Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm "Được làm công việc mà mình yêu thích nghĩa là suốt đời không phải làm việc"

 Suy nghĩ về quan niệm Được làm công việc mà mình yêu thích nghĩa là suốt đời không phải làm việc

Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm "Được làm công việc mà mình yêu thích nghĩa là suốt đời không phải làm việc" vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

1. "Được làm công việc mà mình yêu thích nghĩa là suốt đời không phải làm việc" - Mẫu 1

Ngạn ngữ Tây Ban Nha có câu: “Mọi công việc thành đạt đều nhờ sự kiên trì và lòng say mê”. Quả thực, sự đam mê hay tình yêu dành cho công việc chiếm tỉ lệ lớn trong công thức thành công của mỗi người. Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng: "Được làm công việc mà mình yêu thích nghĩa là suốt đời không phải làm việc".

Ở đây, “công việc mà mình yêu thích” chính là nghề nghiệp mà chúng ta say mê, sẵn sàng học tập và cống hiến hết mình để chinh phục được nó. Cách nói “suốt đời không phải làm việc” chỉ tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng, chủ động khi ta được làm điều mình thích. Câu nói trên là lời đúc kết về tầm quan trọng của lòng nhiệt huyết, niềm đam mê trong công việc.

Bác Hồ từng nói: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Điều này rất đúng bởi có tự do đồng nghĩa với có tự chủ để theo đuổi ước mơ. Khi chúng ta được làm công việc mình thích, dồn hết tâm huyết để học tập ngành nghề mình yêu thì đó chính là sự độc lập hạnh phúc. Lựa chọn công việc theo sở thích mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Con đường gặt hái trái ngọt của thành công không bao giờ dễ dàng. Gian khó là một phần hiển nhiên của đời sống. Nếu ta làm việc với tâm thế chán nản, không chút hứng thú thì ta sẽ dễ dàng buông xuôi khi đối mặt với khó khăn, thất bại. Tình yêu truyền cho con người động lực phấn đấu, tinh thần sáng tạo cùng nghị lực bền bỉ. Nghề nghiệp là kế sinh nhai của con người. Không có nghề nghiệp thì con người không thể tồn tại trong xã hội. Tuy nhiên, nếu ta lựa chọn nghề nghiệp chỉ vì mục đích tiền bạc hoặc qua loa chọn bừa một ngành nghề nào đó, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Làm việc với đam mêm khiến con người có trách nhiệm trong công việc, có khả năng phát huy mọi thế mạnh của bản thân và có cái nhìn tích cực, lạc quan về đời sống. Nó giảm thiểu những áp lực, căng thẳn và tăng thêm niềm vui, sự thư thái cho tâm hồn con người.

Lựa chọn công việc mình yêu thích mang lại rất nhiều giá trị tích cực cho đời sống con người. Tuy nhiên, ta cần phân biệt rõ ràng giữa đam mê chân chính với những ảo tưởng viển vông. Khi lựa chọn nghề nghiệp, mỗi con người phải ý thức được năng lực của bản thân, nhu cầu của xã hội cũng như hoàn cảnh sống hiện tại. Có những ước mơ đến muộn, có những khao khát được hiện thực hóa ở tuổi già nhưng vẫn vẹn tròn ý nghĩa. Bà Joyce DeFauw, 90 tuổi, người Mĩ là cử nhân lớn tuổi nhất trong lịch sử hình thành của trường Đại học Northern Illinois. Phát biểu tại buổi lễ, bà DeFauw nghẹn ngào chia sẻ: "Đừng bao giờ bỏ học. Nếu có cơ hội, có khả năng thì không có lý do gì để chúng ta từ bỏ việc học tập".

Chúng ta chỉ có một cơ hội để sống nên hãy sống hết mình vì những gì mình yêu quý. Hãy tìm kiếm đam mê và chinh phục nó bằng tất cả sức mình để tuổi trẻ trở nên đáng quý!

2. "Được làm công việc mà mình yêu thích nghĩa là suốt đời không phải làm việc" - Mẫu 2

Trong cuộc đời, ai cũng cần có nghề nghiệp để sinh sống. Nghề nghiệp cũng mang lại danh dự cho con người. Nhưng cũng chính con người tạo ra danh dự cho nghề nghiệp, vấn đề này gây nhiều suy nghĩ cho học sinh trung học phổ thông trong việc chọn nghề nghiệp trong tương lai: chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình; chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống hay nhất quyết theo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thích?

