Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận nói về vấn đề bỏ học đi chơi điện tử

Văn mẫu lớp 8: Nghị luận nói về vấn đề bỏ học đi chơi điện tử được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các em học sinh và phụ huynh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Nghị luận vấn đề bỏ học đi chơi điện tử mẫu 1

Mạng lưới công nghệ thông tin phủ sóng sắp toàn cầu tạo nên nhiều cơ hội phát triển cho mỗi quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng xuất hiện không ít thách thức cho thế hệ trẻ. Công nghệ thông tin phát triển, kéo theo các trò chơi điện tử ngày càng tràn lan. Đây cũng là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay.

Trò chơi điện tử thực ra chỉ là những trò chơi mang tính chất giải trí, thư giãn, giảm stress sau mỗi ngày học tập và làm việc vất vả. Đó là thú vui tiêu khiển được thiết lập trên mạng xã hội, chỉ cần có tài khoản đăng nhập là có thể chơi bất cứ trò gì mà mình muốn.

Tuy nhiên hiện nay nhiều bạn trẻ đã biến trò chơi điện tử mang tính chất giải trí thành “kẻ gây nghiện” và ngốn rất nhiều thời gian, tiền bạc của chính bản thân mình. Khi trò chơi điện tử đã không giữ được tính chất ban đầu thì chắc chắn rằng nó để lại nhiều hậu quả tai hại.

Trò chơi điện tử trong những năm qua đối với giới trẻ đã trở thành thú vui tiêu khiển có sức hút lớn. Trò chơi điện tử có trên điện thoại, máy tính, ipad…và hấp dẫn đối với nhiều bạn học sinh, sinh viên. Nếu những trò chơi này được sử dụng với mục đích lành mạnh thì nó sẽ giúp cho đầu óc được minh mẫn và giải tỏa được căng thẳng. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng mục đích thì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng nghiện và khó có thể bỏ được.

Hiện nay trò chơi điện tử đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của rất nhiều bạn học sinh sau mỗi giờ tan tầm. Các quán net mọc lên như nấm trên mỗi con phố, san sát nhau khiến cho nhiều bạn học sinh không thể cưỡng lại được.

Một khi đã sa vào trò chơi điện tử mà không biết kiềm chế thì sẽ phải chịu nhiều hậu quả không đáng có. Hầu hết đó là những bạn đã nghiện và không tìm được cách thoát ra. Trò chơi online sẽ lấy đi không ít thời gian, tiền bạc và cả sức khỏe của bạn. Việc học tập bị lơ đãng, thầy cô giáo phạt cảnh cáo rất nhiều lần, tiền bạc đổ vào trò chơi điện tử quá nhiều và sức khỏe suy giảm do cày game cả ngày và đêm. Đây là tình trạng vẫn thường thấy ở nhiều bạn học sinh, sinh viên.

Hậu quả mà các bạn tự nhận lấy sẽ khiến cho những người xung quanh đau lòng. Bạn Nguyễn Văn An đang là sinh viên năm cuối trường đại học Y, nhưng vì mải mê chơi game, bỏ bê việc học, đồ án tốt nghiệp dở dang. Hậu quả mà bạn ấy nhận được chính là việc bảo lưu kết quả học 1 năm. Vậy là ước mơ của bạn lại bị dang dở giữa chừng chỉ vì trò chơi điện tử tai hại.

Tuy nhiên chúng ta vẫn nhận thấy trò chơi điện tử luôn có hai mặt của nó. Chúng ta không chỉ nhìn vào những bạn sa vào và không bước chân ra khỏi nó, đánh mất bản thân mình mà nói nó hoàn toàn xấu. Trò chơi điện tử vẫn có những tác dụng nhất định như làm cho tinh thần thoải mái, thư giãn hơn…

Để trò chơi điện tử đúng như tên gọi của nó, giữ gìn được nét trong sáng nhất thì ý thức của những người chơi phải trong sáng, chơi có chừng mực, chơi biết điểm dừng thì bạn sẽ biến nó trở thành người bạn tuyệt vời giải trí hằng ngày.

Như vậy để trò chơi điện tử lành mạnh hơn trong cuộc sống thì mỗi người cần có nhận thức đúng đắn hơn, để biến nó thành một trong những công cụ giải tỏa mọi ưu phiền do áp lực gây ra.

Nghị luận vấn đề bỏ học đi chơi điện tử mẫu 2

Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, mở rộng giao lưu với các nước phát triển nên việc tiếp cận với máy tính, với công nghệ thông tin là thiết yếu. Tuy vậy, nó cũng có mặt hạn chế: sự sa đà, nghiện ngập trò chơi điện tử gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đạo đức của con người, kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Ham chơi trò chơi điện tử là một hiện tượng phổ biến trong giới học sinh hiện giờ. Do sức hấp dẫn của trò chơi mà các bạn học sinh chểnh mảng học hành và có thể dẫn đến các vi phạm khác. Trong một số báo cáo gần đây của tờ An ninh Thủ đô cũng như các tờ báo điện tử có nhắc đến trường hợp một em học sinh nam do chơi các trò chơi điện tử quá nhiều, nhất là các trò chơi điện tử bạo lực, đã giết chết mẹ nuôi của mình chỉ để lấy tiền đi chơi điện tử. Sự việc đó khiến ai cũng phải giật mình. Học sinh nghiện chơi điện tử nên nhân đó mà các hàng Internet mọc lên như nấm và có khi còn trở thành một nghề mà thu nhập tương đối khá. Một số hàng Internet lẩn khuất vào những ngõ sâu để che mặt phụ huynh. Một số hàng còn sử dụng những thủ thuật tinh vi để bao che cho những “khách hàng ruột”. Cứ một trò chơi nào mới ra thì lập tức các băng rôn quảng cáo được căng lên, rực rỡ và bắt mắt. Càng ngày, tỷ lệ học sinh chốn đi chơi điện tử ngày càng tăng.

