Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sơ đồ hệ thống 5 giới sinh vật

Sơ đồ hệ thống 5 giới sinh vật được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Đề bài: Sơ đồ hệ thống 5 giới sinh vật

Trả lời:

Ôn tập sinh học 10

I. Khái niệm giới

- Giới (Regnum) trong Sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

- Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần là : giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi (giống) - loài.

II. Phân chia giới sinh vật

- Có 3 hệ thống phân chia sinh giới chính đó là: Linnaeus chia thành 2 giới gồm Giới động vật và Giới thực vật; Haeckel chia thành 3 giới gồm Giới Thực vật, Giới động vật và Giới nguyên sinh vật; Whittaker chia thành 5 giới gồm Giới Sinh vật tiền nhân, Giới Nguyên sinh vật, Giới Thực vật, Giới Nấm và Giới động vật.

Hệ thống Linnaeus (1753)

- Hệ thống Linnaeus chia thế giới sinh vật thành hai giới (kingdom):

+ Animalia (Giới Động vật): những sinh vật có khả năng chuyển động bao gồm nguyên sinh động vật và động vật đa bào và;

+ Plantae (Giới Thực vật): bao gồm những sinh vật không có khả năng chuyển động gồm vi khuẩn, nấm và thực vật.

- Sự phân chia này được chấp nhận trong một thời gian dài mặc dù các loài vi khuẩn đã được phát hiện từ những năm 1670.

H thống Haeckel (1866)

- Hệ thống Haeckel Chia thế giới sinh vật thành 3 giới:

+ Plantae (Giới Thực vật): gồm tảo đa bào, thực vật;

+ Animalia (Giới Động vật): động vật đa bào và

+ Protista (Giới Nguyên sinh vật): vi sinh vật, vi khuẩn, nguyên sinh vật, tảo đơn bào, nấm mốc, nấm men.

Hệ thống Whittaker (1969)

- Hệ thống 5 giới do nhà sinh học Mỹ R. H. Whittaker đề xuất sau đó được L. Margulis cải biên và K.V. Schwartz tuân thủ trong phân loại các nhóm sinh vật (hình 1.5). Đây là hệ thống được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

- Tên gọi và đặc tính quan trọng của 5 giới như sau:

+ Monera (Giới Sinh vật tiền nhân). Tất cả các sinh vật nhân sơ đều thuộc giới Monera. Hầu hết chúng đều đơn bào và có cấu tạo tương đối đơn giản. Tuy nhiên, nhiều tế bào Monera được chuyên hóa bằng các phản ứng hóa sinh để có thể khai thác được các nguồn năng lượng bất thường như hydro sunfua (H2S) hoặc metan (CH4). Giới này gồm nhiều dạng vi khuẩn và tảo lam.

+ Protista (Giới Nguyên sinh vật). Giới này gồm những sinh vật có nhân chuẩn, đơn bào hoặc có cấu tạo đa bào đơn giản. Nhóm quan trọng nhất là protozoa, những Protista đơn bào dị dưỡng và tảo, các Protista quang hợp. Giới này cũng bao gồm cả nấm nhầy và nhiều dạng sinh vật ở nước và ký sinh.

+ Plantae (Giới Thực vật). Các thành viên của giới Plantae là đa bào và tự dưỡng, có lục lạp chứa chất diệp lục a và b và các sắc tố quang hợp khác. Chúng khác biệt với Protista quang hợp khác bởi chu trình sống có giai đoạn phôi lưỡng bội.

+ Fungi (Giới Nấm). Nấm là những sinh vật có nhân thực, chúng sinh sản bằng cách hình thành các bào tử không có lông và roi trong mọi giai đoạn của chu trình sống. Cơ thể của nấm gồm những sợi mảnh được gọi là hệ sợi, trong đó không có sự phân thành vách tế bào. Nhiều loại nấm sống hoại sinh bằng cách tiết ra những enzym và hấp thụ các sản phẩm hòa tan của sự tiêu hóa, những nấm khác đều ký sinh.

+ Animalia (Giới Động vật). Động vật là những sinh vật có nhân, đa bào, dị dưỡng. Nhân trong tế bào cơ thể của chúng là lưỡng bội và chúng sinh sản bằng các giao tử đực nhỏ chuyển động (tinh trùng) và các giao tử cái lớn không chuyển động (trứng).

III. Đặc điểm của mỗi giới sinh vật

Giới khởi sinh (Monera)

- Đại diện: vi khuẩn.

- Đặc điểm cấu tạo: tế bào nhân sơ, đơn bào, bé nhỏ (1 – 5 mm).

- Phương thức sinh sống: hoại sinh, ký sinh, tự dưỡng, dị dưỡng…

- Phân bố: vi khuẩn phân bố rộng rãi.

Giới nguyên sinh (Protista)

- Tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh… là những đại diện tiêu biểu

- Tảo: thuộc sinh vật nhân thực, đơn hoặc đa bào, sắc tố quang hợp, quang tự dưỡng, sống ở nước.

- Nấm nhầy lại là sinh vật nhân thực, dị dưỡng, hoại sinh. Cơ thể của nấm nhầy tồn tại ở 2 pha: pha đơn bào giống trùng amip, và pha hợp bào là khối chất nhầy chứa nhiều nhân.

- Động vật nguyên sinh: đa dạng, là những sinh vật nhân thực, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.

Giới Nấm (Fungi)

- Sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp, lông, roi.

- Sống dị dưỡng: kí sinh, hoại sinh hoặc cộng sinh.

- Đại diện: nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y.

Giới Thực vật (Plantae)

- Sinh vật nhân thực, cơ thể đa bào.

- Sinh vật tự dưỡng, sống cố định, có khả năng quang hợp, cảm ứng chậm.

- Đại diện: rêu, quyết trần, hạt trần, hạt kín.

- Vai trò: cung cấp thức ăn cho giới động vật, điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn, sạt lở, lũ lụt, hạn hán, giữ nguồn nước ngầm, cung cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người.

Giới động vật (Animalia)

- Sinh vật nhân thực, cơ thể đa bào.

- Sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển, khả năng phản ứng nhanh.

- Đại diện: ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, động vật có xương sống.

- Giới động vật có vai trò to lớn giúp góp phần làm cân bằng hệ sinh thái, cung cấp thức ăn, nguyên liệu cho con người.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Sơ đồ hệ thống 5 giới sinh vật. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh DiềuSinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Cún
    Bé Cún

    🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 25/01/23
    • Khang Anh
      Khang Anh

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 25/01/23
      • Quỳnh Trâm
        Quỳnh Trâm

        😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 25/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 10

        Xem thêm