Thế nào là chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình? Hướng lựa chọn nghề này phù hợp với năng lực thực tế, năng lực bản thân. Nghề nghiệp trước hết đòi hỏi con người phải có khả năng làm công việc dó. Tức là phải có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo về công việc lựa chọn. Hơn nữa, nghề nghiệp đòi hỏi sự ổn định. Vì thế chúng ta khó có thể nay làm nghề nà mai làm nghề khác. Đặc biệt ngày nay, khi vấn đề chuyên môn hoá đang được chú trọng thì việc ổn định, đi sâu tìm tòi, sáng tạo trong lao đông càng được khuyến khích. Thay đổi việc làm có nghĩa là sẽ bắt đầu lai những kiến thức mới, kĩ năng, kĩ xảo mới, những quan hệ mới... Chừng ấy việc tiêu hao quá nhiều thời gian sức lực, chưa kể những khả năng ấy sẽ giảm dần theo tuổi tác, làm cho lao động không có hiệu quả.

Thế nào là chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống? Xã hội ngày nay đang vận động biến đổi không ngừng. Yêu cầu xã hội mỗi ngày mồi khác. Mới cách đây khoảng hai chục năm, công nghiệp nặng còn thu hút sự tập trung khai thác của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì ngày nay xã hội đem thành quả và tiềm năng của công nghệ thông tin, dịch vụ xã hội, khoa học công nghệ... làm tiêu chí đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia, khu vực. Nói như vậy để thấy được sự lựa chọn này cần phải suy nghĩ kĩ vì chúng ta có chắc rằng mình sẵn sàng thay đổi nghề nghiệp theo chu kì 20 năm, 15 năm, 10 năm... hay thậm chí là 5 năm, 4 năm... không? Đó là chưa kể đến việc liệu chúng ta có khả năng hoàn thành tốt công việc đó không? Chúng ta có thực sự say mê với lựa chọn của mình? Giới sinh viên từng “lưu truyền” câu nói: nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, bỏ qua Sư phạm. Thực tế, không ít người chạy theo nhu cầu của xã hội, thay đổi công việc cho hợp với thời thế. Hậu quả là việc cũ chưa đem về kết quả bao nhiêu đã mất rất nhiều thời gian, sức lực, tiền bạc cho công việc mới.

Chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống còn được hiểu là chọn nghề làm ra nhiều tiền. Tiền bạc là nhân tố quan trọng để tạo nên hạnh phúc (Hạnh phúc được hiểu theo nghĩa chung nhất là được thỏa mãn những nhu cầu của con người. Nó là một phương tiện không thể thiếu để giúp con người thoả mãn những nhu cầu rất thiết thực trong cuộc sống và thực hiện được hoài bão, mơ ước của mình. Chính vì thế, khi cuộc sống còn nhiều gian khó, thiếu thốn thì tiền bạc mang ý nghĩa quyết định hạnh phúc. Chọn nghề theo hướng này sẽ đảm bảo được những yêu cầu về vật chất của bản thân, gia đình, nhất là tiền bạc được tạo ra từ bàn tay, khối óc, từ lao động chân chính của mình sẽ kiến tạo được một hạnh phúc lâu bền, đích thực. Tuy có mặt tích cực nhưng chọn nghề theo cách này vẫn còn mặt hạn chế. Tiền bạc chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để tao nên hạnh phúc - Nó có vai trò quan trọng, thậm chí là quyết định nhưng khồng phải là điều kiện duy nhất để dệt nên hạnh phúc của con người. Bởi hanh phúc chỉ thực sự trọn vẹn khi con người được no đủ về vật chất và thoải về tinh thần. Có tiền không phải là có tất cả. Nếu chọn nghề với mục đích làm ra nhiều tiền mà nghề ấy mình không yêu thích, không phù hợp thì công việc mỗi ngày sẽ trở thành gánh nặng suốt đời.

Thế nào là chọn nghề mà mình thiết tha yêu thích? Chọn nghề theo cách này có mặt tích cực là thoả mãn được nhu cầu, sở thích của cá nhân nên mỗi ngày sẽ là niềm vui, cuộc sống sẽ trở nên đáng yêu hơn khi niềm đam mê ấy được đáp ứng. Yêu thích công việc bao giờ cũng là một tiền đề dẫn đến niềm mê say. Và một khi đã mê say công việc thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ cao hơn, thu nhập từng bước sẽ được nâng cao... Nhưng vẫn có mặt hạn chế: cuộc sống được tạo ra bởi muôn vàn mối quan hệ, không bao giờ cái “ta” sở thích của mình cũng đáp ứng, hài hoà được với cái “chúng ta” chung của gia đình, cộng đồng, xã hội. (Hạnh phúc không thể trọn vẹn nếu như mình không mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người). Ngoài ra, cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu của xã hội và cá nhân ngày càng cao. Vì vậy nếu chọn nghề theo tiêu chí sở thích của bản thân mà không chú ý đến những mặt khác sẽ khó đáp ứng được những nhu cầu chính đáng do cuộc sống đặt ra.

