Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tóm tắt quá trình tổng hợp và vận chuyển protein ra khỏi tế bào

Chúng tôi xin giới thiệu bài Tóm tắt quá trình tổng hợp và vận chuyển protein ra khỏi tế bào được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Quá trình tổng hợp và vận chuyển protein ra khỏi tế bào

Câu hỏi: Tóm tắt quá trình tổng hợp và vận chuyển protein ra khỏi tế bào

Trả lời:

Các thành phần tham gia là:

+ Mạng lưới nội chất hạt: Vận chuyển, tiết ra dưới dạng các túi tiết.

+ Bộ máy gôngi: Hoàn thiện, đóng gói sản phẩm, xuất các protein hoàn chỉnh.

+ Màng nguyên sinh: Xuất protein trong các túi tiết dưới dạng xuất bào.

I. Tế bào nhân thực là gì?

- Tế bào nhân thực là những tế bào của động vật, thực vật hay nấm cùng một số loại tế bào khác. Đặc điểm nổi bật nhất của tế bào nhân thực đó là có cấu tạo màng nhân và có nhiều bào quan để thực hiện những chức năng khác nhau.

- Mỗi loại bào quan của tế bào nhân thực đều có những cấu trúc phù hợp với từng chức năng chuyển hóa của mình và tế bào chất cũng được chia thành nhiều ô nhỏ nhờ có hệ thống màng.

II. Đặc điểm của tế bào nhân thực

- Kích thước lớn, cấu trúc phức tạp.

- Có nhân và màng nhân bao bọc.

- Có hệ thống màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt.

- Các bào quan đều có màng bao bọc.

Nhân tế bào

- Nhân tế bào dễ nhìn thấy nhất trong tế bào nhân thực. Đa số tế bào có một nhân (cá biệt có tế bào không có nhân như tế bào hồng cầu ở người). Trong tế bào động vật, nhân thường được định vị ở vùng trung tâm còn tế bào thực vật có không bào phát triển thì nhân có thể phân bố ở vùng ngoại biên.

- Đặc điểm cấu tạo: thường có hình cầu, được bao bọc bởi hai lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc và nhân con.

- Chức năng: là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào; lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

Lưới nội chất

Lưới nội chất là một hệ thống màng bên trong tế bào nhân thực, tạo thành hệ thống các xoang dẹp và ống thông với nhau, ngăn cách với phần còn lại của tế bào chất.

Lưới nội chất hạt (trên màng có nhiều ribôxôm gắn vào), có chức năng tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào và các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào.

Lưới nội chất trơn có rất nhiều loại enzim, thực hiện chức năng tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc hại đối với tế bào.

- Đặc điểm cấu tạo: là tập hợp màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau. Dựa vào sự có mặt của ribôxôm hay không, người ta phân chia lưới nội chất thành 2 loại: lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.

- Chức năng: lưới nội chất trơn tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và phân huỷ các chất độc hại; lưới nội chất hạt tham gia tổng hợp prôtêin.

Ribôxôm

- Ribôxôm là bào quan tổng hợp chuỗi pôlipeptit dựa trên khuôn mã của RNA thông tin. Có một bộ máy phân tử lớn, phức tạp, có mặt trong tất cả các tế bào sống, nơi xảy ra quá trình sinh tổng hợp protein. Ribosome liên kết các amino acid với nhau theo trật tự được quy định bởi phân tử (mRNA). Ribosome bao gồm hai tiểu đơn vị chính - tiểu đơn vị ribosome nhỏ đọc (mRNA), trong khi tiểu đơn vị lớn liên kết các amino acid để tạo thành một chuỗi polypeptide. Mỗi tiểu đơn vị gồm một hoặc nhiều phân tử RNA ribosome (rRNA) và nhiều phân tử protein.

- Đặc điểm cấu tạo: kích thước nhỏ bé, không có màng bọc, được cấu tạo từ hai thành phần chính là rARN và prôtêin.

- Chức năng: tổng hợp prôtêin cho tế bào.

Bộ máy Gôngi

- Bộ máy gôngi được hiểu là một chồng túi màng dẹp được xếp cạnh nhau theo hình vòng cung nhưng cái nọ tách biệt với cái kia. Đây là một bào quan được tìm thấy trong hầu hết các tế bào của cả động vật và thực vật.

- Bộ máy gôngi được đánh giá là có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động của tế bào nhân chuẩn nói riêng và cơ thể nói chung

- Đặc điểm cấu tạo: là một chồng túi màng dẹp xếp liền kề nhưng tách biệt nhau.

- Chức năng: là nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.

Ti thể

- Ti thể là bào quan ở tế bào nhân thực, thường có dạng hình cầu hoặc thể sợi ngắn.

- Đây là bào quan được bao bọc bởi hai màng, bên trong chất nền có chứa ADN và các hạt ribôxôm. Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào khoang ti thể tạo thành các mào. Hình dạng, số lượng, kích thước, vị trí sắp xếp của ti thể biến thiên tuỳ thuộc các điều kiện môi trường và trạng thái sinh lí của tế bào.

- Ti thể chứa nhiều prôtêin và lipit, ngoài ra còn chứa axit nuclêic (ADN vòng, ARN) và ribôxôm (giống với ribôxôm của vi khuẩn).

- Đặc điểm cấu tạo: có hai lớp màng bọc, màng ngoài trơn nhẵn còn màng trong gấp khúc tạo các mào và trên đó cố định nhiều enzim hô hấp. Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm.

