Bộ đề thi Hóa 8 học kì 1 năm 2023 Có đáp án

10 Đề thi hóa 8 học kì 1 năm 2022 được đội ngũ giáo viên VnDoc biên soạn kĩ càng, đề thi được xây dựng dựa trên nội dung kiến thức các bạn đã được học.

A. Tài liệu đề cương ôn tập học kì 1 Hóa 8

B. Bộ đề thi học kì 1 Hóa 8 năm 2022

Bản quyền thuộc về VnDoc nghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại

C. Một số đề thi học kì 1 hóa 8

1. Đề thi hóa 8 học kì 1 năm 2022 - Đề số 1

Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất (0,25đ)

Câu 1. Trong số các công thức hóa học sau: O2, N2, Al, Al2O3, H2, AlCl3, H2O, P.

Số đơn chất là

A. 4B. 3C. 5D. 6

Câu 2. Một chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi và nặng hơn khí hidro 31 lần. Xác định X.

A. CB. Na.C. ND. Ni

Câu 3. Cho kim loại M tạo ra hợp chất MSO4 . Biết phân tử khối là 120. Xác định kim loại M

A. MagieB. ĐồngC. SắtD. Bạc

Câu 4. Cho biết công thức hóa học của nguyên tố X với oxi là: X2O3, công thức hóa học của nguyên tố Y với hiđrô là: YH2. Vậy hợp chất của X và Y có công thức hóa học là:

A. X2Y3.B. X2Y.C. XY3.D. XY.

Câu 5. Hạt nhân được cấu tạo bởi:

A. Nơtron và electron

B. Proton và electron

C. Proton và nơtron

D. Electron

Câu 6. Cho phương trình hóa học sau:

Fe2O3 + ?H2 → 2Fe + 3H2O

Hệ số còn thiếu trong dấu ? để hoàn thành phương trình hóa học trên là:

A. 2B. 3C. 4D. 5

Câu 7. Cho phản ứng: Sắt phản ứng với oxi tạo ra oxit sắt từ.

Phương trình hóa học của phản ứng trên là:

A. 2Fe + O2 → 2FeO

B. Fe + O2 → FeO2

C. 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3

D. 3Fe + 2O2 → Fe3O4

Câu 8. Cho các hợp chất sau SO3, N2O5 hoá trị của S và N trong các hợp chất trên lần lượt là:

A. VI và V.B I và V.C. VI và II.D. IV và III.

Câu 9. Cho hợp chất Alx(OH)3 biết Al hóa trị III. Tìm giá trị của x.

A. 4B. 3C. 2D. 1

Câu 10. Muối ăn có lẫn cát, để tách muối ăn ra khỏi cát em hãy chọn phương pháp thích hợp nhất:

A. Hoà tan- làm bay hơi- lọc.

B. Lọc- làm bay hơi.

C. Chưng cất.

D. Hoà tan - lọc -làm bay hơi.

Câu 11. Cho hỗn hợp các khí sau: H2, CH4, Cl2, O2, NO2. Số cặp chất khí nặng hơn so với không khí là

A. 1B. 2C. 3D. 4

Câu 12. Thành phần phần trăm khối lượng của oxi trong Fe2O3

A. 35%B. 40%C. 30%D. 45%

Phần 2. Tự luận (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Thiết lập phương trình hóa học của các phản ứng hóa học sau:

a) Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O

b) FeI3 → FeI2 + I2

c) NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

d) BaCO3 + HCl → BaCl2 + H2O + CO2

Câu 2. (2 điểm) Dẫn 8,8 gam khí cacbonic CO2 đi qua dung dịch nước vôi trong thu được 10 gam canxi cacbonat CaCO3 và 3,6 gam nước H2O. Biết dung dịch nước vôi trong có bản chất hóa học là dung dịch canxi hidroxit Ca(OH)2.

a) Viết phương trình phản ứng hóa học của phản ứng.

b) Tính khối lượng canxi hidroxit Ca(OH)2 đã phản ứng.