Tuy vậy, những trò chơi điện tử cũng có những lợi ích nhất định. Đó là trò chơi để giải trí sau những giờ học căng thẳng, là nơi để bạn bè giao lưu, trò chuyện với nhau. Nhưng những lợi ích đó thực sự phát huy đúng cách khi người chơi biết kiềm chế và chơi một cách hợp lý.

Trò chơi điện tử khi không được chơi đúng cách sẽ dẫn đến vô vàn các tác hại. Ham chơi, lười học khiến học sinh học hành ngày càng giảm sút. Chơi quá nhiều, dán mắt vào màn hình hàng tiếng đồng hồ làm cho mắt đau nhức gây ra cận thị và ức chế thần kinh, thiếu ngủ gây ra đau đầu. Không chỉ vậy, khoa học đã chứng minh sóng từ từ máy vi tính gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não, khiến trẻ em học kém đi và có thể mắc chứng đần độn. Chính vì vậy mà trò chơi điện tử đang đe dọa đến sức khỏe của các “game thủ”. Nghiêm trọng hơn, chơi điện tử quá nhiều gây lãng phí tiền của bố mẹ. Thiếu tiền, người chơi sinh ra những tệ nạn xã hội như ăn trộm, ăn cắp và những sai lầm khác. Cha mẹ không còn nắm quyền quản lý con nữa mà chuyển cả vào tay chủ hang Internet. Cha mẹ không yên tâm làm việc mà phải đi trả nợ cho con, đi tìm con ở khắp các hang quán.

Vậy lý do tại sao mà học sinh ham chơi điện tử quá như vậy? Thứ nhất là do các trò chơi quá hấp dẫn với đồ họa đẹp, bắt mắt, những băng rôn quảng cáo rực rỡ. Không chỉ vậy, các nhà sản xuất đánh vào tâm lý trẻ con thích tìm tòi, khám phá những cái mới nên các trò chơi vô cùng phong phú, đa dạng: đánh nhau có, những trò chơi như nấu ăn, nuôi thú, làm vườn cũng có, đá bóng có, bóng rổ có,…Vì không có sân chơi nên các bạn học sinh đã tìm đến quán Internet và trò chơi điện tử. Sau những giờ học căng thẳng, học sinh rất cần được giải trí. Nhưng sân chơi cho học sinh quá ít hoặc quá nhỏ. Muốn đá bóng hay chơi bóng rổ, các bạn phải thuê sân với giá không rẻ chút nào. Vậy nên tất nhiên họ sẽ chọn trò chơi điện tử với giá chỉ ba đến bốn nghìn đồng một giờ. Cũng không thể không nói đến trách nhiệm của các bậc phụ huynh. Phụ huynh ngày ngày vẫn cho con mình mà không quản lí, không theo dõi sát sao, để con tiêu tiền phung phí vào những thứ không cần thiết. Các bậc cha mẹ cũng nên trò chuyện với con để nắm bắt được tâm lí con trẻ và đưa ra cho con những lời khuyên đúng đắn.

Trước những tác hại to lớn của trò chơi điện tử, ta cần đề ra những biện pháp hiệu quả. Bố mẹ, nhà trường cần quản lí con em, ngăn chặn kịp thời các hành vi sai trái. Không những vậy, những khu vui chơi cho trẻ em cần được xây dựng nhiều hơn, tạo cho trẻ em có cơ hội giải trí, hoạt động, phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Các cơ quan có thẩm quyền cần quản lí nghiêm ngặt và xử phạt nặng các hàng Internet hoạt động không đúng pháp luật. Quan trọng hơn chính là bản thân học sinh cần tự ý thức được việc chơi điện tử chỉ để giải trí và giải trí trong thời gian hợp lí, không được làm ảnh hưởng đến việc học tập. Chính học sinh phải nắm được nguyên nhân tác hại của trò chơi điện tử để sắp xếp thời gian biểu hợp lí; vừa có thể học tập tốt, vừa có thể giải trí.

Trong thực tế cuộc sống hiện nay và xung quanh em có rất nhiều bạn mải chơi điện tử mà xao nhãng học tập và còn vi phạm những sai lầm khác. Điều này trở thành một vấn đề nan giải đòi hỏi sự can thiệp của gia đình và còn của pháp luật nữa. Tiếp xúc với máy tính, với công nghệ thông tin là tốt nhưng cần học những điều tốt, tránh sa vào nghiện ngập trò chơi điện tử.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Nghị luận nói về vấn đề bỏ học đi chơi điện tử cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 8 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 8 và biết cách soạn bài lớp 8 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm