có trong tất cả các loại tế bào nhân thực, tự phân chia một cách độc lập với tế bào chủ.
2. Cấu trúc của ty thể
Cấu trúc bên trong ty thể
- Ty thể có kích thước rất nhỏ, thường là từ 0,75 – 3 micromet. Không thể nhìn thấy dưới kính hiển vi trừ khi chúng được nhuộm màu.
- Khác với các cơ quan tế bào khác, chúng gồm 2 màng gồm 1 lớp bên trong và bên ngoài với các chức năng khác nhau.
- Trong cấu trúc ty thể được chia thành các ngăn và khu vực khác nhau, mỗi khu vực đều thể hiện một vai trò riêng biệt. Trong đó:
- Màng ngoài: Các phần tử nhỏ có thể tự do đi qua màng ngoài, phần này bao gồm các protein được gọi là porins, tạo thành các kênh cho phép protein đi qua. Bên cạnh đó là một số enzyme với nhiều chức năng khác nhau.
- Không gian liên màng: Khu vực giữa màng trong và màng ngoài.
- Màng trong: Chứa các protein và có một số vai trò khác với màng ngoài. Bởi vì không có porin bên trong nên hầu hết các phần tử đều không thấm nước. Các phần tử chỉ có thể đi qua màng trong các vận chuyển đặc biệt. Đây là nơi tạo ra hầu hết ATP trong ty thể.
- Criate: Đây là nếp gấp của màng bên trong, giúp tăng diện tích của màng và không gian có sẵn cho các phản ứng xảy ra.
- Ma trận: Đây là không gian bên trong của màng trong, chứa hàng trăm enzyme, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ATP.
- Trong cơ thể người, mỗi tế bào khác nhau sẽ có số lượng ty thể khác nhau. Ví dụ trong cơ thể người trưởng thành các tế bào hồng cầu không chứa ty thể. Trong khi đó ở tế bào gan lại chứa đến hơn 2000 ty thể. Những tế bào nào có nhu cầu năng lượng cao thì sẽ càng có số lượng ty thể lớn. Theo nghiên cứu khoa học khoảng 40% tế bào chất trong tim được đưa lên bởi ty thể.
3. Vai trò của ty thể
- Tuy vai trò chính của ty thể là sản xuất năng lượng nhưng trong thực tế chỉ có 3% gen cần thiết để tạo ra ty thể. Còn lại được dùng để thực hiện các chức năng khác như:
- Xoá bỏ tế bào chết: Sự chết tế bào hay còn gọi là apoptosi là việc xảy ra hàng ngày trong cơ thể con người. Khi các tế bào trở lên cũ hoặc bị hư hỏng, ty thể sẽ giải phóng cytochrom C, kích hoạt caspase, một trong những enzyme chủ yếu liên quan đến việc phá huỷ tế bào.
- Lưu trữ canxi: Canxi đóng vai trò quan trọng đối với một số quá trình của tế bào như giải phóng canxi trở lại tế bào để bắt đầu giải phóng chất dẫn truyền thần kinh hoặc hormone từ tế bào nội tiết. Bởi vì canxi rất quan trọng nên các tế bào điều chỉnh nó rất chặt chẽ và ty thể đóng góp một phần quan trọng bằng cách hấp thụ nhanh chóng các ion canxi và giữ chúng cho đến khi cần thiết để sử dụng.
- Giữ ấm cho cơ thể: Khi chúng ta lạnh, cơ thể tự rùng mình để giữ ấm. Nhưng cơ thể cũng tạo ra nhiệt theo cách khác đó là sử dụng một mô mỡ gọi là mỡ nâu. Loại mô mỡ này được tìm thấy nhiều trong cơ thể của trẻ sơ sinh khi chúng ta dễ bị cảm lạnh và giảm dần khi chúng ta già đi.
II. Lục lạp
1. Lục lạp là gì?
Lục lạp là bào quan lớn có màng bao bọc chỉ có ở tế bào nhân thực thực hiện quá trình quang hợp, chẳng hạn như tế bào thực vật và tảo lục. Như tên gọi của nó, lục lạp có chứa một sắc tố quang hợp được gọi là diệp lục. Do sự hiện diện của sắc tố này, lục lạp có thể tận dụng ánh sáng để tổng hợp ATP và đường. Như vậy, các sinh vật có lục lạp có thể tự sản xuất thức ăn.
2. Cấu tạo hình thái
Lục lạp cũng có cấu trúc màng hai lớp
Màng ngoài rất dễ thấm, màng trong rất ít thấm, giữa màng ngoài và màng trong có một khoang giữa màng. Màng trong bao bọc một vùng không có màu xanh lục được gọi là stroma tương tự như chất nền matrix của ty thể. Stroma chứa các enzyme, các ribosome, ARN và ADN.
Khác với ty thể màng trong của lục lạp không xếp lại thành crista và không chứa chuỗi chuyền điện tử. Ngược lại, hệ thống quang hợp hấp thu ánh sáng, chuỗi chuyền điện tử và ATP synthetase, tất cả đều được chứa trong màng thứ 3 tách biệt. Màng này hình thành một tập hợp các túi dẹt hình đĩa gọi là thylakoid (bản mỏng). Màng của thylakoid tạo nên một khoảng trong thylakoid (thylakoid interspace) tách biệt với stroma.
Các thylakoid có xu hướng xếp chồng lên nhau tạo thành phức hợp gọi là grana. Diệp lục tố (chlorophylle) nằm trên màng thylakoid nên grana có màu lục.
3. Chức năng
- Lục lạp thực hiện quá trình quang hợp. Đây là nơi chứa các chất diệp lục có khả năng hấp thụ năng lượng từ ánh sáng mặt trời chuyển hóa và lưu giữ năng lượng đó trong các phân tử cao năng là ATP và NADPH, đồng thời giải phóng khí oxy từ nước.
- Sau đó, lục lạp sử dụng năng lượng từ ATP và NADPH để tạo nên các phân tử hữu cơ từ cacbon dioxit (CO2) theo một quá trình gọi là chu trình Calvin
- Ngoài ra, lục lạp còn thực hiện một số chức năng khác, gồm có tổng hợp axit béo, nhiều loại amino axit, và các phản ứng miễn dịch ở thực vật
- Số lượng lục lạp trong mỗi tế bào thay đổi đa dạng từ một trong tảo đơn bào đến tận 100 trong thực vật ví dụ như cải Arabidopsis và lúa mì.
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu So sánh ti thể và lục lạp. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh Diều và Sinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.