Câu 3. (1,5 điểm) Hãy tính:

a) Số mol của: 3,2 gam SO2; 3,36 lít khí CO2 (đktc)

b) Tính khối lượng của: 2,24 lít khí SO2 (đktc)

c) Tính thể tích (đktc) của: 0,15 mol O2; 0,3 mol CH4

Câu 3. (1,5 điểm)

a) Lập công thức hóa học của hợp chất A biết:

Phân khối của hợp chất là 160 đvC

Trong hợp chất có 70% theo khối lượng sắt, còn lại là oxi.

b) Khử hoàn toàn 16 gam hợp chất A bằng V (lít)  khí H2 (ở đktc). Sau phản ứng thu được chất rắn là kim loại sắt và nước. Tính thể tích khí H2 cần dùng cho phản ứng trên.

(H = 1; O = 16, Fe = 56, S = 32, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, N = 14, C = 12, Ca = 40)

.....................HẾT..................

Đáp án Đề thi học kì 1 hóa 8 năm học 2022 Đề 1

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan

1 C2 B3 A4 A5 C6 B
7 D8 A9 D10 D11 C12 C

Phần 2: Tự luận

Câu 1.

a) 2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

b) 2FeI3 → 2FeI2 + I2

c) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

d) BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + H2O + CO2

Câu 2. 

a) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

b) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

mCO2 + mCa(OH)2 = mCaCO3 + mH2O 

=> mCa(OH)2 = 10 + 3,6 - 8,8  = 4,8 gam

Câu 3.

a)

nSO2 = 3,2; 64 = 0,05 mol

nCO2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol

b)

nSO2 = 2,24;22,4 = 0,1 mol

=> mSO2 = 0,1.64 = 6,4 gam

c)

VO2 = 0,15.22,4 = 3,36 lít

VCH4 = 0,3.22,4 = 6,72 lít

Câu 4. 

Khối lượng mol: MA = 160 gam/mol

Khối lượng mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất:

{m_{Fe}} = \frac{{160.70}}{{100}} = 112gam; {m_O} = \frac{{160(100  -  70)}}{{100}} = 48 gam

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

{n_{Fe}} = \frac{{112}}{{56}} = {2^{}}mol ; {n_O} = \frac{{48}}{{16}} = 3 mol

Trong 1 phân tử hợp chất khí trên có: 2 mol nguyên tử Fe; 3 mol nguyên tử O.

Công thức hóa học của hợp chất trên là Fe2O3

b) Gọi số mol của H2 là x

Số mol của Fe2O3 bằng: nFe2O3 = 16/160 = 0,1 mol

Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O

Theo phương trình: 1 mol         3 mol

Theo đề bài:              0,1 mol       x mol

nH2 = x = 0,1.3/1 = 0,3 mol

VH2 = nH2.22,4 = 0,3.22,4 = 6,72 lít

2. Đề thi hóa 8 học kì 1 năm 2022 - Đề số 2

Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất (0,3đ)

Câu 1. Cho các chất sau đâu là đơn chất hợp chất, phân tử: O2, H2, P2O5, O3, CH4, CH3COOH, Ca, Cl2. Số chất là đơn chất là

A. 3B. 4C. 5D. 6

Câu 2. Một hỗn hợp gồm bột sắt và bột lưu huỳnh. Có thể dùng dụng cụ nào sau đây để tách riêng bột sắt với bột lưu huỳnh

A. Đũa thủy tinhB. Ống nghiệmC. Nam châmD. Phễu

Câu 3. Hợp chất Alx(SO3)3 có phân tử khối là 342 đvC. Giá trị của x là

A. 1B. 2C. 3D. 4

Câu 4. Cho hợp chất của X là XO và Y là Na2Y. Công thức của XY là

A. XYB. X2YC. X3YD. Tất cả đáp án.

Câu 5. Dấu hiệu của phản ứng hóa học

A. Thay đổi màu sắc

B. Tạo chất bay hơi

C. Tạo chất kết tủa

D. Tất cả đáp án

Câu 6. Phương trình đúng là

A. P + O2 → P2O3

B. Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2

C. Zn + 2HCl → H2 + ZnCl2

D. Mg + O2 → MgO

Câu 7. Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng hóa học?

