Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Quá trình đường phân xảy ra ở?

Quá trình đường phân xảy ra ở? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Câu hỏi: Quá trình đường phân xảy ra ở?

  1. Tế bào chất.
  2. Lớp màng kép của ti thể.
  3. Lục lạp
  4. Cơ chất của ti thể.

Lời giải:

Đáp án đúng: A. Tế bào chất.

Quá trình đường phân xảy ra ở Tế bào chất.

I. Hô hấp tế bào

1. Khái niệm

- Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào sống.

- Phương trình tổng quát:

ôn tập sinh học 10

2. Nơi diễn ra

- Bào quan ti thể

3. Bản chất

- Là một chuỗi các phản ứng oxi hoá khử, mà trong đó là phân tử cacbonhidrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và chuyển thành dạng năng lượng dễ sử dụng trong các phân tử ATP.

II. Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào

1. Đường phân

Sơ đồ tóm tắt quá trình đường phân:

ôn tập sinh học 10

- Diễn ra trong bào tương.

- Nguyên liệu: Glucôzơ.

- Diễn biến: Glucôzơ bị biến đổi, các liên kết bị phá vỡ.

- Sản phẩm: 2 phân tử axit piruvic, 2 ATP, 2 NADH2.

2. Chu trình Crep

Sơ đồ chu trình Crep:

ôn tập sinh học 10

- Nơi diễn ra: Chất nền ti thể

- Nguyên liệu: Axit piruvic, 2 axetyl-coenzymeA

- Sản phẩm: 6CO2, 2ATP, 2FADH2, 8NADH

3. Chuỗi chuyền electron

- Diễn ra: Màng ti thể.

- Nguyên liệu: NADP và FADH2.

- Diễn biến: Electron chuyển từ NADH và tới O2 thông qua một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử kế tiếp nhau. Năng lượng được giải phóng từ quá trình ôxi hóa phân tử NADH và FADH2 tổng hợp nên ATP.

- Sản phẩm: H2O và nhiều ATP.

III. Quang hợp

1. Khái niệm quang hợp

- Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ

- Phương trình tổng quát:

ôn tập sinh học 10

- Có 2 nhóm chính:

+ Clorôphin (chất diệp lục): có vai trò hấp thu quang năng.

+ Carôtenôit và phicôbilin (sắc tố): bảo vệ diệp lục khỏi bị phân hủy khi cường độ ánh sáng quá cao.

2. Các pha của quá trình quang hợp

Quang hợp được chia thành 2 pha: pha sáng và pha tối.

2.1) Pha sáng

Khái niệm:

- Pha sáng là pha mà năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển thành năng lượng trong các phân tử ATP, NADH.

- Pha sáng còn được gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng.

Diễn biến:

- Nơi diễn ra: Màng tilacôit của lục lạp.

- Các sắc tố quang hợp và các thành phần của chuỗi truyền điện tử được sắp xếp thành những phức hệ có tổ chức trong màng tilacôit, nhờ đó quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng được xảy ra có hiệu quả.

- Các phân tử sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng -> năng lượng được chuyển vào chuỗi truyền electron -> tổng hợp ATP và NADH.

NLAS + H2O + NADP+ + ADP + Pi → NADPH + ATP + O2

- O2 được tạo ra trong pha sáng có nguồn gốc từ các phân tử nước.

2.2) Pha tối

- Trong pha tối, CO2 sẽ bị khử thành cacbohiđrat. Quá trình này còn được gọi là quá trình cố định CO2 vì nhờ quá trình này. các phân tử CO2 tự do được “cố định” lại trong các phân tử cacbohiđrat.

- Hiện nay, người ta đã biết một vài con đường cố định CO2 khác nhau. Tuy nhiên, trong các con đường đó, chu trình C3 là con đường phổ biến nhất. Chu trình C3 còn có một tên gọi khác là chu trình Canvin. Chu trình này gồm nhiều phản ứng hóa học kế tiếp nhau được xúc tác bởi các enzim khác nhau.

- Chu trình C3 sử dụng ATP và NADPH đến từ pha sáng để biến đổi CO2 của khí quyển thành cacbohiđrat.

- Chất kết hợp với CO2, đầu tiên là một phân tử hữu cơ có 5 cacbon là ribulôzôđiphôtphat (RiDP). Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình là hợp chất có 3 cacbon. Đây chính là lí do dẫn đến cái tên C3 của chu trình. Hợp chất này được biến đổi thành Anđêhit phôtphoglixêric (AlPG). Một phần AlPG sẽ được sử dụng để tái tạo RiDP. Phần còn lại biến đổi thành tinh bột và saccarôzơ. Thông qua các con đường chuyển hóa vật chất khác nhau, từ cacbohiđrat tạo ra trong quang hợp sẽ hình thành nhiều loại hợp chất hữu cơ khác.

3. Mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối

- Pha sáng: chỉ diễn ra khi có ánh sáng. Năng lượng ánh sáng được biến đổi thành năng lượng trong các phân tử ATP.

- Pha tối: diễn ra cả khi có ánh sáng hoặc bóng tối. Nhờ ATP và NADPH mà CO2 được biến đổi thành cacbohiđrat.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Quá trình đường phân xảy ra ở? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Sinh học lớp 10, Giải bài tập Sinh học 10, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Chuyên đề Sinh học lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Sinh học 10 Cánh DiềuSinh học 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kim Ngưu
    Kim Ngưu

    💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 24/01/23
    • Su kem
      Su kem

      😍😍😍😍😍

      Thích Phản hồi 24/01/23
      • Hai lúa
        Hai lúa

        😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 24/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học lớp 10

        Xem thêm