- Chức năng : cung cấp năng lượng (dưới dạng ATP) cho mọi hoạt động sống của tế bào.

Lục lạp

- Lục lạp là một bào quan ở các loài sinh vật quang hợp (nhiều nhất là thực vật và tảo), cũng là đơn vị chức năng trong tế bào.

- Đặc điểm cấu tạo: có hai lớp màng bọc, bên trong chứa chất nền cùng hệ thống các túi dẹt gọi là tilacôit. Trên màng lục lạp chứa nhiều chất diệp lục và các enzim quang hợp ; trong chất nền của lục lạp chứa ADN và ribôxôm. Đây là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật.

- Chức năng: là trung tâm quang hợp, tổng hợp nên các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể thực vật.

Không bào

- Không bào là một bào quan gắn với màng sinh chất, có mặt ở mọi tế bào thực vật, nấm và một số sinh vật nguyên sinh, động vật và tế bào vi khuẩn. Không bào là những khoang đóng kín thiết yếu bên trong chứa nước với các phân tử vô cơ và hữu cơ bao gồm các enzyme tan trong dung dịch, mặc dù một số trường hợp nhất định chúng có thể chứa sỏi đã bị bao lấy.

- Không bào hình thành bằng sự dung hợp của nhiều túi có màng bao và kích thước thường lớn hơn những túi này. Bào quan này không có hình dạng và kích thước cơ bản; cấu trúc của nó biến đổi tuân theo nhu cầu của tế bào.

- Đặc điểm cấu tạo: có một lớp màng bọc, bên trong chứa dịch. Ở những loài sinh vật khác nhau thì dịch không bào chứa các thành phần khác nhau.

- Chức năng: duy trì áp suất thẩm thấu cho tế bào ; dự trữ các chất.

Lizôxôm

- Liᴢoхom là một loại bào quan có kích thước rất nhỏ, có cấu tạo từ một màng bao bọc chứa nhiều rất enᴢуm.

- Chúng là nơi sản xuất enzyme mạnh hỗ trợ cho sự tiêu hóa và sự bài tiết các chất và những bào quan đã bị hư hỏng.

- Chúng được tạo ra ở bộ máy Golgi. Ở mức pH = 4.8 nên môi trường bên trong của tiêu thể axít hơn bào tương (pH = 7). Màng đơn tiêu thể giúp ổn định pH thấp nhờ vào hệ thống bơm proton (H+) từ bào tương vào, và đồng thời bảo vệ bào tương và các thành phần khác của tế bào khỏi tác dụng của enzyme phân hủy trong bào tương. Các men tiêu hóa cần môi trường axít để hoạt động được đảm bảo chính xác. Tất cả các men này được tạo ra ở mạng lưới nội chất, và được vận chuyển và xử lý ở bộ máy Golgi. Bộ máy Golgi tạo ra các tiêu thể nhờ vào các chồi của bộ máy Golgi.

- Đặc điểm cấu tạo: có một lớp màng bọc, bên trong chứa nhiều enzim thủy phân. Đây là bào quan chỉ có ở tế bào động vật.

- Chức năng: phân hủy các tế bào già, bào quan già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như các đại phân tử.

Khung xương tế bào

- Tế bào chất của tế bào nhân thực có hệ thống mạng sợi và ống prôtêin (vi ống, vi sợi, sợi trung gian) đan chéo nhau, gọi là khung xương nâng đỡ tế bào cũng như mọi bào quan khác, nó nằm trong tế bào chất.

- Nó có trong mọi tế bào nhân chuẩn (tế bào eukaryotic) và những nghiên cứu gần đây còn cho thấy nó có trong các tế bào chưa có nhân chuẩn nữa (tế bào prokaryotic).

- Đặc điểm cấu tạo: được tạo thành từ hệ thống các vi ống, vi sợi và sợi trung gian.

- Chức năng: giúp tế bào có được hình dạng xác định và là nơi neo đậu của các bào quan.

Màng sinh chất và sự vận chuyển các chất qua màng

Màng sinh chất

- Màng sinh chất là một màng sinh học phân cách môi trường bên trong của các tế bào với môi trường bên ngoài của chúng. Màng tế bào có thể cho phép các ion, các phân tử hữu cơ thấm qua một cách có chọn lọc và kiểm soát sự di chuyển của các chất ra và vào tế bào.

- Đặc điểm cấu tạo: gồm hai thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin. Có tính bán thấm – nhân tố làm nên các chức năng sống của màng.

- Chức năng: là rào chắn chọn lọc, là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường bên ngoài.

Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất

- Các chất được vận chuyển qua màng tế bào theo một trong ba phương thức: vận chuyển thụ động; vận chuyển chủ động; nhập bào và xuất bào.

- Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp (tuân theo cơ chế khuếch tán) và không tiêu tốn năng lượng.

- Vận chuyển chủ động có sự tham gia của các kênh prôtêin trên màng, cần đến năng lượng để vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.

- Nhập bào và xuất bào là kiểu vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất. Đây cũng là phương thức vận chuyển cần tiêu tốn năng lượng.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tóm tắt quá trình tổng hợp và vận chuyển protein ra khỏi tế bào. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh DiềuSinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gia Kiet Hoang ...
    Gia Kiet Hoang ...

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 26/01/23
    • Gà Bông
      Gà Bông

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 26/01/23
      • Su kem
        Su kem

        🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 26/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 10

        Xem thêm