A. Đốt cháy đường

B. Thở hơi thở vào dung dịch nước vôi trong thấy có xuất hiện vẩn đục

C. Đốt cháy cồn tạo thành khí cacbonic và hơi nước

D. Mực hòa tan vào nước

Câu 8. Trong các khí sau, số khí nhẹ hơn không khí là: CO2, H2O, N2, H2, SO2

A. 5B. 4C. 3D. 2

Câu 9. Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau nhờ

A. ElectronB. ProtonC. NơtronD. Tất cả đều đúng

Câu 10. Tính %mK có trong phân tử K2CO3

A. 56, 502%B. 56,52%C. 56,3%D. 56,56%

Phần 2. Tự luận (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Chọn hệ số thích hợp để cân bằng các phản ứng sau:

a) MgCl2 + KOH → Mg(OH)2 + KCl

b) Cu(OH)2 + HCl → CuCl2 + H2O

c) Fe2O3 + 2H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 2H2O

d) NO2 + O2 + H2O → HNO3

Câu 2. (2 điểm)  Hãy cho biết 33,6 lít khí oxi (đktc)

a) Có bao nhiêu mol oxi?

b) Có bao nhiêu phân tử khí oxi?

c) Có khối lượng bao nhiêu gam?

d) Cần phải lấy bao nhiêu gam khí N2 để có số phân tử gấp 4 lần số phân tử có trong 3.2 g khí oxi.

Câu 3. (2 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO.

a) Lập phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng ZnO thu được?

c) Tính khối lượng oxi đã dùng?

Câu 4. (1 điểm) Một hợp chất khí có thành phần % theo khối lượng là 82,35% N và 17,65% H. Xác định công thức hóa học của chất đó. Biết tỉ khối của hợp chất khí với hidro bằng 8,5.

(H = 1; O = 16, Fe = 56, S = 32, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, N = 14, C = 12, Ca = 40)

.....................HẾT..................

Đáp án Đề thi học kì 1 hóa 8 năm học 2022 Đề 2

Phần 1. Trắc nghiệm khách quan

1 C2 C3 B4 A5 D
6 C7 D8 D9 A10 B

Phần 2. Tự luận

Câu 1. 

a) MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl

b) Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

c) Fe2O3 + 2H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 2H2O

d) 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

Câu 2. 

a) nO2 = 33,6/1,5 = 3 mol

b) Số phân tử oxi bằng: 1,5.6,023.1023 = 9,0345.1023 phân tử

c) mO2 = nO2.MO2 = 1,5.32 = 48 gam

d) Số mol oxi có trong 1,6 gam: nO2 = 1,6/32 = 0,05 mol

=> nN2 = 3.0,05 = 0,15 mol

=> mN2 = 0,15.28 = 4,2 gam

Câu 3. 

a) PTHH: 2Zn + O2 → 2ZnO

b) Số mol Zn là: nZn = 13/65 = 0,2mol

PTHH:     2Zn + O2 → 2ZnO

Tỉ lệ PT: 2mol 1mol 2mol

0,2mol ? mol ? mol

Số mol ZnO tạo thành là: nZnO = (0,2.2)/2= 0,2mol

=> Khối lượng ZnO là: mZnO = 0,2 . 81 = 16,2 gam

c) Số mol khí O2 đã dùng là: nO2= (0,2.1)/2 = 0,1mol

=> Khối lượng O2 là: mO2 = n.M = 0,1.32 = 3,2gam

Câu 4.

Khối lượng mol của hợp chất khí bằng: M = d.MH2 = 8,5.2 = 17 (gam/mol)

{m_N} = \frac{{17.82,35}}{{100}} = 14gam; {m_H} = \frac{{17.17,56}}{{100}} = 3 gam

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

{n_N} = \frac{{{m_N}}}{{{M_N}}} = \frac{{14}}{{14}} = {1^{}}mol; {n_H} = \frac{{{m_H}}}{{{M_H}}} = \frac{3}{1} = {3^{^{}}}mol

Trong 1 phân tử hợp chất khí trên có: 1mol nguyên tử N và 3 mol nguyên tử H.

Công thức hóa học của hợp chất trên là NH3

3. Đề thi hóa 8 học kì 1 năm 2022 - Đề số 3

Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất (0,3đ)

Câu 1. Nguyên tử được cấu tạo từ các loại hạt cơ bản nào

A. Nơtron và electronB. Proton và nơtron
C. Electron, nơtron và protonD. Electron và proton

Câu 2. Cặp chất nào sau đây có cùng phân tử khối

A. N2 và CO2B. SO2 và C4H10
C. NO và C2H6D. CO và N2O

Câu 3. Cho hóa trị của S là IV, chọn CTHH đúng trong các CTHH sau:

A. SO2.B. S2O3.C. S2O2.D. SO3.

Câu 4. Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau: KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2. Hệ số cân bằng cho phản ứng trên là

A. 1; 1; 1; 1B. 2; 1; 1; 1
C. 1; 1; 1; 2D. 1; 1; 2; 1

Câu 5. Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng khi nói về định luật bảo toàn khối lượng?

