Kim loại nào sau đây tan hoàn toàn trong nước dư

Kim loại nào sau đây tan hoàn toàn trong nước dư được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi dựa vào tính chất hóa học chung của kim loại. Ngoài ra tài liệu còn cung cấp các nội dung lý thuyết liên quan đến Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại, cũng như đưa ra các câu hỏi bài tập vận dụng liên quan. Hy vọng giúp cho bạn đọc trong quá trình học tập vận dụng giải bài tập. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Kim loại nào sau đây tan hoàn toàn trong nước dư

A. Cu

B. K

C. Zn

D. Fe

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại 

1. Kim loại tác dụng với Oxi

Đa số các kim loại đều tác dụng được với oxi ở nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thường và tạo thành oxit. Một số kim loại không phản ứng với oxi là Pt, Au, Ag,…

3Fe + 2O2 → Fe3O4

4Cr + 3O2 → 2Cr2O3

2. Kim loại tác dụng với phi kim khác

Đa số các kim loại phản ứng với phi kim ở điều kiện nhiệt độ cao và tạo thành muối. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tác dụng với phi kim.

2Al + 2S → Al2S3

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

3. Kim loại kiềm tác dụng với dung dịch axit

Kim loại phản ứng với dung dịch axit (ví dụ: HNO3, HCl, H2SO4 loãng,…) kết quả tạo thành muối và khí H2.

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Mg + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2

Tác dụng với HNO3, H2SO4 trong điều kiện đặc, nóng.

Tác dụng với HNO3: kết quả tạo thành muối nitrat và nhiều khí khác nhau

M + HNO3 → M(NO3)n + {NO, NO2, N2, NH4NO3, N2O) + H2O

Tác dụng với H2SO4: kết quả tạo thành muối sunfat và nhiều loại khí

M + H2SO4 → M2(SO4)n + {S, SO2, H2S} + H2O

4. Tác dụng với dung dịch muối

Kim loại hoạt động mạnh phản ứng với muối của kim loại yếu kết quả tạo ra muối và kim loại mới. Ngoại trừ K, Ba, Na,… vì trong điều kiện thường, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ tan trong nước.

2Al + 3FeSO4 → 3Fe + Al2(SO4)3

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

5. Kim loại tác dụng với nước

Những kim loại mạnh gồm: K, Na, Ca, Li, Ba, Sr,…trong điều kiện thường dễ dàng tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ.

A + nH2O → A(OH)n + H2 

Kim loại trung bình gồm: Zn, Mg, Al, Fe,… trong điều kiện nhiệt độ cao phản ứng với hơi nước tạo ra khí hidro H2 và oxit kim loại.

3Fe + 4H2O hơi → 4H2 + Fe3O4

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Dãy kim loại nào sau đây phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường

A. K, Na, Ba, Li

B. Fe, Na, Ca, Li

C. Mg, K, Ba, Ca

D. Cu, K, Na, Mg

Xem đáp án
Đáp án A 

Dãy kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là: K, Na, Ba, Li

Câu 2. Dãy kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. K, Na, Li, Ca

B. Mg, K, Li, Rb

C. K, Na, Li, Cs

D. Ca, K, Li, Cs

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 3. Kim loại nào sau đây không bị thụ động hóa với dung dịch axit sunfuric đặc nguội?

A. Cu

B. Fe

C. Zn

D. Al

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 4. Trong các kim loại sau: Mg, Cr, Al, Zn, Fe. Số kim loại đều tan trong dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 đặc nguội là:

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Xem đáp án
Đáp án A

Loại Al, Cr vì Cr bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc nguội 

Loại Ag vì Ag không phản ứng với dung dịch HCl

Chỉ có Zn, Fe thoải mãn điều kiện đề bài đều tan trong dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 đặc nguội

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Zn + 2H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + 2H2O

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc Kim loại nào sau đây tan hoàn toàn trong nước dư. Nội dung tài liệu bám sát lý thuyết hóa 12 Tính chát chung của kim loại, kèm theo các phương trình ví dụ minh họa giúp bạn đọc dễ dàng theo dõi.

Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,....

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 1.162
Sắp xếp theo

    Ôn tập Hóa 12

    Xem thêm