Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi
Cân bằng hóa học là
Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc đưa ra định nghĩa về cân bằng hóa học, cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết câu hỏi liên quan đến tốc độ phản ứng. Mời các bạn tham khảo chi tiết dưới đây.
Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
Cân bằng hóa học là cân bằng động vì: Ở trạng thái cân bằng không phải là phản ứng dừng lại, mà phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra, nhưng tốc độ bằng nhau (vthuận = vnghịch)
Điều này có nghĩa là trong một đơn vị thời gian số mol chất phản ứng giảm đi bao nhiêu theo phản ứng thuận lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng nghịch. Do đó cân bằng hóa học là cân bằng động.
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng vì nguyên nhân nào sau đây?
A. chất xúc tác làm tăng nồng độ các chất phản ứng.
B. chất xúc tác làm tăng nhiệt độ phản ứng.
C. chất xúc tác làm tăng tần số va chạm hiệu quả giữa các chất phản ứng.
D. chất xúc tác làm giảm nhiệt độ phản ứng.
Câu 2. Chất xúc tác sau khi tham gia phản ứng có bị thay đổi về phương diện hóa học, về lượng và chất hay không?
A. không bị thay đổi về phương diện hoá học.
B. không bị thay đổi về phương diện hoá học, bị thay đổi về lượng.
C. không bị thay đổi về phương diện hoá học và lượng.
D. bị thay đổi hoàn toàn cả về lượng và chất.
Câu 3. Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm vào chất xúc tác thì chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào?
A. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch với số lần như nhau.
B. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch
C. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận
D. Không làm tăng tốc độ của phản ứng thuận và nghịch
Câu 4. Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động được gọi là
A. sự biến đổi chất.
B. sự chuyển dịch cân bằng.
C. sự biến đổi vận tốc phản ứng.
D. sự biến đổi hằng số cân bằng.
Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động được gọi là sự chuyển dịch cân bằng.
Câu 5. Cho phản ứng sau: I2 + Hồ tinh bột ⇔ Dung dịch màu xanh
Biết khi tăng nhiệt độ của hệ thì màu xanh biến mất, khi giảm nhiệt độ thì màu xanh lại xuất hiện. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, phản ứng nghịch thu nhiệt
B. Phản ứng thuận thu nhiệt, phản ứng nghịch tỏa nhiệt
C. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều thu nhiệt
D. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều tỏa nhiệt
Câu 5. Cho cân bằng 2SO2 (k) + O2 (k) ↔ 2SO3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng là:
A. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
B. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
C .Phản ứng nghịch tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
D. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
Tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi => của hỗn hợp giảm đi
=> Số mol của hỗn hợp tăng lên (khối lượng hỗn hợp trước và sau là bằng nhau)
=> Phản ứng đang chuyển dịch theo chiều nghịch (chiều tăng hệ số cân bằng)
Khi tăng nhiệt độ thì phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch
=> Phản ứng này tỏa nhiệt theo chiều thuận nên khi tăng nhiệt độ thì phản ứng chuyển dịch theo chiều chống lại sự thay đổi (chiều nghịch thu nhiệt)
-------------------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 10, Giải bài tập Sinh học lớp 10, Giải Vở BT Sinh Học 10, Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.