A. Tổng các sản phẩm bằng tổng các chất tham gia.

B. Trong một phản ứng, tổng số phân tử chất tham gia bằng tổng số phân tử chất tạo thành.

C. Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

D. Trong phản ứng hóa học tổng sản phẩm bằng tổng chất tham gia.

Câu 6. Tính phần trăm khối lượng của oxi có trong phân tử KClO3

A. 60, 82%B. 39,18 %C. 39,20%D. 13,06%

Câu 7. Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao lần

A. Nặng hơn không khí 2,2 lần

B. Nhẹ hơn không khí 3 lần

C. Nặng hơn không khí 2,4 lần

D. Nhẹ hơn không khí 2 lần

Câu 8. Xác định hóa trị của C trong các hợp chất sau: CO, CH4, CO2

A. II, IV, IVB. II, III, V
C. III, V, IVD. I, II, III

Câu 9. Hòa tan magie oxit vào dung dịch axit sunfuric được magie sunfat và nước. Phương trình hóa học của phản ứng trên.

A. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2O

B. MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

C. MgO + H2SO4 → Mg(SO4)2 + H2O

D. MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2

Câu 9. Cho dãy chất hóa học sau: O2, N2, SO2, K, NaOH, HCl, Cl2, KMnO4, CO2. Số chất thuộc đơn chất là

A. 2B. 3C. 4D. 5

Câu 10. Muốn thu khí NO vào bình ta phải

A. Đặt đứng bình

B. Đặt úp bình

C. Cách nào cũng được

D. Lúc đầu để đứng bình rồi chuyển sang để ngang bình

Phần 2. Tự luận 

Câu 1. Thiết lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

a) Al2O3 + HNO3 → Al(NO3)3 + H2O

b) Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + NaOH

c) Fe3O4 + CO → Fe + CO2

Câu 2. Khi nung nóng quặng đồng malachite, chất này bị phân hủy thành đồng II oxit CuO, hơi nước và khí cacbonic.

a) Tính khối lượng của khí cacbonic sinh ra nếu khối lượng malachite mang nung là 2,22g, thu được 1,60 g đồng II oxit và 0,18 g nước.

b) Nếu lấy 1,6 g đồng II oxit cho tác dụng hết với axit HCl thu được bao nhiêu gam muối đồng clorua.

Câu 3. Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 36,5 g dung dịch HCl, kết thúc phản ứng thu được m gam muối clorua tương ứng, và có khí thoát ra.

a) Viết phương trình phản ứng hóa học

b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

c) Tính thể tích khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn.

(H = 1; O = 16, Fe = 56, S = 32, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, N = 14, C = 12, Ca = 40)

.....................HẾT..................

Đáp án Đề thi học kì 1 hóa 8 năm học 2022 Đề 3

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan

1C2C3A4B5C
6B7A8B9D10A

Phần 2: Tự luận

Câu 1.

a) Al2O3 + 6HNO3 → 2Al(NO3)3 + 3H2O

b) Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH

c) Fe3O4 + 4CO → 3Fe + 4CO2

Câu 2. 

a) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

m quặng = m đồng (II) oxit + m hơi nước + m khí cacbonic

m quặng = 2,22 +1,60 + 0,18 = 4 gam

b) nCuO = 1,6/80 = 0,02 mol

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Theo phương trình: 1 mol        →     1 mol

Theo đầu bài :        0,02 mol     → 0,02 mol

nCuCl2 = 0,02 mol => mCuCl2 = 0,02 . 135 = 2,7 gam

Câu 3. 

nZn = 6,5/65 = 0,1 mol; nHCl = 3,36/36,5 = 0,1 mol

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Theo phương trình: 1 mol  2 mol     1 mol   1 mol

Theo đầu bài :        0,1 mol 0,1 mol   0,05 mol

Xét tỉ lệ: 0,1/1 > 0,1/2  → Zn dư, Khối lượng các chất tính theo lượng HCl

b) Khối lượng muối bằng: mZnCl2 = 0,05.136 = 6,8 gam

c) Số mol của H2 bằng: nH2 = 1/2nHCl = 0,05 mol

VH2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít

4. Đề thi hóa 8 học kì 1 năm 2022 - Đề số 4

Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất (0,3đ)

Câu 1. Hạt nhân được cấu tạo bởi:

A. Notron và electron

B. Proton và electron

C. Proton và nơtron

D. Electron

Câu 2. Chất nào dưới đây là đơn chất?