“Hãy chọn công việc bạn yêu thích và như vậy bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong cuộc đời mình”. (Khổng Tử)

Tấm gương tiêu biểu nhất cho việc chọn nghề, đó là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Bác đã từng làm nghề dạy học tại trường Dục Thanh ở Phan Thiết: dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư. Trong thời gian ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã làm nhiều nghề: nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville; làm nhà văn, nhà thơ và nhà báo (chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Le Paria (Người cùng khổ), nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn... nhưng tất cả đều phục vụ cho một mục đích chính: làm cách mạng. Chính vì nhu cầu cấp thiết: độc lập, tự do của đất nước; ấm no hạnh phúc của nhân dân mà Bác đã chọn con đường này. Nhờ chọn đúng mà Bác đã trở thành lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới

Một tấm gương khác về chọn nghề là Lỗ Tấn, nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Năm 1899, ông đến Nam Kinh theo học ở Thuỷ sư học đường (trường đào tạo nhân viên hàng hải). Hai năm sau, ông thi vào trường Khoáng lộ học đường (đào tạo kĩ sư mỏ địa chất). Sau hai năm học tiếng Nhật, năm 1904, ông chính thức vào học ngành y ở Trường Đại học Tiên Đài. Nhưng trước nhu cầu thức tỉnh nhân dân Trung Quốc thoát khỏi u mê, lạc hậu, Lỗ Tấn đã bỏ tất cả để đi theo nghề viết văn. Chính việc chọn nghề này mà Lỗ Tấn đã để lại tên tuổi mãi mãi sau này.

Vậy làm sao để chọn nghề nghiệp đúng cho bản thân mình trong tương lai? Để lựa chọn cho bản thân một ngành nghề nào đó, chúng ta phải tự trả lời được một số câu hỏi như: Lực học thực sự của mình đến đâu? Mong muốn, nguyện vọng cho tương lai của mình là gì? Mình thực sự yêu thích ngành nghề nào? Ngành đó có đảm bảo khả năng tài chính cho tương lai của mình không? Những người thân của mình có ý kiến gì?...

Trong các suy nghĩ trên thì việc xác định thực lực của chính mình là điều quan trọng nhất. Có thể ước mơ rất cao, có thể cha mẹ mong muốn cho chúng ta được học những ngành nghề sau này dễ xin việc làm, dễ kiếm sống... nhưng liệu rằng năng lực bản thân có cho phép ta thi đỗ được những trường, ngành như thế không? Rất nhiều bạn không xác định được lực học của mình, lại mơ hồ, viển vông, không tưởng nên đã bị trượt. Như vậy, chúng ta lại phải mất công sức, thời gian, tiền bạc để ôn luyện lại kiến thức. Đấy là chưa kể đến những sức ép tinh thần từ phía gia đình và chính bản thân.

Khi xác định được năng lực của mình rồi, lúc đó chúng ta mới quan tâm đến điều mà bản thân mình mong muốn. Nhiều bạn không biết rõ mong muốn của mình là gì. Không ít người chọn ngành học không phải vì niềm đam mê cá nhân mà do tác động của người thân hoặc vì trào lưu chung... nên đến khi gặp khó khăn trong học tập, tìm việc làm, họ trở nên hoang mang. Niềm đam mê, lòng yêu nghề sẽ cho chúng ta sự tự tin, nghị lực để vượt qua mọi trở ngại. Yếu tố tinh thần này là một trong những điều rất quan trọng giúp chúng ta định hướng tương lai.

Điều thứ ba chúng ta phải cân nhắc trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho mình là yếu tố tài chính. Chúng ta đừng lo đến những khó khăn về kinh tế trong quá trình học tập. Bởi lẽ cha mẹ vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ chúng ta. Hơn nữa, nếu phấn đấu học tốt, chúng ta sẽ có cơ hội nhận được học bổng. Hoặc nếu thu xếp được thời gian, chúng ta có thể thêm những việc làm phù hợp. Hiện nay, Nhà nước ta cũng có những chính sách hỗ trợ cho sinh viên các gia đình khó khăn dược vay vốn để học tập... Chúng ta cũng cần chú ý đến khả năng tài chính mà ngành nghề tương lai sẽ mang đến. Cần phải xác định xem việc làm đó có mang lại nguồn tài chính đáng kể hay không. Bởi lẽ, suy cho cùng, tiền bạc không chỉ giải quyết những nhu cầu cơ bản nhất của đời sống mà còn kích thích khả năng làm việc của con người.