A. Muối ăn

B. Khí oxi

C. Đường

D. Axit sunfuric

Câu 3. Trong P2O5, P hóa trị mấy

A. I

B. II

C. IV

D. V

Câu 4. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học?

A. Nước đun sôi để vào ngăn đá tủ lạnh, sau đó thấy nước đông cứng

B. Hòa tan một ít vôi sống vào nước

C. Sáng sớm thấy sương mù

D. Mở chai nước giải khát thấy bọt khí thoát ra

Câu 5. Khí nitơ tác dụng với khi hidro tạo thành khí amoniac NH3. Phương trình hóa học của phản ứng trên là:

A. N + 3H → NH3

B. N2 + 6H → 2NH3

C. N2 + 3H2 → 2NH3

D. N2 + H2 → NH3

Câu 6. Từ công thức hóa học Fe(NO3)2 cho biết ý nghĩa nào đúng?

(1) Hợp chất do 3 nguyên tố Fe, N, O tạo nên

(2) Hợp chất do 3 nguyên tử Fe, N, O tạo nên

(3) Có 1 nguyên tử Fe, 2 nguyên tử N và 3 nguyên tử O

(4) Phân tử khối bằng: 56 + 14.2 + 16.6 = 180 đvC

A. (1), (3), (4)

B. (2), (4)

C. (1), (4)

D. (2), (3), (4)

Câu 7. Hòa tan 3,6 gam Mg vào 10,95 gam axit clohidric HCl thu được magie clorua MgCl2 và 0,6 g H2. Tính khối lượng của magie clorua?

A. 13,95 gam

B. 27,9 gam

C. 14,5 gam

D. 9,67 gam

Câu 8. Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao lần

A. Nặng hơn không khí 2,2 lần

B. Nhẹ hơn không khí 3 lần

C. Nặng hơn không khí 2,4 lần

D. Nhẹ hơn không khí 2 lần

Câu 9. Tính %mK có trong phân tử K2CO3

A. 56, 502%

B. 56,52%

C. 56,3%

D. 56,56%

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng về phản ứng hóa học?

A. Phản ứng hóa học xảy ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử

B. Khi phản ứng hóa học xảy ra, lượng chất tham gia tăng dần theo thời gian phản ứng.

C. Một số phản ứng hóa học cần xúc tác để phản ứng xảy ra nhanh hơn.

D. Chất kết tủa hoặc chất khí bay lên là dấu hiệu thể hiện phản ứng hóa học xảy ra.

Phần 2. Tự luận (7 điểm)

Câu 1. Chọn hệ số thích hợp để cân bằng các phản ứng sau:

1) FeO + HCl → FeCl2 + H2O

2) Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O

3) Cu(NO3)2 + NaOH → Cu(OH)2 + NaNO3

4) P + O2 → P2O5

Câu 2. Hãy tính:

a) Số mol CO2 có trong 11g khí CO2 (đktc)

b) Số gam của 2,24 lít khí SO2 (đktc)

c) Số gam của của 0,1 mol KClO3

d)Thể tích (đktc) của 9.1023 phân tử khí H2

Câu 3. Một hợp chất X của S và O có tỉ khối đối với không khí là 2,207

a) Tính MX

b) Tìm công thức hóa học của hợp chất X biết nguyên tố S chiếm 50% khối lượng.

Câu 4. Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra khí sunfurơ (SO2). Phương trình hoá học của phản ứng là S + O2 → SO2. Hãy cho biết:

a) Những chất tham gia và tạo thành trong phản ứng trên, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? Vì sao?

b) Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1,5 mol nguyên tử lưu huỳnh.

c) Khí sunfurơ nặng hay nhẹ hơn không khí?

.......................Hết.........................

Để xem và tải trọn bộ đề thi hóa 8 học kì 1 năm 2022 mời các bạn ấn link TẢI VỀ miễn phí bên dưới.

.....................

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
6 8.654
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 8

    Xem thêm