Trả lời được những câu hỏi cho riêng mình rồi, chúng ta cũng nên tham khảo ý kiến người thân trong gia đình, các thầy cô và cả bạn bè nữa. Ít nhất, những người thân vốn hiểu mình sẽ cho mình lời khuyên về ngành nghề hợp với tính cách của mình. Thầy cô sẽ giúp mình định hướng ngành nghề phù hợp với lực học. Còn bạn bè sẽ cho mình nhiều tham khảo bổ ích. Đừng ngại ngần khi lựa chọn của chúng ta không trùng khít với định hướng của cha mẹ. Khi chứng kiến chúng ta trưởng thành trong tương lai, cha mẹ sẽ hiểu tất cả.

Biết kết hợp trả lời những câu hỏi trên, biết tự giải quyết hợp lí những mâu thuẫn của bản thân như: mâu thuẫn giữa năng lực và ước mơ, mâu thuẫn giữa nguyện vọng cá nhân và ý muốn của cha mẹ... chúng ta sẽ chọn được cho mình ngành nghề phù hợp.

“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”

Bất cứ nghề nào cũng có cái hay, cái đẹp, cái cao quý riêng của mình. Chẳng có nghề nghiệp chân chính nào hèn kém cả. Nghề nào ta bỏ ra mồ hôi, công sức đều đáng trân trọng. Bỏ ra một chút thời gian để tìm hiểu về nghề, ta sẽ thấy được vẻ đẹp và tầm quan trọng của nó. Từ đó sẽ nảy sinh tình cảm mến yêu, quý trọng và tự hào khi mình lao động, kiếm sống bằng đôi bàn tay chân chính, bằng khối óc trong sạch của bản thân mình, như lời phát biểu của Bác Hồ trong buổi nói chuyện với nhân dân Hải Phòng tháng 5/1957:

“Nói lao động là vẻ vang thì nhiều người nói: một thầy thuốc hay một người khoa học, một thầy giáo mới là lao động vẻ vang. Thế còn những người khác, lao động có vẻ vang không? Cũng là vẻ vang. Lúc nãy tôi nhắc đến chuyện lao động của hai người lao động - của hai phụ nữ: một là cô Bin làm việc vệ sinh, hai là cô Thơm làm việc moi cống. Chắc bà con nhiều người biết. Những công việc đó có vẻ vang không? Rất vẻ vang”.

--------------------------

Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm "Được làm công việc mà mình yêu thích nghĩa là suốt đời không phải làm việc" vừa được VnDoc.com gửi tới bạn đọc. Qua bài viết chúng ta có thể thấy được rằng nếu được làm công việc mà ta yêu thích thì coi như suốt đời mình không phải làm việc. Bởi vì khi đó chúng ta sẽ có niềm đam mê và yêu thích với công việc, chúng ta sẽ càng nỗ lực trong công việc hơn, coi công việc là một niềm vui thích mỗi ngày. Chỉ cần làm được công việc mình yêu thích thì ta sẽ thành công và hạnh phúc. Yêu thích công việc bao giờ cũng là một tiền đề dẫn đến niềm mê say. Và một khi đã mê say công việc thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ cao hơn, thu nhập từng bước sẽ được nâng cao... Bất cứ nghề nào cũng có cái hay, cái đẹp, cái cao quý riêng của mình. Chẳng có nghề nghiệp chân chính nào hèn kém cả. Nghề nào ta bỏ ra mồ hôi, công sức đều đáng trân trọng. Bỏ ra một chút thời gian để tìm hiểu về nghề, ta sẽ thấy được vẻ đẹp và tầm quan trọng của nó. Từ đó sẽ nảy sinh tình cảm mến yêu, quý trọng và tự hào khi mình lao động, kiếm sống bằng đôi bàn tay chân chính, bằng khối óc trong sạch của bản thân mình. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thêm tài liệu để học tập và thêm ý tưởng để xây dựng bài viết cho mình nhé.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 10: Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm "Được làm công việc mà mình yêu thích nghĩa là suốt đời không phải làm việc". Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo thêm soạn bài Ngữ văn 10 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 10.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Bài tiếp theo: Trình bày vấn đề: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hiện nay

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm